221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1175110
Khách hàng sẽ kiện ngân hàng trả nhầm tiền cho trộm
1
Article
null
Khách hàng sẽ kiện ngân hàng trả nhầm tiền cho trộm
,

- Chị Mai chuẩn bị đâm đơn kiện ngân hàng NN-PTNT, sau khi  ngớ người với những quy định khiến khách hàng "gánh" thiệt ở đây, như: mất sổ tiết kiệm phải báo ngay; nếu tại thời điểm này bị kẻ gian lợi dụng do lỗi của mình, người gửi tiền chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Ngân hàng "phủi tay"

Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 24/12/2008, chị Nguyễn Thị Mai, quê Bắc Giang, tạm trú tại số nhà 68, tổ 3, làng Thành Công, Ba Đình, Hà Nội phát hiện ra sổ tiết kiệm bị mất nên vội đến Ngân hàng NN&PTNT, Sở Giao dịch số 2 Láng Hạ (nơi chị gửi tiền tiết kiệm) trình báo. Tại ngân hàng, chị Mai được nhân viên giao dịch cho biết, số tiền 276.932.000 đồng trong sổ tiết kiệm của chị đã bị kẻ gian rút sạch từ ngày 11/11/2008.
 

TIN LIÊN QUAN

Quá ngỡ ngàng, chị Mai đã làm đơn với nội dung cam đoan chị không hề rút tiền vào ngày 11/11/2008 và đề nghị ngân hàng làm rõ.

Sau đó ngân hàng đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, Công an thành phố Hà Nội tiến hành xác minh, bắt kẻ gian đã lấy cắp sổ tiết kiệm và giả mạo chữ ký của chị Mai để rút tiền. 

Kẻ trộm được cơ quan công an xác định là Nguyễn Thị Nết (sinh năm 1986), là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội, tạm trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, HN.

Đến nay, sau 4 tháng bị mất sổ tiết kiệm, chị Mai muốn ngân hàng ít nhiều có trách nhiệm thì được phía ngân hàng cho biết những quy định mà theo đó thiệt thòi sẽ thuộc về phía khách hàng.

Quy định 123: "Đá" lỗi về phía khách hàng?

Ông Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Sở Giao dịch số 2 Láng Hạ, Ngân hàng NN&PTNT. Ảnh: T.N

Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 47/2006/QĐ- NHNN ngày 25/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tiền gửi tiết kiệm có Điều 23 quy định việc xử lý các trường hợp rủi ro như sau: "Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định việc xử lý các trường hợp nhàu nát, rách, mất thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với thẻ tiết kiệm theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm".

Căn cứ Quyết định số 47/2006/QĐ- NHNN, Ngân hàng NN&PTNT ra Quyết định số 123/QĐ/HĐQT- KHTH quy định rõ rằng: "Trường hợp mất sổ tiền gửi tiết kiệm thì người gửi tiền phải báo ngay cho ngân hàng nơi giao dịch; Nếu tại thời điểm báo mất sổ tiền gửi tiết kiệm đã bị kẻ gian lợi dụng do lỗi của người gửi tiền thì người gửi tiền chịu hoàn toàn trách nhiệm". (Điều 20, Chương V, Quyết định số 123/QĐ/HĐQT- KHTH).

Sau khi được biết quy định kể trên của ngân hàng, chị Mai tỏ ra khá bất ngờ vì "trước khi gửi tiền vào ngân hàng tôi không hề hay biết quy định này. Chỉ đến khi đòi ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc trả nhầm tiền cho trộm họ mới cho tôi biết cái Quyết định 123 đó. Nếu biết trước ngân hàng có quy định gây thiệt thòi về phía khách hàng như vậy thì tôi đã không gửi tiền vào ngân hàng này rồi" (lời chị Mai).

Chị Mai đưa ra ý kiến của mình cho rằng: "Nếu kẻ gian lừa ngân hàng lấy tiền mặt thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm vì dù tôi có mất sổ, mất CMT nhưng chữ ký đó không phải là chữ ký của tôi. Người cầm CMT ra rút tiền là kẻ gian chứ không phải tôi. Rõ ràng trách nhiệm chính thuộc về ngân hàng vì đã trả nhầm tiền cho trộm".

Trả lời phỏng vấn của Báo Khoa học và Đời sống, ông Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Sở Giao dịch số 2 Láng Hạ, Ngân hàng NN&PTNT cho rằng: "Xem hồ sơ thì chữ ký là tương đối giống. Về ảnh CMT thì cô Mai và cô Nết là ở độ tuổi như nhau, nét mặt thì có khác nhau nhưng thử hình dung là nếu chụp lên ảnh như thế thì cũng khó phân biệt".

Theo tìm hiểu của VietNamNet, trong Chương III, Điều 8, Quyết định số 123/QĐ/HĐQT-KHTH quy định về kiểm tra thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm nêu rõ: "NHNN&PTNT kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu chữ ký mẫu, kiểm tra sổ tiết kiệm, nếu đủ điều kiện thì thực hiện chi trả cho người gửi tiền. NH NN&PTNT không thanh toán trong trường hợp chữ ký không đúng với chữ ký mẫu...".

Rõ ràng ở đây chữ ký giả và chữ ký thật là hai chữ ký khác nhau nên không thể đủ điều kiện để thực hiện chi trả cho người đến rút tiền, nhưng nhân viên ngân hàng vẫn chi trả cho kẻ trộm.

Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở một số ngân hàng thương mại họ có quy định khá chặt chẽ về việc trả tiền tiết kiệm cho khách. Theo đó, người đến rút tiền phải ký chữ ký của mình trước sự giám sát của nhân viên ngân hàng để tránh trường hợp giả mạo. Nếu không giám sát, rất có thể kẻ gian sẽ để mẫu chữ ký thật ngay trước mặt để giả mạo chữ ký cho giống.

Ngoài ra nhân viên ngân hàng khi kiểm tra CMT không chỉ đơn giản là xem ảnh trong CMT có giống với người bên ngoài không mà còn phải xem rõ nhận dạng của từng người (dấu vết riêng và dị hình) được ghi trong CMT. Có như vậy mới tránh được sai sót.

  • Tuyết Nhung

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,