,
221
7322
Kết nối bạn đọc
ketnoi
/blogviet/ketnoi/
1140676
Chùm ảnh: Làng cổ Thổ Hà một ngày nắng dịu
1
Article
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Chùm ảnh: Làng cổ Thổ Hà một ngày nắng dịu

Cập nhật lúc 14:36, Thứ Sáu, 19/12/2008 (GMT+7)
,

Kết nối Blog

Đây là lần thứ hai tôi thăm lại Thổ Hà. Sau một năm, làng vẫn thế, vẫn bến sông vang tiếng đò ngang, cây đa cổ thụ thâm trầm tỏa bóng mát phía cổng làng, vẫn những ngõ nhỏ dài hun hút phơi đầy bánh đa nem, những gương mặt ngây thơ quen thuộc của bọn trẻ, và vẫn còn đó, là cái hồn của một làng quê Việt.

Chuyến đi này các bạn bên GreenZoom đứng ra tổ chức, chúng tôi là khách. Một tour dành cho những người thích khám phá vẻ đẹp của một làng nghề vang bóng một thời: làng gốm Thổ Hà được diễn ra vào một ngày đầu đông dưới ánh nắng dịu nhẹ và những cơn gió hanh hao.

Chúng tôi đến Thổ Hà lúc 10:30 sáng ngày 29/11, bến đò vẫn tấp nập người qua lại. Tiếng động cơ xình xịch vang cả một góc sông.  Ngôi làng tĩnh lặng nép mình bên dòng sông Cầu thơ mộng như vốn có từ thuở xưa, nhưng trải qua thời gian, bộ mặt của Thổ Hà đã có nhiều thay đổi, nhất là nghề gốm truyền thống của làng đã dần bị mai một. Người dân Thổ Hà ngày nay sinh sống chủ yếu nhờ vào nghề làm bánh đa nem và nuôi lợn, chỉ còn một số hộ nhỏ vẫn bám trụ với nghề gốm.

Ảnh minh họa: Bến sông - Blog Dân Nhà Quê

Ảnh minh họa: Bánh đa nem được phơi trên những phên nứa như thế này - Blog Dân Nhà Quê
Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê
Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê
Ảnh minh họa: Người dân làm bánh bằng máy - Blog Dân Nhà Quê

Chúng tôi được tới xem hai gia đình làm bánh đa nem, một nhà làm bằng máy, một nhà làm bằng tay. Những chiếc bánh đa nem được làm bằng máy thường đều hơn những chiếc được làm bằng tay, và tất nhiên năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, theo nhiều người, bánh đa làm tay sẽ có độ dai và chất lượng hơn làm máy.

Ảnh minh họa: Người dân làm bánh đa bằng tay - Blog Dân Nhà Quê

Đình Thổ Hà đang được nhà nước đầu tư trùng tu. Gạch ngói, giàn giáo chất đầy hai bên lối vào chính điện. Theo như một bác lo việc trông coi đình thì đình làng Thổ Hà được xây dựng từ thế kỉ 17 dưới thời Lê, những hoa văn trang trí cũng theo phong cách thời bấy giờ. Trong suốt thời gian từ lúc được xây dựng tới bây giờ, ngôi đình đã được sửa sang và nâng cấp rất nhiều lần.

Chùa Thổ Hà là điểm đến tiếp theo. Chùa có tên là Đoan Minh Tự, được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Ngôi chùa có thể nói là khá đẹp, khang trang và rộng rãi với kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc. Nếu nhìn từ ngoài vào theo mặt chính diện, chùa Thổ Hà không toát lên được hết vẻ đẹp của nó mà lại mang vẻ thâm trầm, già nua. Nhưng khi bước vào trong, những bức tượng sơn son thiếp vàng và những bức phù điêu sặc sỡ lại khiến cho du khách choáng ngợp. Chùa có khá nhiều tượng, từ tượng Phật Tổ Như Lai, Phật Bà, rất nhiều tượng Bồ Tát, cả tượng Thập Điện Diêm Vương và tượng một số thần thánh khác. Đi dọc theo hành lang, chúng tôi ra đến khu nhà Tổ. Trước nhà Tổ là một khoảng sân rộng cùng một gian nghỉ ngơi rất mát mẻ và rộng rãi. Chúng tôi ngồi ăn trưa ở đó, ngắm nhìn ánh nắng vàng trải đầy trên khoảng sân trước mặt.

Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê
Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê
Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê

Buổi chiều, chúng tôi đi thăm một gia đình vẫn đang bám trụ với nghề cũ của làng: làm gốm. Đi qua một loạt ngõ ngách nhỏ xíu với đủ loại mùi xú uế, chúng tôi tới nhà nhà chú Tân (tôi không nhớ rõ tên). Chú dẫn cả đoàn đi xem các sản phẩm gia đình đang sản xuất, giới thiệu về nghề gốm và dự án khôi phục lại nghề gốm cổ truyền của làng. Theo chú, gốm Thổ Hà đặt biệt khác với cái loại gốm Phù Lãng và Bát Tràng bởi các sản phẩm ở đây không hề được tráng men nhưng độ bền thì hơn hẳn. Chú chỉ cho chúng tôi một cái chậu gốm có giá hàng chục triệu đồng với độ bền ngang với sắt thép. Quả thực nếu gốm Thổ Hà sống lại, chúng ta lại có thêm một làng nghề đáng để tự hào, lại có những sản phẩm truyền thống để giới thiệu với anh em quốc tế, và nhất là đời sống của người dân nơi đây sẽ thịnh vượng hơn.

Ảnh minh họa: Blog Dân Nhà Quê

Tuy vậy, để Thổ Hà trở thành một địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, khôi phục lại nghề gốm thôi không đủ mà vấn đề trước mắt là phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng ở đây. Trong khi ý thức người dân còn chưa tốt, đặc thù của nghề nuôi lợn và làm bánh đa nem đang gây ra gánh nặng cho mội trường xung quanh, thì sự quan tâm của chính quyền là thực sự cần thiết.

Hy vọng tôi sẽ được thấy một Thổ Hà đẹp hơn, sạch hơn nhưng vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của một làng quê Kinh Bắc trong những lần viếng thăm sắp tới.

Vài nét về Blogger Dân Nhà Quê : "Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; trái tim không niềm vương vấn, như mây bay gió thổi, bước theo số phận của mình. Cớ gì phải có lý do, chỉ một tiếng hô thôi: "Lên đường đi nào!" (Charles Baudelaire)

Cảm nhận về bài viết mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc gửi bài viết, đường link blog kỷ niệm về mùa Giáng Sinh muốn chia sẻ về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn (vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu để phản hồi của bạn sớm được đăng)

 

Ho ten: Khánh Phương
Email: khanhphuong_20062000@yahoo.com
Noi dung: Cách đây gần 2 năm tôi có về làng gốm Thổ Hà. Ấn tượng đâu tiên để lại trong tôi đó là hàng dãy củi dùng để đốt lò được xếp vuông vức cao ngất ngưởng ở triền đê. Các lò gốm ở Thổ Hà vẫn dùng thứ nguyên liệu này để đốt lò. Thứ nữa đó là những hàng tường rào bằng những chiếc tiểu sành hỏng xếp ngay ngắn thay cho tường bao và nữa những cây xanh quanh lò gốm vẫn toả bóng cho dù những mẻ gốm vẫn được nung và lò vẫn nhả khói. Không những tôi mà chắc chắn không ít du khách rất muốn biết về những màu men tự tạo, phong cách tạo hình rất riêng của người dân ở làng nghề gốm Thổ Hà.

Chép link sau vào chương trình đọc Feed (RSS) để cập nhật những bài viết mới nhất của Blog Việt ngay tại Blog của bạn: /rss/vnn_blogviet.rss

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,