,
221
7121
Truyện Online
truyenonline
/blogviet/truyenonline/
1025660
Ông ngoại tôi
1
Article
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Ông ngoại tôi

Cập nhật lúc 16:09, Thứ Năm, 17/01/2008 (GMT+7)
,

Đã nhiều năm trôi qua, trong lòng tôi vẫn luôn in đậm hình ảnh của ông ngoại…

Hồi ấy, gia đình tôi sống ở thị trấn. Cha tôi là công chức Nhà nước, còn mẹ tôi ngày ngày tảo tần buôn gánh bán bưng ngoài chợ huyện. Cha mẹ thường gửi tôi nhờ ông chăm nom. Ông ngoại tôi đã bước qua tuổi “cổ lai hy” và hiền như ông bụt trong chuyện cổ tích. Ông nói giỏi tiếng Pháp và có biệt tài đàn bằng miệng rất hay. Thời trẻ, ông học giỏi và được đi du học ở nước ngoài nhưng ông không màng danh lợi, chỉ thích sống đạm bạc, thanh bần. Mỗi ngày, ông đi dạy Pháp văn cho học sinh là con em các gia đình khá giả trong xóm. Tôi sống bên ông ngoại từ nhỏ, ông rất thương tôi. Ở nhà, ông đút cơm cho tôi ăn, dạy tôi đánh vần, kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, tắm rửa cho tôi những lúc nghịch bẩn, dẫn tôi đến trường, hoặc giả tiếng đàn ru tôi ngủ.

Hình ảnh: deviantart
Hình ảnh: deviantart

Sống cạnh ông, tôi trở thành một người có nề nếp. Ông dạy tôi để đồ đạc ngăn nắp cho dễ nhớ, quần áo đi học về treo lên một chỗ gọn gàng. Mỗi sáng thức dậy, ông bảo tôi nên thường xuyên tập thể dục để rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Ông dạy tôi “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Dạy cho tôi tình yêu thương lòai vật, những điều hay lẽ phải và lối xử thế ở đời... Điều nào tốt nên duy trì, điều nào không tốt cần lọai bỏ. Ông thường khuyên tôi : “Mình là người Á Đông thì phải sống sao cho đúng với đạo lý của người Á Đông”. Trong mắt tôi, ông còn là một người cha, một người bạn...

Tôi nhớ có lần, tôi cùng bọn trẻ hàng xóm ném đá chọc một bà cụ ăn xin. Năm đó tôi còn nhỏ xíu. Biết được chuyện này, ông buồn lắm. Xoa đầu tôi, ông nhỏ nhẹ nói : “Người ta không có con có cháu, vì già yếu và bị mất sức lao động nên bất đắc dĩ phải đi xin ăn, đáng lẽ cháu phải thương họ nhiều hơn mới phải. Ở đời, con người ai cũng như nhau. Thấy ai đói rách thì thương, rách thì cho mặc, đói thì cho ăn. Thương người như thể thương thân, nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là, cháu ạ!”.

Đó là bài học đầu đời mà tôi không bao giờ quên.

Ông còn dạy tôi :

“Này con, thấy người già tàn tật
Băng qua đường con phải làm sao ?
Con sẽ chạy, song không hấp tấp
Đến dẫn người qua lộ cho mau
...
Con đang giỡn ở bên quốc lộ
Đám tang qua, con phải làm gì ?
Con cúi đầu chào người xấu số
Và dành đường cho đám tang đi...” 

Hình ảnh: deviantart
Hình ảnh: deviantart

Năm tôi được bảy tuổi, ông ngoại qua đời sau cơn bệnh nặng. Tuổi già sức yếu, ông thanh thản ra đi vĩnh viễn vào một mùa thu buồn. Ngày người ta đem ông đi chôn cất, tôi khóc hết nước mắt.

