,
221
7322
Kết nối bạn đọc
ketnoi
/blogviet/ketnoi/
1180832
Kỳ công của cha mẹ
1
Article
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Kỳ công của cha mẹ

Cập nhật lúc 07:56, Thứ Hai, 06/04/2009 (GMT+7)
,

Kết Nối Blog

Tôi không phải là Bác sĩ, giáo viên mầm non, cũng không phải là chuyên gia nuôi dạy trẻ nhưng rất thích chăm sóc, dạy dỗ trẻ sau giờ làm việc nên giờ đây ngẫm ra nhiều điều muốn chia sẻ may ra giúp một số ông bố, bà mẹ đỡ vất vả và để trẻ khỏi bị suy dinh dưỡng hay phát phì. Một vài kinh nghiệm chia sẻ với mong muốn để “các mầm non tương lai của đất nước phát triển cả thể chất và tinh thần cho các cháu như mong muốn của gia đình và xã hội. Dĩ nhiên rất muốn độc giả thưởng thức “món mới” lạ lẫm, đơn sơ nhưng đầy bí ẩn sau đây. 

Bạn biết không, khi chưa kết hôn thi thoảng bất chợt gặp những hình ảnh bố mẹ “nựng” con, chồng chiều chuộng vợ, thấy hay hay, lạ lạ, tôi lại cảm giác “ngượng ngùng” như bị bắt quả tang, nghĩ mãi vẫn chưa hiểu, phân vân “ngày nay nhiều người ướt át thế”. Trước kia ba mẹ tôi vất vả một nắng hai sương, nuôi “đàn” con khôn lớn, học hành đến nơi chốn là một kỳ tích sánh với “Vạn lý Trường thành”, thiếu thốn đủ thứ, thiếu cả những cử chỉ “ướt át”, chỉ có lời yêu thương mộc mạc và chu đáo tỉ mỉ trong giáo dục nhân cách, lối sống, thế mà cũng nuôi dưỡng chị em chúng tôi trưởng thành, vững tin bước vào đời với tâm hồn trong sáng và tràn trề hy vọng.

 

Ảnh minh họa: rebelx

Cưới vợ hơn một năm, tôi có cháu đầu lòng, bụ bẫm, kháu khỉnh, đẹp như một bức tranh, làm việc thì thôi, về tới nhà là xà vào “cục cưng của ba”, nhiều lời có cánh những tưởng như “bé con” hiểu tất cả, mới thấm thía cái “ướt át” mình bắt gặp ngày xưa. Cẩn trọng suy xét nhận ra cần phải tư duy, học hỏi và bố mẹ phải tự chăm sóc “cục cưng” một cách bài bản, khoa học với hy vọng “con hơn cha là nhà có phúc…”, dù là Bà ngoại, Bà nội hay Ô-sin cũng khó làm được điêu đó trọn vẹn. Vì thế tôi bắt đầu công việc của mình với cả tình thương và trách nhiệm.

Mọi chuyện nuôn nấng, dạy dỗ “cục cưng tôi đều xem, đọc, hỏi và phát hiện vài điều đơn giản nhưng lý thú. Vợ tôi ngày trước phát hoảng, dần dần nhận ra “hay quá, giỏi quá” và “bố con chăm sóc nhau, mẹ chịu”, dần dần “gà trống nuôi con”, nhóc giở thói xấu thích bố nhiều, thích mẹ ít. Chết thật, thảo nào các cụ bảo “ai thương yêu, chăm sóc trẻ thật sự thì các cháu  sẽ thương yêu, quấn quýt và ngoan ngoãn, vâng lời”, 

Hồi đón nhóc về nhà, có người bảo “em bé đêm ngủ phải có đèn sáng, dễ chăm, nhỡ mẹ mệt khỏi đè”, tôi lên internet, tra đủ thứ, làm ngược lại: trong căn phòng nhỏ nhưng sạch sẽ, gọn gàng tôi chỉ để công tắc an toàn sẵn ở một vị trí cố định trên đầu giường, tắt đèn toàn bộ khi em bé ngủ ngon với ba hay mẹ. Nhiều người thắc mắc, tôi giải thích “em bé khi còn trong bụng mẹ tối đen, mới sinh mắt chưa quen, phải điều tiết do ánh sáng đèn nhiều sẽ ảnh hưởng thị lực, sau này dễ bị cận”.  Bạn biết không, về đêm khi người lớn ngủ say, cháu chợt thức giấc, thường sẽ khóc nếu “tã ướt”, không sao, nhưng gặp hoàng tử hay công chúa nào ngoan quá, thấy ánh sáng giương mắt nhìn quanh, không chịu ngủ dần dần bị “giãn thị lực do thiếu sáng”. Tắt đèn “cục cưng” sẽ tự ngủ lại. 

 

Ảnh minh họa: Bntuae

Lớn lên độ 3 tuổi, bé bắt đầu thích tô tô, vẽ vẽ, Tôi lập tức mua ngay bộ bàn ghế điều chỉnh được, đặt ngồi ngay ngắn, đưa cây bút nho nhỏ, bày bé cầm thuận tiện nhất vì tay yếu, liên tục nhắc “phải ngồi thẳng lên kẻo xấu lắm, đi học bạn chê, cô cười đấy”, bé thấy thích, cứ thế, cứ thế. 

Ngày trước thấy các chị, các bà, có khi Ô-sin tay bế bé, tay cầm tô “lang thang khắp xóm” liên hồi “há miệng, nuốt đi” tôi thấy hoảng, sao như cực hình thế, khiếp khủng quá, làm gì còn thời gian nghỉ ngơi, kiếm tiền nữa. Khi “cục cưng” biết ăn dặm tôi lại mày mò tìm, xem, đọc; chẳng là vì bà xã nấu ăn giỏi nhưng lại theo sách vở và toàn món tiệc tùng, món nhậu. Đôi lúc nếm thử phát hoảng “mặn quá, hơi cay”. Đành phải ra tay thử nghiệm để chấn chỉnh tính “cố hữu, bảo thủ”. Tôi nghiệm ra, trẻ em thích ăn nhạt, không thích pha trộn nhiều thứ và có mùi vị kiểu người lớn, đặc biệt phải mềm, mịn và mùi “tự nhiên” một chút. Thế là lên thực đơn, bà xã đi chợ, tôi dậy sớm chế biến, đóng hộp sẵn theo khẩu phần, bỏ ngăn lạnh. Đến bữa ăn cho vào nồi hấp hay lò vi sóng. Đến bữa ăn giữ ngồi, đặt vào ghế, chỉ ở trong nhà nơi thoáng mát, tắt Tivi, máy nhạc, thế mà bé há miệng cứ như chim non, thích thật.

Mới hơn tuổi rưỡi, bé vào nhà trẻ, thời gian đầu vất vả vì chưa quen, khóc, sụt ký, nhưng vì còn bé nên thích nghi nhanh, thích có bạn và dần dần tính tự lập, vui đùa, thích đi học ngấm dần, hễ nghỉ là nhắc. Ăn ngủ ở trường điều độ, đủ dinh dưỡng, đúng khẩu phần nên thấy “càng ngày càng thấy ghét”, ngày nghỉ học là nhắc “hôm nay cô chê hả ba”; bữa nào bận công chuyện đón trễ là lẩm bẩm “Lần sau ba xin cô giáo ba: Cô ơi cho phép tôi về sớm đón cháu kẻo cháu chờ”, không khóc bởi cháu quan niệm ai cũng đi học như mình và tôi cũng nhắc “Ai cũng phải học, không học không thành người, không biết gì hết, sợ lắm…

 

Ảnh minh họa: LittelDeadGirl.jpg

Lớn lên một chút, bé biết tự cầm muỗng xúc, rơi vãi lung tung, kệ, rơi thì dọn, ngày trước chắc mình còn kinh khủng hơn. Có điều thức ăn vẫn phải hầm mềm, lấy kéo cắt nhỏ, mỗi ngày vài thứ rau, xanh, đỏ, vàng tím cũng đều non, mềm, cắt nhỏ. Bé rất thích nước rau hay canh nhưng phải hơi nhạt, không cay, không bột ngọt…Dần dà lên bốn tuổi bé cầm đũa, rơi vãi kinh khủng hơn, không sao, sau vài tháng nhóc tự ăn không thua mấy anh chị lớn chục tuổi, khỏi cần nhắc, cứ “chia đủ số lượng và đủ khẩu phần dinh dưỡng” vào khay ăn mấy ngăn, xếp sẵn thìa, đũa, mời nhóc là cậu chén tì tì. Dĩ nhiên cấm vừa ăn vừa uống nước, chỉ được ăn canh, không uống nước có ga; không trộn cơm chung với canh bởi dễ đau dạ dày, nghiêm cấm xem Tivi, xem tranh, nói nhiều khi ăn.

