Quang gánh - cuộc đời
(Kết nối Blog) - Tuổi thơ của Gã khùng gắn liền với quang gánh trĩu nặng đôi vai của Mẹ. Năm tháng trôi qua, cùng với đôi quang gánh, Mẹ đã chắp cánh cho Gã từ những ước mơ đầu đời cho đến những giấc mơ bay cao như bây giờ. Nhờ quang gánh nhọc nhằn của Mẹ ngày xưa mà Gã mới có được như ngày hôm nay. Thương lắm quang gánh Mẹ ngày xưa...Đêm nay, trên đường về nhà, nhìn những gánh hàng rong chơi vơi trên phố, lòng gã dâng lên nhiều cảm xúc khó tả. Một chút buồn, một chút chua xót, một chút chạnh lòng khi nghĩ về quãng đường mai này của những người bán hàng rong...
Mỗi ngày của người bán hàng rong...
Từ sáng sớm tới đêm khuya, những gánh hàng rong đi qua khắp những phố phường Sài Gòn, len lỏi qua từng con phố nhỏ, hẻm sâu. Trên đôi quang gánh cũ kỹ là những quá táo vàng ươm trong chiều nắng hạ, là những gói xôi thơm lành, ấm nóng trong đêm về khuya, là cả những ly chè ngọt mát giữa trưa nắng chang chang, là cả mùa thu dịu êm ẩn trong đóa cúc vàng rực vào mỗi sớm mai, là những bông hồng tỏa mùi thơm buổi sáng xuân thanh khiết… Nhưng cũng trong quang gánh hàng rong ấy là cả sự cơ cực của một đời người. Họ phải dậy từ sáng sớm tinh mơ, tất tả rời nhà cho một ngày mưu sinh mới. Và khi thành phố rơi vào giấc ngủ đêm, thì họ mới lê những bước chân mệt nhoài lầm lủi cô đơn trở về nhà... Cuộc sống của họ là thế, nhưng đó là sự sống còn của cả một gia đình.
Buổi đêm Sài Gòn thức khuya, sẽ nghe thấy tiếng rao hàng dài suốt con phố nhỏ, những tiếng rao thẳm sâu, như chìm mãi vào bóng đêm cô độc, miệt mài… Những tiếng rao như vẽ vào đêm dáng gầy gò của người mẹ trên đôi quang gánh. Mỗi bước chân của người bán hàng rong là cả nỗi nhọc nhằn, chứa đựng cả tình yêu thương âm thầm, bền bỉ dành cho những người thương yêu trong gia đình mình...
Hình ảnh: ChitXinh |
Họ là ai?
Những người dân nghèo trong từng con hẻm sâu với những mái nhà tạm bợ...
Những người từ khắp các miền quê mà đất khô cằn, nghèo khó. Họ lam lũ, hồn hậu như thế cần và đáng được nhận những ánh mắt trân trọng từ những cư dân của thành phố này - thành phố vốn thấm đậm tình nghĩa đồng bào...Khắp các con ngõ, góc đường Sài Gòn, đâu cũng gặp những cảnh đời thúng mủng, quang gánh bán rong. Rất nhiều, rất nhiều các bà, các chị ở nông thôn, tỉnh xa buộc phải chấp nhận cuộc sống xa chồng con, dạt lên Sài Gòn buôn thúng bán bưng vì làm ruộng nơi quê nhà giờ không đủ sống, giờ không đủ trang trải chi phí học hành của con trẻ. Ngoài nỗi vất vả mưu sinh, họ còn phải chống chọi với bao hiểm nguy, cạm bẫy: gặp cướp, gặp bọn nghiện hút, gặp kẻ háo sắc, và cả nỗi lo bị phạt khi bán trên đường cấm...Vượt qua những gian khổ khó khăn đó, trong họ là cả cuộc sống của gia đình, là những ước mơ đổi đời cho con của mình...
Ai cũng biết, với một đô thị văn minh, không ai muốn xuất hiện những hình ảnh gồng gánh của đội ngũ những người bán hàng rong, xe ba gác tự chế..., nhưng bức tranh phố phường cũng sẽ thật đơn điệu nếu vắng đi tiếng rao, tiếng gõ “lốc... cốc”, “lách... cách” của những người bán hủ tíu dạo, bán bắp luộc, khoai nướng... hàng đêm... Điều quan trọng hơn cả, là trước khi muốn người dân ý thức bảo vệ sức khoẻ, môi trường và nếp sống văn minh đô thị ở một môi trường, đã trở thành quen thuộc như lẽ sống của họ trong một thành phố như Sài Gòn, vốn là miền đất ngược xuôi để tìm kiếm hạnh phúc của rất nhiều người dân ngoại tỉnh, thì trước hết, điều cần quan tâm là những người bán hàng rong sẽ sống bằng cái gì? Cần giúp họ sống thế nào đây khi môi trường kiếm sống chính đáng của họ không còn? Những hỗ trợ kịp thời dành cho họ là việc nên làm và phải làm.