Thu đến thu đi, đã hơn 25 mùa lá rụng. Mỗi năm đến ngày giỗ, tôi thành kính thắp ba nén hương lên bàn thờ để tưởng nhớ về ông ngoại. Ông luôn mong tôi trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. những điều ông dạy, tôi đã ý thức và tạo cho mình một nhân cách sống. Ông đã dạy cho tôi bài học làm người, một hành trang cần thiết để tôi bước chân vào đời... 

Hình ảnh đại diện của tác giả
Hình ảnh đại diện của tác giả

Ông ngoại ơi!

Đọc Truyện Online – theo blog Bạch Công Tử

Vài nét về blogger: Bạch Công Tử - “Đa tình, lãng mạn, chân thành và tôn trọng tình bạn!”

Cảm nhận của bạn đọc:

Ho ten: Ngô Lan Anh
Dia chi: Hà Nội
Email: ngo_lananh86@yahoo.com
Tieu de: Thân gửi Bạch Công Tử
Noi dung: Đọc xong câu chuyện của anh tôi cảm thấy thực sự xúc động và điều đó làm tôi nhớ về người ông của tôi. Ông tôi cũng đã mất cách đây 5 năm. Ngày ông mất tôi đã khóc rất nhiều và khi đó tôi cầu mong sao có một phép màu nhiệm xảy ra để cho ông sống lại để tôi được nói với ông một câu mà từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nói ra"Ông ơi! Cháu yêu ông nhiều lắm!". Nhiều lúc nhớ đến ông tôi chỉ còn biết lục lại những tấm ảnh kỷ niệm ra để xem, nhớ lại những điều ông dạy bảo khi còn sống làm tôi không thể không khóc khi nghĩ về ông. Đọc bài viết của anh tôi cảm thấy anh có một người ông thật tuyệt vời và tôi cũng thế tôi luôn hãnh diện vì có một người ông tuyệt vời.

Ho ten: Nguyễn Ngọc Bích
Dia chi: Hà Nội
Email: ngocbich172002@yahoo.com
Thư gửi Bạch Công Tử,

Khi rảnh, tôi thường tranh thủ online, lang thang và đọc những trang tâm sự của mọi người về cuộc sống. Tôi thường chỉ đọc, chứ không viết lách gì, vì khả năng truyền đạt vằng ngôn ngữ viết của tôi không tốt lắm.

Nhưng khi đọc câu chuyện kể của bạn về người Ông ngoại đã khuất, tôi thấy sự đồng cảm vì vậy muốn có đôi lời chia sẻ cảm xúc với bạn và mọi người.

Các chị em tôi không được biết Ông ngoại vì khi chúng tôi được sinh ra, Ông ngoại đã mất từ trước đó rất lâu rồi. Bù lại, chúng tôi lại được gắn bó với Ông nội từ lúc còn nhỏ cho đến khi gia đình tôi dời quê về Hà Nội đoàn tụ.

Vì điều kiện công tác, Bố phải đóng quân xa nhà. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc nuôi chúng tôi. Chúng tôi là những đứa trẻ ngoan. Người thầy cho chúng tôi những bài học đầu tiên (chúng tôi coi như thế) chính là Ông nội. Ông dạy chúng tôi cách ăn nói, ứng xử với mọi người xung quanh. Trẻ nhỏ thường được nghe những câu chuyện cổ tích từ người bà, còn chị em chúng tôi thì khác. Ông nội là kho chuyện khổng lồ mà có lẽ chúng tôi không khai thác hết được. Qua những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện kể xen lẫn những bài học về cách đối nhân xử thế, chị em chúng tôi dần lớn lên.

Năm tôi vào lớp 11, gia đình tôi chuyển về Hà Nội đoàn tụ. Chị em chúng tôi xa Ông nội từ đó. Phải chuyển đi (hồi đó tôi chưa có quan niệm so sánh giữa cuộc sống nông thôn và thành thị), tôi buồn lắm vì phải rời xa những thứ đã gắn bó thân quen và phải rời xa Ông nội - người mà tôi vô cùng yêu quý và biết ơn.