Hồi bé, khi đi ngủ không phải ru nhưng phải vỗ nhẹ hoặc mở nhạc du dương thật bé, đặc biệt phải đúng giờ, dù có bận mấy ba mẹ cũng thay nhau gác hết công việc cho bé ngủ. Nhớ nhóc tè thay liền, hôm sau lau nhà, tẩy uế, thay chiếu, sạch sẽ, không có mùi “amôniắc” bé ngủ khoẻ, điều độ, lớn nhanh, nên ngoan.

Lên 3 tuổi bé được nằm gần như riêng (vì nhà chật, kê cho giường rộng ra), buổi tối tắm rửa, ăn uống xong bé xem hoạt hình, vẽ tranh, tự do xếp hình, khoảng hơn 20 giờ bé nhắc “con sắp buồn ngủ” có nghĩa “thèm sữa”, pha nửa ly sữa nóng, chỉ hơi âm ấm, nhóc “túc tắc” tu 3 hay 4 hơi là hết, súc miệng nước lọc, lau sơ, nghỉ nửa tiếng, tự lên giường, nhắc “mắc màn giùm con” chờ câu chúc “chúc con ngủ ngon”, “con cảm ơn…”, ôm gối vài phút, ngủ khì.

 

Ảnh minh họa: miss-Deathwish

Tiêu chuẩn ăn uống, giờ giấc sinh hoạt, vui chơi dần hình thành nền nếp nên nhóc biết tự “kiểm soát”, do hạn chế ăn quà vặt nên dù có để nguyên hộp bánh ngon trung tủ nhóc cũng chỉ xin đúng khẩu phần mấy cái và chỉ xin phép khi đói quá. Suy dinh dưỡng đã sợ nhưng phát phì còn khủng khiếp hơn bởi khó dừng lại. Nhóc hơn 4 tuổi cao gần mét mốt, nặng hơn 22 ký, chắc như võ sĩ, đá bóng cả tiếng không mệt. Hiếu động nhưng đến giờ vẽ tranh, xếp đồ chơi, xem phim là “im như thóc, ngồi như bụt”, hiệu quả thật.

Nhiều chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng càng ngẫm, càng thấy hay quá, thảo nào nhiều gia đình chăm trẻ cứ như “hoàng tử, công chúa” ngày xưa, càng lớn càng xinh xắn khoẻ mạnh, giỏi giang, tự lập… Tôi muốn chia sẻ với các bạn vài dòng vì nuôi con khoẻ, dạy con ngoan quả là kỳ công của các bậc sinh thành, giờ đây tôi mới càng thấm thía.

Chúc các bạn thành công trong công việc và nuôi dạy “cục cưng” của mình. 

Hẹn gặp lại các bạn mai kia…

 

  •  Chia sẻ của bạn đọc

Ho ten: Myzung
Dia chi: Hà Nội
Noi dung: Ngưỡng mộ anh quá, rất tâm đắc với cách nuôi và chăm sóc con của anh. Em chưa có gia đình nhưng cũng rất thích được chăm con nít, hy vọng co thể áp dụng những chiêu của anh khi chăm con sau này.

Ho ten: nga
Dia chi: ha noi
Email: nguoidep777@yahoo.com
Tieu de: than tang
Noi dung: mình đọc bài viết của ban rất hay. hình anh rất dễ thương. chúc ban ngày càng viết hay hơn nữa nha !

Ho ten: vũ đảm
Dia chi: ẩmhỉ phòng
Email: hunggiabao.hp@gmail.com
Tieu de: Tôi rất phục cách chăm con của anh!
Noi dung: Gia đình tôi cũng có bé trai 10 tháng tuổi. Nhưng bé hơi còi vì lười ăn nhưng rất ngịch và nhanh nhẹn. Tôi cũng rất thích chăm con và cũng đọc sách về kĩ năng chăm bé.... Nhưng phải thú thực là không được kiên trì như anh. Vả lại trong cách trăm con của hai vợ chồng, của bà nội bà ngoại cũng không thống nhất lắm nên hay bất đồng quan điỉểm. Tôi sẽ học cách của anh kiên trì dần dần.... Cảm ơn anh !!!

  • Cảm nhận về bài viết mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc gửi bài viết, đường link blog muốn chia sẻ về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn (vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu để phản hồi của bạn sớm được đăng)

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,