Nhiều gia đình nghèo rồi sẽ ra sao, bấu víu vào đâu, và sẽ thay thế công việc hàng ngày của mình như thế nào khi bỏ gánh hàng rong? Thiết nghĩ đó là những câu hỏi cần đặt ra để tìm câu trả lời cho mâm cơm người nghèo. Những tác động lớn này đến một bộ phận không nhỏ người dân nghèo cần phải được quan tâm. Mong rằng sớm có những quyết sách đúng để đáp ứng yêu cầu chính đáng của người nghèo. Đó không chỉ là trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm đạo lý với người dân.
Hình ảnh: Hà Thành - Nguyễn Trần Đức Anh |
Với gã, quang gánh cuộc đời của Mẹ mãi đi vào trong tâm trí. Nó là bài học hy sinh không ngừng nghỉ cho các thế hệ con cháu sau này.
Đêm dần trôi...
Bên đường vẫn còn những đôi quang gánh chơ vơ buồn...
Mai này nếu không còn gánh hàng rong...Giấc mơ của những đứa trẻ nghèo sẽ trôi về đâu?
Về đâu khi quang gánh của mẹ không còn...
Quang gánh hàng rong. Quang gánh cuộc đời, sao nghe đến buốt lòng....!
Trần Cường
- Cảm nhận và những điều muốn sẻ chia mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc gửi bài viết, đường link blog về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn
Ho ten: Su_a
Dia chi: Quảng Ninh
Email: lethilinhthuy4@gmail.com
Tieu de: Về đâu?
Noi dung: Về đâu những gánh hàng rong của mẹ tảo tần nuôi con khôn lớn?Về đâu để thấy nụ cười của mẹ khi bán hết hàng.hay những giọt mắt tủi hờn khi mẹ nghĩ về những đứa con ???Về đâu để con thấy dáng mẹ hao gầy mong manh như sương khói?Con thương mẹ cả đời tần tảo để nuôi con ăn học thành người.Con thương mẹ những ngày nắng gắt đổ mồ hôi,những ngày mưa phùn gió bấc,những ngày rét đến tê tái tâm hồn...
Ho ten: Trần Thị Lý
Dia chi: Phú Nhuận - TP Hồ Chí Minh
Email: mdleechen@yahoo.com.vn
Tieu de: Rưng rưng...
Noi dung: Tôi rưng rưng khi đọc bài viết này, vì cũng với chiếc quang gánh hàng rong năm nào, mẹ đã tảo tần sớm hôm để cho tôi được ăn học nên người như ngày hôm nay. Đêm say một giấc bình an, Mấy ai thương xót gánh hàng bán rong? Vai gầy trĩu nặng long đong, Đôi chân rời rã, đói lòng, chiếu manh… * Thèm sao bát phở ngon lành, Ngẫm đi ngẫm lại thôi…, đành bước đi, Ăn rồi cạn vốn có khi, Những đêm ế ẩm, còn gì cho con…? * Thân ta dẫu có mỏi mòn, Vẫn mong con trẻ sẽ còn tương lai, Đổi đời giấc mộng ngày mai, Hết cơn bỉ cực, thái lai mãn đời…
Ho ten: Mai Hoa
Dia chi: Hà Nội
Email: maihoa.enet@yahoo.com.cn
Tieu de: Buồn!
Noi dung: Bài viết hay và đi sâu vào lòng độc giả... Cuộc sống ồn ảo ở đô thị không thể nào thiều những gánh hàng rong... Đã xa cái đất Sài thành mấy năm rồi nhưng đọc bài viết, mọi cảnh vật như đang hiện ra truốc mắt... Nhớ cái lần đi chơi về muộn, đói lắm... Và nghe tiếng gõ...." lốc cốc...." mừng quá, lại đuwọc ăn món mì gõ rồi - cái món mà mình rất thích... Nó đơn giản nhưng mà ngon, ăn ít nhưng nhớ rất lâu...Nhớ lắm Sài Gòn!!
Ho ten: Tuấn Linh
Dia chi: Hà Nội
Noi dung: Tôi ủng hộ chủ trương của thành phố Hà Nội. Muốn văn minh thì phải làm mạnh tay và kiên quyết với hàng rong, đừng ru ngủ bằng những tư duy như Gã Khùng kia. Chính quyền phải có giải pháp quy hoạch chỗ buôn bán để người nghèo vẫn có thể sống được bằng nghề của mình những vẫn giữ được kỷ cương văn minh đô thị!
Ho ten: Nguyễn Châu Hòai
Email: c.hoai@yahoo.com
Tieu de: Thân phận người nghèo
Noi dung: Đời mẹ nghèo còng lưng gánh nặng Mong đàn con vai thẳng mà đi... Đọc nhiều bài của anh, những bài về tình yêu, cuộc sống. Hôm nay được đọc một bài viết về những người bán hàng rong-những người mẹ cuộc đời một nắng hai sương làm cho em thật sự xúc động. Cuộc sống dẫu mong rằng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, càng không có những người nghèo chạy chợ mỗi ngày...nhưng bất thình lình phương tiện và công việc mưu sinh bị dừng lại thì họ sẽ ra sao? Thân phận những đứa con được lớn lên bằng chính gánh hàng rong của mẹ sẽ như thế nào? Bài viết gợi cho em nhiều suy nghĩ về cuộc sống và thân phận người nghèo. Đọc mà cứ thấy một nỗi buồn ray rứt. Câu hỏi về tương lai những đứa trẻ cứ xóay vào trong suy nghỉ của em. Giá như mình có tể làm một điều gì đó cho những người nghèo. Em tìm thấy được sự đồng cảm và chia sẻ sâu sắc trong bài viết của anh. giá như...xã hội và mọi người làm được gì cho những đứa trẻ nghèo vươn lên trong cuộc sống...
