- Có vé mà không được bay, chuyển đổi địa chỉ lắp truyền hình cáp mất đến 2 tuần... không ít doanh nghiệp bị bệnh "bịt tai" để rồi bỏ rơi "thượng đế" của mình.
"Khách hàng là thượng đế"- Hữu danh vô thực?
Đôi khi, các doanh nghiệp tôn vinh khách hàng của mình lên thành "thượng đế" để sử dụng sản phẩm/dịch của mình, rồi đến khi đã thành "thượng đế", khách hàng lại bị bỏ rơi mỗi khi có sự cố xảy ra. Do vậy, không ít người tiêu dùng nhận thấy mình chỉ là "thượng đế" hữu danh vô thực mà thôi.
Hành khách hàng không cũng chịu nhiều khó chịu "bất đắc dĩ". Ảnh minh họa VNN |
Quả thực vậy, những thượng đế hiện nay đang được phục vụ theo kiểu: có vé mà không được bay, thậm chí còn phải tự bù thêm tiền vì sự cố không phải do mình; để đổi được địa chỉ lắp đặt mất đến 2 tuần trời với chục cú điện thoại... Doanh nghiệp coi như mắc bệnh bịt tai trước những lời than phiền của khách hàng nhưng lại không hề nhận thức được rằng mình đang bán hàng hay bán mất niềm tin nơi người tiêu dùng.
Trước thực trạng quyền lợi của những "thượng đế" bị xâm hại nghiêm trọng, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM đã từng nói nếu khách hàng bị "hành khổ" có sự kiên trì thì có thể đưa những doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng kiện ra tòa, để quyền lợi người tiêu dùng được tôn trọng. Dù vậy, cũng phải nhận thấy rằng không ít khách hàng đang phải chịu khổ vì sản phẩm/dịch vụ nhưng cũng không ít người chấp nhận chịu bị doanh nghiệp "hành" và e ngại con đường pháp lý để đòi được quyền lợi của mình. Và như vậy, những chuyện "khách hàng khổ" vẫn chưa đi đến một kết thúc có hậu.
Nhắn tin
Chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng báo VietNamNet tuần qua đã thực hiện triển khai bài viết theo phản ánh về chất lượng dịch vụ hàng không của bạn Nguyễn Hữu Thái (TP.HCM); bạn Nguyễn Ngọc Linh về thái độ phục vụ của truyền hình cáp; Nguyễn Kim Sơn (Hà Nội) về tiền nước; Phạm Ngọc Tĩnh (Đà Nẵng) về chất lượng thực phẩm... Chúng tôi đang tiếp tục triển khai bài viết về chất lượng dịch vụ viễn thông của các bạn hung tranphu (Hà Nội), Lê Văn Tâm (Cần Thơ), Lê Như Dũng (Hoàng Mai, Hà Nội), Hà Quang Việt (Thái Nguyên), Lương Trung Thành; về thái độ cư xử với khách hàng của bạn Nguyễn Công Hùng (Hà Nội); Ngô Như Bảo (Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội) về tiền nước hàng tháng; Vũ Thành Chương, Nguyễn Thùy Trang (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ ngân hàng; Đỗ Thúy Hà (Hà Nội) về bảo hành khổ...
Chúng tôi đang tiếp tục xác minh phản ánh của các bạn Đậu Đăng Bút (TP.HCM) về bảo hành khổ; Diep Le Vinh Dien (TP.HCM) bức xúc về giá xe máy; Lương Thị Thùy (Hải Phòng) chất lượng dịch vụ truyền hình; Buidoan Xuanvinh (TP.HCM); Trương Thị Mỹ Linh (Bình Chánh, TP.HCM) về chất lượng dịch vụ viễn thông; Bùi Anh Tuấn thắc mắc về giá nhà; Anh Sơn (Hàn Quốc) về thủ tục phiền hà...
Chúng tôi rất vui nhận được lời cảm ơn của bạn Hồ Thị Trúc Giang và bạn Phan Thị Diễm Phương (TP.HCM). Đồng thời, VietNamNet cũng đã nhận được thông tin của bạn Nguyen Anh Tuấn (Hà Nội) thắc mắc về việc mắc thêm công tơ điện; lqh8188@... bức xúc về chương trình khuyến mãi; Nguyễn Ngọc Tuyết, Đức Hà, Nguyen Thanh, Đồng Thế Hoàng (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội), thean phan, judas us về chất lượng dịch vụ viễn thông; Nguyen Yen Giang, hieu Nguyen (Quảng Ngãi), Trần Thị Thùy Dung, Hoàng Quốc Hoàn về bảo hành máy móc; kiathai@...; Nguyễn Gia Tuấn Anh về chất lượng thực phẩm; người dân Đình Bảng (Bắc Ninh) Vũ Văn Quân về điện lực; Lê Phong về nguồn gốc hàng hóa; Nguyễn Ngọc Trường Thụy thắc mắc về giá xe taxi; Đỗ Văn Thắng về chất lượng dịch vụ ngân hàng...
Kính mời bạn đọc cả nước tiếp tục chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo những cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
- Hoàng Dũng (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |