,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
1093064
Âm thanh của một thời đã xa
1
Article
null
,

Âm thanh của một thời đã xa

Cập nhật lúc 00:06, Thứ Hai, 04/08/2008 (GMT+7)
,

(Blog Việt) - Từ hôm ông nội xuống ở với mình, đêm nào ông cũng bảo mở đài cho ông nghe. Mình hỏi, ông nặng tai thế có nghe đài nói gì không? Ông bảo, nghe không rõ nhưng có nó thấy vui, không có buồn lắm.

Vậy đó, với người già đài tiếng nói đã trở nên một cái gì đó quá đỗi thân quen không thể thiếu được, và cái radio dù cũ kỹ, thậm chí hen rỉ cũng là vật bất khả ly thân.

Có lẽ, nếu không có ông nội, không biết đến bao giờ tôi mới được nghe lại tiếng ọt ẹt, rè rè được phát ra từ cái radio cũ mèm ấy.

Hình ảnh: tác giả bài viết gửi

Nhớ cái ngày còn nhỏ… khi ấy còn chưa có điện cao thế, cả khu tập thể nông trường có mỗi cái bóng tròn le lói đục ngầu lấy từ nguồn điện máy nổ. Đêm đêm hàng mấy chục người ngồi quanh bếp lửa vừa sưởi ấm vừa chăm chú nghe đài. Ấm nước chè xanh đặc giúp xua đuổi cơn buồn ngủ, lâu lâu mấy đứa nhỏ ăn khoai lang nướng đánh rắm ầm ầm nghe đến vui tai. Thời đó văn hóa giải trí chỉ có mỗi Đài Tiếng nói Việt Nam nên chương trình gì cũng chăm chú nghe dù nó dành cho người lớn, kẻ nhỏ, ông già hay em bé. Tiếng hát thanh niên, cựu chiến binh vui kể, ca nhạc theo yêu cầu, thông tin thời sự trong nước ngoài nước, cải lương, chuyện kể đêm khuya… Cứ ngồi như vậy, kẻ rít thuốc lào, người nhai trầu bỏm bẻm, kẻ gật gà ngủ, người đập muỗi bem bép… cho đến khi hết chương trình chỉ còn tiếng rè rè như hạt mè ti vi thì kéo nhau đi về.

Sáng sớm, nghe câu “Đây là đài tiếng nói Việt Nam, được phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” sang sảng trên loa thiếc đầu cổng ra công trường là lũ lượt í ới gọi nhau dậy.

Người lớn vác cuốc, lái máy cày ra công trường, còn bọn nhỏ như tôi thì tranh dành lấy mấy cái đài. Ác liệt đến nỗi, nhiều cái bị văng cả nút điều khiển, móp cả lưới bảo vệ loa. Mà cái thời còn hàng Liên Xô ấy, cái gì cũng to đùng… Cái radio cũng bằng cái laptop hạng nhỏ bây giờ. Toàn bằng sắt nặng trình trịch, nút điều chỉnh thì thô kệch.. được mỗi cái loa… đầu trên mở đầu dưới nghe cứ oang oác.

Đôi lúc nhớ lại rồi nghĩ vẩn vơ… nếu cái hồi còn ăn cơm tập thể, thắp đèn dầu ấy mà không có mấy cái đài chắc đêm buồn thảm và dài lê thê…

Bây giờ cuộc sống đã khá hơn, đầy đủ tiện nghi, cũng như nhiều thứ khác bị rơi vào quên

Hình ảnh: tác giả bài viết gửi
lãng, thói quen nghe đài phát thanh trên radio cũng dần dần lãng quên.

Đâu đó, còn những ông bà già nặng tai mò mẫm trên cái phím dò. Hay ở các thôn quê, đài phát thanh phát ngày hai lần, đôi chỗ âm được âm mất. Ngay đến thế hệ như tôi, sắm “dế” xịn có cả radio FM mà chả mấy ai chịu nghe.