Ho ten: Idol
Email: odaiidol@yahoo.com
Tieu de: Đồng cảm
Noi dung: Bài viết gợi cho em nhớ về thời thơ ấu nhọc nhằn của gia đình mình. Ngày xưa bố mẹ em cũng phải tần tảo sớm hôm để nuôi chị em em. Những nhọc nhằn của mẹ qua nhiều năm tháng, những giọt mồ hôi của cha theo từng ngày. Đó là những ký ức tuy khó khăn nhưng mãi mãi đi vào trong tâm tưởng và nhắc nhở em phải luôn sống tốt. Bài viết của anh có sự đồng cảm lạ lùng với người nghèo. Em nghĩ anh cũng tuừng trải qua thời gian khó như thế, chỉ có mình rơi vào hòan cảnh thì mình mới hiểu thế nào là nỗi khổ của người nghèo phải không anh. Đọc đọan cuối mà lòng em thật sự xúc động. "Đêm dần trôi... Bên đường vẫn còn những đôi quang gánh chơ vơ buồn... Mai này nếu không còn gánh hàng rong...Giấc mơ của những đứa trẻ nghèo sẽ trôi về đâu? Về đâu khi quang gánh của mẹ không còn... Quang gánh hàng rong. Quang gánh cuộc đời, sao nghe đến buốt lòng....!" Một câu hỏi sao cứ xóay vào trong suy nghĩ.
Ho ten: Diệu Thu
Dia chi: Blog August - Pink
Email: phamdieuthuktdt@yahoo.com
Noi dung: Như mọi lần, sáng nay, tôi lại đi qua con đường đó – phố Thái Hà, nhưng không còn thấy những hàng cơm nắm như mọi ngày, bỗng thấy xao xuyến lạ thường. Phải rồi, từ hôm nay, 62 tuyến phố của Thủ đô sẽ cấm kinh doanh buôn bán trên vỉa hè. Thời gian trước, nếu không kịp ăn sáng, là tôi lại dừng xe, tạt vào gánh cơm nắm, mua vài nắm, đến cả phòng cùng chấm vừng, chấm ruốc. Giờ đây,… Khi đọc bài “Quang gánh – cuộc đời” của tác giả Trần Cường, bao kỷ niệm thưở ấu thơ bỗng tràn về. Nhớ lắm những tiếng rao, những quanh gánh… Nào là tiếng “phàn sôi, phá sa” của người bán lạc rang nóng, “chế ma phù” của người bán chè vừng, “ai kem đây!” “kẹo kéo đê!”… sau này có thêm những tiếng rao khác “bánh khúc nóng đê!” “Mì nóng, bánh ngọt đê!”… Nhớ những gánh hàng hoa, những gánh bún đậu,… Những người đã từng gắn bó với Hà Nội, chắc sẽ không khỏi không bâng khuâng, bồi hồi khi những tiếng kẽo kẹt của quang gánh, những tiếng rao lúc trầm, lúc bổng của người bán hàng rong đã lùi vào quá khứ. Cảm ơn bài viết của anh Trần Cường!
Ho ten: trang
Dia chi: Hà Nội
Email: trang.nguyenminh11@yahoo.com.vn
Tieu de: Ttrên quang gánh _ gánh cuộc đời không của một con người
Noi dung: Về đâu , đàn chim _khi rừng đã cháy ? Về đâu_những người mẹ tảo tần mưa nắng_nuôi con bằng mồ hôi qua những gánh hàng rong ? Từ ngày 1/7/2008 , khi lệnh cấm hàng rong có hiệu lực , những con người ấy biết trông vào đâu_để tiếp tục sống_tiếp tục nuôi gia đình ? Bộ mặt thành phố nhếch nhác _là lí do họ không được tiếp tục kế sinh nhai của mình ... Đúng. Nhưng điều đúng ấy là của luật , của lí trí . Còn trái tim ? Ai cũng có mẹ , có cha. Quang gánh trẹo một bên _nặng gấp ba người . Họ lấy gì để đứng vững ? Đó là niềm tin_vào nụ cười của con trẻ_khi được ăn no _niềm hạnh phúc giản dị. có giọt nước mắt nào khóc thay cho họ_những con người không khóc_bởi nước mắt đã cạn , sau những vất vả quanh năm _hằn trên mắt ?
