Khổ nạn xăng gian
Tuần qua, chuyện tưởng quen nhưng vẫn "nóng rẫy" trong dư luận người tiêu dùng: cây xăng gian nhan nhản khắp nơi với những "ma thuật" tinh vi hơn.
Nạn xăng "gian" đang gây bức xúc trong dư luận bạn đọc. Ảnh B.D
Người tiêu dùng cứ chờ, cứ kêu, các cơ quan chức năng thì vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Trước tình trạng đó, bạn đọc đã rầm rộ mách nhau các thủ đoạn móc túi người mua xăng, hiến kế để phát giác và xử phạt cây xăng gian.
Chẳng riêng gì đi mua xăng, đi taxi khách hàng cũng phải ngó đồng hồ thật kĩ nếu không muốn bị "đội" cước; chị em mua thực phẩm giảm béo thì coi chừng mua phải hàng rởm, cho gian thương cơ hội 1 vốn... 6 lời.
Trăm ngàn chiêu thức móc túi khách hàng của người bán khiến người tiêu dùng luôn phải nhắc nhở bản thân "cẩn thận để khỏi bị lừa".
Sau nửa năm trời bền bỉ, quyết liệt, bất chấp mưa nắng, các khách hàng góp vốn chung cư CT1 Văn Khê đã tìm được tiếng nói chung với chủ đầu tư bằng một mức giá hợp lý. Đây là bằng chứng cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã biết kết hợp để tăng sức chiến đấu và nâng hiệu quả đòi quyền lợi.
Ngóng một tòa án chuyên bảo vệ người tiêu dùng
Người tiêu dùng đang lên tiếng đòi một "Tòa án cho Người tiêu dùng Việt Nam". Để không còn những chuyện như vô cớ bị cắt điện thoại rồi phải đi đóng cước đến 2 lần, mắc internet thì lại bị cắt... điện thoại; "dở khóc dở cười" sở hữu 1 số điện thoại mà nhận được hóa đơn thanh toán thanh toán cho... 2 thuê bao; cẩn thận đến mấy, máy ATM lỗi thì vẫn cứ lỗi, tiền trong két ATM vẫn "hụt" liên tục...
Người tiêu dùng VN cần một tòa án bảo vệ quyền lợi. Ảnh B.D
Chủ xe Honda gãy cổ phốt lại thêm thất vọng khi Honda Việt Nam có thư đề nghị "nói chuyện trực tiếp" nhưng lại "lãnh đạm" với hàng chục cuộc gọi của ông.
Một tin vui cho các thuê bao viễn thông: từ 1/5, họ đã có quyền "nhấn phím" để từ chối hay chấp nhận "tin nhắn rác". Đồng thời, 3 công ty lừa đảo"hủy tin nhắn rác" để thu cước đã bị lật tẩy và bị buộc phải hoàn tiền và xin lỗi khách hàng.
Nhắn tin
Chúng tôi đang xác minh để viết theo khai phản ánh của các bạn: hanhi Van về nạp thẻ tiền qua Internet; Nguyễn Thị Hồng Vân (Thái Nguyên) về chất lượng dịch vụ viễn thông; Nguyễn Khánh Dương, Linh Trần về đăng kí gọi điện thoại quốc tế; Nguyễn Thị Mỹ Thuyên (Tp HCM) về thái độ nhân viên siêu thị; Võ Duy Toàn về xuất khẩu lao động.
Chúng tôi cũng đang triển khai viết theo phản ánh của các bạn: Doãn Đình Lâm (Hà Nội) về chất lượng hàng không; Phuoc Do (tp HCM), Phạm Hùng Sơn, Vũ Khánh Thiện (Hưng Yên) về chất lượng mạng Internet; Phạm Ngọc Thành (Hà Nội) về bảo hành máy tính; Văn Bang (Tp. HCM) về chất lượng dịch vụ bán hàng; Nguyễn Hà An (Hải Phòng) về chất lượng vận tải; Từ Tiến Mỹ (Ba Đình, Hà Nội),...
Chúng tôi đã nhận được thư phản ánh của các bạn: Vũ Thành Nam (Hà Nội); Nguyễn Ngọc Sơn (Vĩnh Hưng); Trọng Bùi Văn; Đào Xuân Ước; Vu Seu (Chương Mỹ, Hà Nội); Phạm Mạh Cường (Phù Mỹ, Bình Định); Phạm Lê Minh Định (Tp HCM); Tùng Nguyễn Thanh; Dang Dinh Thai; Hoang Minh Chien; bang nguyen; Lê Anh Tuấn (Vinh, Nghệ An); gfcexpo@... (Thanh Xuân, Hà Nội); Trần Văn Vượng (Cầu Giấy, Hà Nội); Hoàng Văn Dũng (Hà Nội); ...
Kính mời các bạn mọi miền chia sẻ thông tin liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng theo các cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 0913564657, hoặc (04) 39744983 hoặc
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
- Hoàng Dũng (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi ! Đường dây nóng: Email: bvkh@vietnamnet.vn |