Xa quê, ban đầu tôi tranh thủ về quê thăm Ông khi có thể. Rồi bận rộn việc học hành và công tác, một năm tôi chỉ về thăm Ông được một vài lần. Gia đình tôi muốn đón Ông về ở cùng. Ông không chịu. Ông bảo đã quen nếp sống của làng quê rồi, Ông còn có họ hàng, còn có tổ chức (Chi bộ) và cả làng xóm nữa.

Năm nay, tôi sẽ đã bước sang tuổi 26. Ông nội cũng sẽ bước sang tuổi 84. Ông đã già yếu đi nhiều, Ông ngày một gầy hơn, mắt mờ và hơi lẫn nữa – Ông chỉ nhận biết khi nghe tiếng nói của chúng tôi. Mỗi lần con cháu về thăm và chuẩn bị đi, Ông lại nhắn nhủ: “Các con, các cháu về thăm Ông vui lắm! Thế bây giờ lại đi à?! Rảnh lại về thăm Ông nhé!”. Tiễn con cháu về, mắt Ông lại rơm rớm… 

Tình cảm dành cho Ông thì nhiều lắm, nhưng tôi chỉ có thể bộc bạch được như vậy thôi. Chỉ biết rằng tôi luôn luôn yêu quý, trân trọng và biết ơn Ông nội vì tất cả những gì Ông nội đã dành cho chị em chúng tôi. Sau này, khi đã có gia đình, tôi cũng sẽ kể chuyện về Ông nội cho các con nghe.

Sắp Tết rồi, theo thói quen, gia đình tôi sẽ về quê sắm Tết cho Ông nội. Tôi sẽ lại về thăm Ông nội yêu quý của mình.

Ho ten: Notting Hill
Email: anhtaietc@yahoo.com
Noi dung: Ông ngoại tôi. Tôi còn nhớ ngày liên hoan tôi nhập trường ĐH, ông dặn cháu trai của mình rằng: "Mong cháu ra ngoài đó được chân cứng đá mềm mà học tập theo kịp ban bè. Đừng để thất học như đời Ồng rồi sẽ khổ. Ông muốn các cháu của Ông phải theo kịp xã hội". Ông tôi năm đó đã già rồi nhưng sức khoẻ vẫn còn tốt lắm. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau khi tôi vào ĐH, tôi nhận được tin Bố tôi đã vĩnh viễn ra đi. Về đến nhà, Ông lại động viên tôi nhiều để trở lại trường học, vì tôi muốn ở lại với Mẹ và Em của mình. Rồi tôi quay lại trường ĐH, ở nhà Ông lại là người luôn bên cạnh giúp đỡ cho Mẹ và Em trai tôi. Ông ạ, đã gần đến Tết rồi. Cháu lại về thắp hương lên bàn thờ cho Ông, cháu sẽ mua cho Bà ngoại một món quà và mừng tuổi Bà nữa để Bà khoẻ mạnh mà sống cùng Mẹ con cháu.

Ho ten: Phạm Băng
Email: phthanhbang@yahoo.com
Noi dung: Một bài viềt thật hay về 1 miền kì ức đẹp. Chúc anh sẽ luôn thành công và hạnh phúc.

Ho ten: Võ thị Hải Yến
Dia chi: đại học Luật
Email: carot_haiyen_kt32c@yahoo.com
Tieu de: được gặp ông đó đã là điều kì diệu
Noi dung: Em đang ghen tị với anh không phải vì anh có một người ông tuyệt vời mà chỉ đơn giản là anh đã được gặp ông của anh.Còn em trong cuộc đời mình em không được gặp cả hai người ông của mình...

Gửi cảm nhận của bạn theo mẫu phản hồi sau hoặc gửi bài viết, đường link blog đến địa chỉ: blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,