Ho ten: Đặng Hòa
Dia chi: HCM
Email: dang.minhhoa@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Chỉ những ai đi qua tuổi thơ cơ cực mới có thể cảm nhận được sâu sắc những khó khăn của người nghèo trên đường mưu sinh. Tác giả có cái nhìn rất đồng cảm với người lao động nghèo - những người bán rong trên phố, nhưng cái nhìn của tác giả là cách nhìn tích cực, mong muốn xã hội có những giải pháp hợp lý giúp người lao động nghèo đảm bảo được cuộc sống. Tôi tán thành là làm cho thành phố thêm văn minh, nhưng trong cách làm phải hợp tình, hợp lý... Bài viết thật xúc động. Vẽ nên những chân dung thật của một bộ phận dân nghèo bằng chính tình cảm và những gì mình đã đi qua.
** Lời nhắn từ Cam Van nuage2001us@yahoo.com **
Doc bai viet cua anh Cuong, toi rat cam dong vi no goi cho toi nho den ME cua toi.ME cua toi la mot trong nhung ba me ganh ban hang rong moi toi, Me ban hot vit lon ve dem, vay ma Me da thanh cong de dua cac con den con duong rong mo hien nay. Ngay den bay gio, Me van khong muon bo nghe, vi Me noi "Chinh nho vao ganh hang rong moi toi ma Me nuoi cac con thanh nguoi..." Cam dong thay tam long nhung nguoi Me nhu Me, toi thay mat cac Me co loi cam on den anh Cuong , qua bai viet ,da nghi den cac Me, va da cho toi song lai nhung ky niem kho khan tuoi tho, nhung tran ngap tinh yeu vo bo ben cua Me toi.
P.S: Xin loi khong viet bang font Viet duoc vi may cua toi khong co che do danh tieng Viet.
Ho ten: Idol
Dia chi:
Email: odaiidol@yahoo.com
Tieu de: Xin được trao đổi cùng bạn Tuấn Linh
Noi dung: Xin được trao đổi với bạn Tuấn Linh - Hà Nội. Chào bạn Tuấn Linh. Đọc cảm nhận của bạn làm tôi phải đọc đi đọc lại bài viết này tới lần thứ 3 vì theo ý kiến của bạn bài viết này đã ru ngủ độc giả bằng những tư duy của gã khùng "đừng ru ngủ bằng những tư duy như Gã Khùng kia" ... Sau ba lần đọc lại, tôi không thấy những tư duy ru ngủ nào của gã khùng, mà chỉ thấy những suy nghĩ, trăn trở và đồng cảm với một bộ phận không nhỏ của người nghèo. Tác giả cũng cho rằng "văn minh đô thị" là việc nên làm và mọi người điều mong muốn. Nhưng phải có những hỗ trợ, hướng dẫn cho người nghèo sinh sống"Điều quan trọng hơn cả, là trước khi muốn người dân ý thức bảo vệ sức khoẻ, môi trường và nếp sống văn minh đô thị ở một môi trường, đã trở thành quen thuộc như lẽ sống của họ trong một thành phố như Sài Gòn, vốn là miền đất ngược xuôi để tìm kiếm hạnh phúc của rất nhiều người dân ngoại tỉnh, thì trước hết, điều cần quan tâm là những người bán hàng rong sẽ sống bằng cái gì? Cần giúp họ sống thế nào đây khi môi trường kiếm sống chính đáng của họ không còn? Những hỗ trợ kịp thời dành cho họ là việc nên làm và phải làm." Vậy thì có gì là giọng điệu ru ngủ mọi người? Tôi không biết bạn sinh ra và lớn lên trong hòan cảnh như thế nào? Cuộc sống của bạn ra sao? Gia đình bạn thuộc thành phần nào trong xã hôi? Nhưng một điều tôi có thể cảm nhận được qua ý kiến của bạn là bạn chưa bao giờ phải sống trong khổ cực, bạn chưa bao giờ có cảm giác đói của những đứa trẻ chờ mẹ đi bán hàng về để có cơm ăn. Mà bạn được may mắn sinh ra trong một gia đình đầy đủ, bố mẹ biết làm ăn để đảm bảo cuộc sống của gia đình... Nhưng bạn ơi. Hai từ "đồng bào" không phải ai cũng hiểu và hiểu thấu đáo.
Ho ten: Ngọc thiện
Dia chi: hà nội
Email: cho_nguoi_anh_yeu_1010@yahoo.com
Tieu de: Đã mất rồi, một nét chấm phá cho vẻ đẹp Hà Thành
Noi dung: Thủ đô với những điều đã tạo nên nét đặc trưng của chốn này đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân, đã in hằn lên từng con phố và trở thành một dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi du khách khi có dịp ghé thăm nơi đây Nhưng từ nay, một trong số đó- những gánh hàng rong, sẽ chẳng còn nữa mà nếu có còn thì sẽ chỉ là trong từng trang sách trog những bức ảnh và trong nỗi nhớ về một nét chấm phá đang dần bị phai nhoà theo thời gian
** Lời nhắn từ bạn Thành trantrungthanh64@yahoo.com **
Đọc bài viết của bạn tôi như thấy hình ảnh của Mẹ mình mười mấy năm về trước. Ngày ấy tấm lưng trần của Mẹ mỗi ngày đi bộ mấy mươi cây số Biên Hòa - Sài Gòn để nuôi sống gia đình. Đôi vai của Mẹ ngày càng còng hơn qua thời gian. Những lúc bệnh Mẹ cũng cố gượng dậy để bắt đầu công việc của mình, vì nếu không thì anh em tôi phải đói. Lúc ấy tôi nhiều lần nói với Mẹ nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ Mẹ. Mẹ khóc thật nhiều và bảo rằng: Con muốn Mẹ chết phải không? Đời Mẹ dù khổ cực trăm bề nhưng vẫn mong các con học giỏi để khác cuộc đời Mẹ. Tôi thương Mẹ lắm và cố học thật nhiều. Giờ đây tôi đã trở thành một người có địa vị xã hội, nhưng trong lòng mình lúc nào cũng nhớ về thời cơ cực của Mẹ và luôn cố gắng sống tốt hơn. Trung
Ho ten: Hoa Sương Rồng
Dia chi: Sài Gòn
Email: yenvu83@gmail.com
Tieu de: Cảm thông và lo lắng!
