– Sau khi VietNamNet phản ánh sự việc KTS đọc… thiếu bản vẽ, nhà dân thiệt hại tiền tỷ (VietNamNet ngày
Phản ánh với VietNamNet, chị Vương Thu Hà (chủ ngôi nhà số 24/2, ngõ 2, Giảng Võ) cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã liên lạc với bên Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội để tìm phương án giải quyết. Nhưng đến thời điểm hiện tại, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngày
Hàng cột "đâm ngang" giữa nhà. - Ảnh: Thái Kiên |
Thế nhưng cho đến cuối ngày 28/3, gia đình chị Hà vẫn chưa thấy bên B liên lạc. Sốt ruột, gia đình chị đã gọi điện tới ông Phạm Trọng Thuật và nhận được câu trả lời của bên B: cần có thời gian để đánh giá mức độ đúng sai, nguyên nhân vì sao… trước khi có phương án giải quyết.
Chị Hà cho biết: gia đình chị không bắt bên B (bên thiết kế xây dựng) phải bồi thường thiệt hại cho gia đình. Anh chị chỉ bức xúc trước việc, khi gia đình phát hiện bản thiết kế xây dựng có sai sót, nhưng phía công ty CP tư vấn Phát triển đô thị Hà Nội đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng người dân khắc phục sự cố.
Ngày 03/4, chị Vương Thu Hà đã xuống trường ĐH Kiến trúc HN phản ánh sự việc trên với Phòng đào tạo, đề nghị nhà trường can thiệp. Gia đình chị đề nghị nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm sự cố này.
Ngày 26/3, chị hà đã phải thuê người đến dỡ bỏ mái bê tông tầng 5 vừa mới xây dựng theo bản thiết kế mới của KTS Phạm Trọng Thuật. - Ảnh: Thái Kiên |
Làm việc với gia đình chị Vương Thu Hà, ông Thuật thừa nhận có sai sót trong bản thiết kế, đề nghị trả lại tiền thiết kế và xin được thanh lý hợp đồng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Chu Văn Đu, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho biết: nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm vụ việc đối với gia đình chị Vương Thu Hà. Trong sự việc này, khi ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng, ông Thuật với danh nghĩa là đại diện của Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, do đó nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để ông Thuật giải quyết công việc riêng của mình.
Khi sự việc xảy ra, gia đình chị Hà đã cho dừng việc thi công. Trong bản thanh lý hợp đồng (phụ lục hợp đồng số 01 giữa bên thi công với gia đình ông Trần Ngọc Phương) có ghi rõ: Ngày
Ngày
Bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật xác định không có hàng cột ở giữa nhà, nhưng khi thi công lại xuất hiện. Điều này làm ảnh hưởng đến mỹ thuật của nội thất bên trong ngôi nhà, và do đó, phương án cải tạo mới bên trong (theo bản thiết kế của ông Thuật) là không khả thi. Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này. Tuy nhiên, chị khẳng định, nếu bên thiết kế có trách nhiệm với gia đình chị, xuống khảo sát và điều chỉnh lại bản vẽ, thì hậu quả trên có thể sẽ không có, và không khiến gia đình chị thiệt hại nặng nề như vậy!
Theo ông Vũ Mạnh Tuấn, kỹ sư xây dựng (Công ty tư vấn xây dựng trường ĐH Xây dựng Hà Nội): Bên thiết kế đã có sai sót trong việc khảo sát trước khi thiết kế. Mặt khác, trong bản vẽ phần móng của ngôi nhà thể hiện rõ hàng cột ở giữa nhà. Nếu bên thiết kế sớm điều chỉnh lại bản vẽ cho phù hợp, thì sẽ không có những việc đáng tiếc như vậy.
Một sai sót không đáng có khiến người dân thiệt hại tiền tỷ! - Ảnh: Thái Kiên |
Hiện tại, gia đình chị Hà đã thuê người đến dỡ bỏ phần mái bê tông tầng 5 (tum). Theo yêu cầu của các hộ dân xung quanh, anh chị phải đảm bảo an toàn cho các nhà xung quanh bằng việc che chắn kín công trường. Tuy nhiên, việc thi công gây tiếng ồn, nhiều người hàng xóm đã yêu cầu anh chị phải có biện pháp… giảm tiếng ồn thì mới tiếp tục được thi công tiếp.
“Nếu thuê giám định công trình vào để xem nguyên nhân vì sao lún nứt, thiệt hại do bên nào thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, và chúng tôi cũng đã thực sự kiệt sức! Chúng tôi vừa phải làm hợp đồng với bên phá bỏ ngôi nhà với chi phí 35 triệu đồng và toàn bộ sắt thép của công trình cũ!” – anh Trần Ngọc Phương cho biết.
Theo tính toán, để công trình hoàn thành, anh chị sẽ phải mất thời gian tính bằng năm. Trong thời gian đó, anh chị phải thuê nhà để ở. “Chúng tôi cần biết bên thiết kế có trách nhiệm với những sai sót của họ như thế nào, mà trước tiên đó là thái độ và tinh thần trách nhiệm. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa bắt bên thiết kế phải có trách nhiệm bồi thường kinh tế. Tôi đã quá mệt mỏi vì chờ đợi, vì bên B chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm cùng chúng tôi giải quyết hậu quả này! Tôi cũng sẽ tính đến khả năng nhờ sự can thiệp của pháp luật để giải quyết vụ việc này.” - chị Hà cho biết.
Phóng viên VietNamNet đã nhiều lần liên lạc với cá nhân ông Phạm Trọng Thuật để tìm hiểu sự việc, thế nhưng, cũng như gia đình chị Vương Thu Hà, chúng tôi cũng phải… chờ đợi!
-
Thái Kiên