Trong kỷ nguyên số này, thông tin nhanh như vũ bão, chỉ cần click chuột là thế giới hiện ra trước mắt từ vụ hở “hàng” của ngôi sao nọ, đến chuyện chăn gối của kẻ nổi tiếng kia... Hơi đâu giới trẻ ngồi bật radio nghe tiếng mấy cô phát thanh viên trên sóng phát thanh?

Cũng chả biết trách ai, nó phải thế. Biết sao giờ.

Còn không… chỉ biết chép miệng… âu cũng là âm thanh của một thời đã xa.

Gửi từ Blog Bi Kính Lúp

Về tác giả Blog Bi Kính Lúp: Vui tính một chút, hoà đồng một chút, tình cảm một chút và nỗi loạn một chút...

  • Cảm nhận và những điều muốn sẻ chia mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc email bài viết, đường link blog về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn

Ho ten: Diệu Thu
Dia chi: Blog August - Pink
Email: phamdieuthuktdt@yahoo.com
Tieu de: Nhớ một thời...
Noi dung: Câu chuyện của bạn khiến tôi nhớ đến chiếc đài của bố tôi. Chiếc đài to bằng đúng quyển vở ôly của học sinh cấp I. Cũ kỹ thôi nhưng có biết bao kỷ niệm gắn với chiếc đài đó. Ngày đó, bố tôi đóng quân ở trung tâm Hà Nội, tôi thì theo mẹ đi công tác tại một huyện ngoại thành ở Hà Nội. Tôi đã lớn lên cùng chiếc đài đó. Và tôi rất thích nghe tiếng rè rè, xoẹt xoẹt mỗi lần bố tôi rò kênh. Tôi nhớ nhất là những chương trình như “Chuyện cảnh giác”, “Sân khấu”, “Khắp nơi ca hát”, “Chuyện kể đêm khuya”, “Phát thanh quân đội”…Tôi thích nghe những tiếng nhạc hiệu của chương trình, thích nhất là nghe nhạc hiệu lúc 6h30 – phát thanh quân đội, nghe là thấy nhớ bố vô cùng. Một tuần, một lần, bố lại phóng xe đạp về thăm hai mẹ con. Hoặc hai mẹ con lại đi tàu hỏa về Hà Nội để thăm bố. Vào đơn vị bố, lại thấy bố có một chiếc đài bé xíu nữa. Ngày đó, có được cái đài là tôi thấy “oách” lắm rồi, nói gì tivi (dù là tivi đen trắng), nói gì đến tivi màu, đầu kỹ thuật số, truyền hình cáp… Giờ, tôi vẫn thường nghe đài, nhưng không phải cái đài ngày xưa của bố. Nó đã bị hỏng và được bố tôi cất giữ cẩn thận. Cứ đến tầm hơn 19h là tôi lại bật đài nghe chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu” của Đài Phát thanh Hà Nội. Chỉ tiếc là không phải đài dùng pin mà là catsset nên hôm nào mất điện thì tôi cũng… mất…. nghe luôn. Cảm ơn bài viết của bạn! Chúc bạn sẽ có nhiều bài viết thật hay nữa nhé!
 

Ho ten: Vy
Noi dung: Với tớ, điều bạn nói đang hiện hữu hàng ngày. Ở nhà thì tớ hay nghe buổi tối. Còn lên xe, thỉnh thoảng tớ mới mở nhạc còn toàn nghe Radio. (Mà không phải nghe Xone FM đâu nhé, hay tớ là người không hiện đại?)

Ho ten: bích trâm
Dia chi: biên hoà đồng nai
Email: bupbethantien004@yahoo.com
Tieu de: radio buồn
Noi dung: những lời bạn nói tâm sự về cái radio nghe cứ thấy hay hay.cũng giống như mình tuy là thời đại nào rồi nhưng phòng trọ tớ vẫn còn cái radio đó.Mỗi lần có"quà tặng âm nhạc"là tranh nhau nghe đài.vui lắm,thích nhất là giây phút cãi nhau về thời gian có chương trình hay.bà tớ cũng có một cái.được gọi la gia tài của bà tớ đó.ai mà đụng vào là bị chửi ngay.tuy thời đại công nghệ nhưng radio vẫn giữ vai trò quan trọng đúng ko các bạn.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,