Noi dung: Trong thời thơ ấu của mỗi chúng ta, mỗi người mỗi một hoàn cảnh khác nhau. Sr cũng có những ký ức của thời ấu thơ của mỗi ... cũng với những vất vả tần tảo và hy sinh mà những đấng ơn thành đã mang lại cho mỗi chúng ta. Và cuộc sống cũng có những hoàn cảnh mà chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận được những nỗi niềm đắng cay của đồng tiền trogn cuộc sống. Mỗi chúng ta mỗi một hoàn cảnh gia đình, có những người lại quá giàu có ... nhưng cũng lại có nhiều người quá túng khổ trong cuộc sống. Họ bôn ba trong các cùng ngõ ngách, họ sáng nắng chiều mưa nhưng có được bao nhiêu đồng tiền? Đọc bài này Sr cảm thấy thật đáng thương cho những người bán hàng rong trong cuộc sống hiện tại ... họ biết làm gì ngày mai đây? Cũng có 1 vài người đã nói với Sr, họ biết chính phủ ban sắc lệnh, nhưng có ai hiểu nỗi khổ tâm của họ không? Họ không có học hành, không có bằng cấp và thậm chí họ không có tiền ... thì họ biết làm gì cho ngày mai này đây? Ai ... ai sẽ là người nhận họ vào làm trong công ty của mình? Thương lắm, thương lắm cho bao hoàn cảnh khó khăn. "Mong rằng sớm có những quyết sách đúng để đáp ứng yêu cầu chính đáng của người nghèo. Đó không chỉ là trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm đạo lý với người dân. Sr rất thích câu nói này trong entry" ... nó_những hành động giúp cho những người bán hàng rong có 1 cuộc sống mới đúng là không chỉ là trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm của đạo lý làm người. Mong sao cuộc sống của những người dân ấy ngày càng được cải thiện để họ không còn những nỗi lo cơm áo gạo tiền thấp thỏm hằng ngày. Và nếu muốn như thế ... mong sao chính phủ đào tạo những nơi giảng dạy những nghề nghiệp thông dung với mức học phí thấp ... vì những người buôn bá hàng rong ấy ... ngoài những công việc đó ra ... họ chỉ có thể là những công nhân trong cuộc sống mà thôi. Họ biết làm gì nữa đây khi vốn luyến không có, học vấn không có, nghề nghiệp không có, nông nghiệp thì ngày càng giá phân bón và thuốc càng cao, chăn nuôi thì biết bao bệnh dịch xảy ra??? Thương lắm ... thương lắm những người tẩn tảo từ sáng sớm đến tối mịt và chỉ có bao nhiêu đồng tiền trong tay ... nhưng fải chi ra biết bao nhiêu khoản và hơn cả phải lo biết bao nhiêu miệng ăn trong gia đình? Đọc bài này thấy thương và xót lòng quá cho những người bán hàng rong ... nhưng ... biết phải làm sao đây?
Ho ten: Tòan
Dia chi: HP
Email: vantoantran68@yahoo.com
Tieu de: Đồng cảm
Noi dung: Tôi nghĩ cuộc sống của bạn từng trải và bạn đã qua nhiều giai đọan trong cuộc đời mình. Điều đáng quý là cho dù hiện nay bạn thành công (có thể vậy) nhưng bạn vẫn không quên những tháng ngày cơ cực và đồng cảm với những mảnh đời hàng rong...Đó là điểm đáng quý. Bài viết của bạn từ chuyện riêng đến vấn đề chung của xã hội đều làm cho tôi phải suy nghĩ thật nhiều. Một bài viết hay.
Ho ten: Trần Thị Thu
Dia chi:
Email: tranthi.thu50@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Đọc bài viết này tôi có hai điều tâm đắc. 1. Thân phận của những người án hàng rong một nắng hai sương, những người mẹ, người chị cả đời gian khó để lo tương lai con trẻ và cuộc sống gia đình. Với những đứa trẻ được lớn lên từ "Quang gánh - cuộc đời" của mẹ sẽ cho mình nhiều động lực phấn đấu ch cuộc thay đổi cuộc đời. 2. "Nhiều gia đình nghèo rồi sẽ ra sao, bấu víu vào đâu, và sẽ thay thế công việc hàng ngày của mình như thế nào khi bỏ gánh hàng rong? Thiết nghĩ đó là những câu hỏi cần đặt ra để tìm câu trả lời cho mâm cơm người nghèo." đây mới là vấn đề cần quan tâm và có hướng giải quyết để những bà mẹ, người chị có công việc làm nuôi sống gia đình khi rời bỏ gánh hàng rong. Hôm nay blogviet có một bài viết chủ đề "lạ" so với thông thường. Đó là nét riêng của chuyên trang này. Chúc mừng!
Ho ten: Grass
Dia chi: SG
Email: dieunga1709@yahoo.com
Tieu de: Em thấy hình ảnh mẹ mình qua bài viết của anh
Noi dung: Hôm bữa nghe chủ trương của Thành phố là cấm không cho bán hàng rong nữa em cũng thấy buồn buồn nhưng không biết làm sao. Em thấy ở Sài Gòn này có lắm người giàu nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những mảnh đời cơ cực nếu không cho họ bán hàng rong thì họ biết làm gì đây... Ngày trước mẹ em cũng tần tảo sớm hôm trên những quang gánh ấy để đưa em bay cao hơn và bay xa hơn cùng với những ước mơ. Bây giờ mỗi khi ra đường nhìn thấy những người bán hàng rong, nhất là những cụ già, lòng em như chùn lại và em như chợt thấy bóng dáng của mẹ ngày xưa ấy. Em đã thấy không ít những người thành đạt và là người có ít của xã hội cũng xuất thân từ những quang gánh khó nhọc này, vậy mà... Một chiều mưa mùi khoai lang nướng từ một gánh hàng rong làm thơm lừng cả một góc phố sẽ làm lưu luyến một ai đó và nhất định họ sẽ quay về tìm lại những kỷ niệm ngày xưa nhưng có lẽ sau này nó mãi chỉ còn là một hoài niệm bởi "TP HCM đang quyết liệt xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm, nhất là buôn bán hàng rong, làm mất vệ sinh đô thị"... hàng rong ơi rồi sẽ về đâu, về đâu em hỡi khi đã bay rồi những ước mơ!
Ho ten: Hoa Sương Rồng
Dia chi: Sài Gòn
Email: yenvu83@gmail.com
Tieu de: Đọc và cảm nhận!
Noi dung: Trong thời thơ ấu của mỗi chúng ta, mỗi người mỗi một hoàn cảnh khác nhau. Sr cũng có những ký ức của thời ấu thơ của mỗi ... cũng với những vất vả tần tảo và hy sinh mà những đấng ơn thành đã mang lại cho mỗi chúng ta. Và cuộc sống cũng có những hoàn cảnh mà chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận được những nỗi niềm đắng cay của đồng tiền trogn cuộc sống. Mỗi chúng ta mỗi một hoàn cảnh gia đình, có những người lại quá giàu có ... nhưng cũng lại có nhiều người quá túng khổ trong cuộc sống. Họ bôn ba trong các cùng ngõ ngách, họ sáng nắng chiều mưa nhưng có được bao nhiêu đồng tiền? Đọc bài này Sr cảm thấy thật đáng thương cho những người bán hàng rong trong cuộc sống hiện tại ... họ biết làm gì ngày mai đây? Cũng có 1 vài người đã nói với Sr, họ biết chính phủ ban sắc lệnh, nhưng có ai hiểu nỗi khổ tâm của họ không? Họ không có học hành, không có bằng cấp và thậm chí họ không có tiền ... thì họ biết làm gì cho ngày mai này đây? Ai ... ai sẽ là người nhận họ vào làm trong công ty của mình? Thương lắm, thương lắm cho bao hoàn cảnh khó khăn. "Mong rằng sớm có những quyết sách đúng để đáp ứng yêu cầu chính đáng của người nghèo. Đó không chỉ là trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm đạo lý với người dân. Sr rất thích câu nói này trong entry" ... nó_những hành động giúp cho những người bán hàng rong có 1 cuộc sống mới đúng là không chỉ là trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm của đạo lý làm người. Mong sao cuộc sống của những người dân ấy ngày càng được cải thiện để họ không còn những nỗi lo cơm áo gạo tiền thấp thỏm hằng ngày. Và nếu muốn như thế ... mong sao chính phủ đào tạo những nơi giảng dạy những nghề nghiệp thông dung với mức học phí thấp ... vì những người buôn bá hàng rong ấy ... ngoài những công việc đó ra ... họ chỉ có thể là những công nhân trong cuộc sống mà thôi. Họ biết làm gì nữa đây khi vốn luyến không có, học vấn không có, nghề nghiệp không có, nông nghiệp thì ngày càng giá phân bón và thuốc càng cao, chăn nuôi thì biết bao bệnh dịch xảy ra??? Thương lắm ... thương lắm những người tẩn tảo từ sáng sớm đến tối mịt và chỉ có bao nhiêu đồng tiền trong tay ... nhưng fải chi ra biết bao nhiêu khoản và hơn cả phải lo biết bao nhiêu miệng ăn trong gia đình??? Đọc bài này thấy thương và xót lòng quá cho những người bán hàng rong ... nhưng ... biết phải làm sao đây?
Ho ten: oh_jame
Email: sunflower_qv@yahoo.com
Tieu de: CẢM ĐỘNG!!!
Noi dung: Đọc trag bloc này tôi thấy rưng rưng nước mắt,cổ họng nghẹn lại....tôi nghĩ đến mẹ nhiều hơn,tự thấy mình chưa làm được việc gì ra hồn cho mẹ,cho bố,cho gia đình,và cả người thân.... Tự nhận thấy cuộc sống của mih quá may mắn,quá hah phúc vì có sự bao bọc của gia đình,bạn bè người thân....hay chẳng qua là mình sống quá vô tâm chăng? Có những bạn phải sống trong cảnh nghèo,cha mẹ vất vả kiếm từng đồng tiền bát gạo nuôi ăn. Đọc "quang ganh cuộc đời" mới thấm được nỗi nhọc nhằn của những người làm cha làm mẹ... MẸ,con yêu mẹ nhiều!
Email: stockmoney_101@yahoo.com.vn
Noi dung: tưởng xa xôi mà thật gần gũi! quá hay!
Ho ten: Vương Vũ Vi
Dia chi: Hayward - California
Email: starty892004@yahoo.fr
Tieu de: ý kiến
Noi dung: bài viết hay lắm, xác thật và chân thật, nước ta còn nghèo, mình nên nghĩ đến hoàn cảnh của cuộc sống nghèo 1 cách chân thật, cho dù có công nghiệp hóa, hiện đại hóa gì đi chăng nữa thì cũng phải thực hiện từ những bước cơ bản, có xây dựng đời sống văn minh đô thị đi chăng nữa thì cũng ko nên thực hiện xóa bỏ "quanh gánh"
Ho ten: ĐPV
Dia chi: Hà Nội
Noi dung: Điều đầu tiên phải chúc mừng bạn Trần Cường về những bài viết. Tôi nhận thấy các cảm xúc của bạn được rất nhiều bạn đọc phản hồi, điều đó không phải bloger nào cũng có được. Bạn đã có "thương hiệu" rồi đấy. Bài viết này có cách nhìn nhận về cuộc sống rất gần gũi với đời sống của tầng lớp lao động. Trước khi nghỉ hưu, bố mẹ tôi là cán bộ nhà nước. Song thời bao cấp, để nuôi 4 anh em chúng tôi ăn học, hàng chiều mẹ tôi vẫn phải làm bánh nếp và mang ra chợ bán. Công việc hàng ngày của chúng tôi có thêm cả việc phụ mẹ làm bánh và có thể ra chợ bán thay mẹ nếu mẹ có việc đột xuất hoặc ốm. Đúng là khi có quy định cấm hàng rong, một bộ phận dân lao động sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác, chúng ta không thể để tình trạng thành phố nhếch nhác như hiện nay. Tất nhiên, tôi khẳng định rằng, không chỉ có hàng rong mới là nguyên nhân của sự “bề bộn” phố phường. Theo tôi, chính phủ không chỉ tạo cơ hội cho những người bán hàng rong có cơ hội kiếm sống một cách phù hợp với quy định ban hành mà còn phải có những chương trình hàng ngày DẠY toàn dân về nếp sống, nếp ở, văn minh trong cư xử giao tiếp ... nhiều lắm. Có một chút nói vui thế này. Dân ta thông minh, chịu thương chịu khó, ai dám khẳng định họ sẽ không chuyển gánh nặng từ đôi vai xuống hai bàn tay? Ai dám khẳng định họ không chuyển từ gồng gánh thành làn hoặc túi? Thôi thì mỗi chúng ta hãy cố gắng vì cái chung lớn lao hơn vậy!
Ho ten: Foret
Dia chi: Hue
Email: ailam_hue@hotmail.com
Noi dung: Một entry mang nhiều ý nghĩa sâu lắng, khi mà các thành phố lớn muốn đánh vào cuộc sống và công việc chính đáng của những nguời bán hàng rong, xe ba gác, thì họ sẽ "đi đâu, về đâu?" khi họ không có cái nghề gì khác, và nếp sống văn minh đô thị có khá hơn không khi không có họ? bao nhiêu trăn trở của anh cũng như mọi người khác, khi chính quyền chưa đủ điều kiện đào tạo và kiếm cho họ việc làm... một vấn đề xã hội cần đuợc quan tâm và thống kê đầy đủ trước khi có quyết định ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống người dân nghèo vốn khốn khó. Foret không ủng hộ cấm xe công nông, xe ba gác mà cần quản lý tốt và cho họ học tập thêm mà thôi, chứ cấm rồi tai nạn giao thông cũng không giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu người nghèo khi chính phủ không đủ lực để trợ cấp an sinh xã hội cho họ, cái ngưỡng thoát nghèo của những người này sẽ trở lại nghèo.
Ho ten: L.A.H
Noi dung: Cuộc đời có những mảnh đời buồn theo năm tháng...Cả một đời người sao lắm gian truân...Ai sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương và lam lũ của Mẹ. Cuộc sống mưu sinh của gia đình nặng theo năm tháng oằn lưng của Mẹ. Buồn thật nhiều khi gặp lại hình ảnh ấu thơ của mình. Ngày xưa khi còn nhỏ, tôi từng theo Mẹ rong ruổi trên những quảng được dài, tuổi thơ của cũng thắm đượm những giọt mồ hôi của Mẹ và nỗi vất vã nhọc nhằn của Cha....Nhưng những ngày gian khổ ấy mãi khắc ghi trong tâm trí. Bây giờ có thể áo ấm, chăn êm. Nhưng tôi vẫn tự hào rằng mình được nuôi dưỡng bằng cả tình yêu và nhọc nhằn của Mẹ. Nhớ lắm những ngày tháng cũ. Nhớ lắm những đêm Mẹ buồn khi buổi chạy chợ chiều. Xin cám ơn cuộc đời, xin cảm ơn anh...Cuộc đời còn có những tấm lòng!
Đọc bài viết của anh mà lòng tôi dâng trào cảm xúc. Thương thật nhiều những bà Mẹ lam lũ ngày đêm vì chồng con.Những quang gánh cuộc đời cứ xoáy vào những nỗi đau. Những người nghèo cuộc sống của họ thật cơ cực. Họ vượt làng quê đói nghèo về phố mong kíêm từng đồng tiền nhỏ nhoi gửi về quê. Có những cảnh đời tôi từng chứng kiến đến nao lòng. Ngày ngày tất tã với gánh chè trên đôi vai gầy guộc, trưa không dám ăn nhiều chỉ tối đa 5 ngàn đồng. Đêm về ngủ vùi trong những nhà trò ẩm thấp. Nằm khóc cho đời mình, không cho nỗi nhớ quê ray rứt. Những ngày tết cận kề. Không biết bao nhiêu người như thế đủ tiền về thăm quê? Hay họ phải cố nén đi nỗi nhớ nao lòng mà dành những đồng tiền ít ỏi đó gửi về cho con ăn học. Thêm cho con một chút quà, một manh áo mới...Thương quá những gánh hàng rong!
Ho ten: Giấu tên
Noi dung: Tuổi thơ của em gái gắn liền với sự êm đềm, bình dị... chẳng chút lo toan, chẳng thiếu thốn thứ gì rồi khi lớn lên, đôi khi thấy những đứa trẻ theo sau quang gánh của Bà hay Mẹ nó gì đó lại thấy chạnh lòng, xót dạ, đứa còn quá nhỏ nên cho ngồi đằng sau 1bên gánh, còn 1bên là gánh hàng rong bán sống qua ngày dù mưa hay nắng đều cam. Rồi lại suy nghĩ, nếu mình là những đứa trẻ này khi còn bé thì bây giờ em sẽ ra sao? Đằng sau gánh hàng rong kia là cả một nỗi niềm trăn trở lo lắng cho những người cần họ để sống, để tiếp tục mơ ước cho tương lai của mình... Họ được quyền mơ nhưng họ không thể... hcấp cánh ước mơ!!! Nhớ gánh hàng rong đậu hũ - nước đường Ngày ngày lũ trẻ tíu tít quay quanh Đứa một chén, hai chén ăn ngon ăn để Rồi dần thành quen khi vắng gánh hàng Tuổi thơ cùng trải bên quang gánh đậu Ước mơ một lần biết đọc biết viết tên Và rồi năm tháng trôi hoàn cảnh đổi đời Những gánh đậu hũ giờ đã không còn Ước mơ nhỏ bé thì còn dở dang... !!!
Ho ten: Co_nhoc
Dia chi: TPHCM
Email: vttn611@yahoo.com
Tieu de: Chạm lòng... đồng cảm!!!
Noi dung: Tuổi thơ của em gái gắn liền với sự êm đềm, bình dị... chẳng chút lo toan, chẳng thiếu thốn thứ gì rồi khi lớn lên, đôi khi thấy những đứa trẻ theo sau quang gánh của Bà hay Mẹ nó gì đó lại thấy chạnh lòng, xót dạ, đứa còn quá nhỏ nên cho ngồi đằng sau 1bên gánh, còn 1bên là gánh hàng rong bán sống qua ngày dù mưa hay nắng đều cam. Rồi lại suy nghĩ, nếu mình là những đứa trẻ này khi còn bé thì bây giờ em sẽ ra sao? Đằng sau gánh hàng rong kia là cả một nỗi niềm trăn trở lo lắng cho những người cần họ để sống, để tiếp tục mơ ước cho tương lai của mình... Họ được quyền mơ nhưng họ không thể... \ Nhớ gánh hàng rong đậu hũ - nước đường Ngày ngày lũ trẻ tíu tít quay quanh Đứa một chén, hai chén ăn ngon ăn để Rồi dần thành quen khi vắng gánh hàng Tuổi thơ cùng trải bên quang gánh đậu Ước mơ một lần biết đọc biết viết tên Và rồi năm tháng trôi hoàn cảnh đổi đời Những gánh đậu hũ giờ đã không còn Ước mơ nhỏ bé thì còn dở dang... !!!