221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1273003
Chợ thịt ế mọc giữa đất vô chủ?
1
Article
null
Kinh hoàng chợ thịt ế giữa Thủ đô:
Chợ thịt ế mọc giữa đất vô chủ?
,

Rất nhiều lần, vào một ngày nhất định trong tuần, giáo viên một trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia tại Hà Nội mang những túi thịt lớn từ chợ thịt ế vào trường.

TIN LIÊN QUAN

Thịt ế không lọt vào bếp nhà trẻ

13h45, ngày 19/3, lẫn trong các chủ hàng, khách hàng đang lố nhố bán, mua thịt ế ở chợ Vồ, nhóm PV Báo GĐ&XH phát hiện 1 phụ nữ mặc áo đồng phục của 1 trường mầm non, đi xe đạp mi- ni màu xanh cũng có mặt tại đây. Đảo một vòng qua các hàng thịt, chị này đã mua được chừng 5- 7kg, chất lên giỏ xe đạp. Chúng tôi tiếp tục bám sát thấy đều đặn vào một ngày cố định trong tuần, chị ta đến mua thịt. Lần vài kg, lần mua đến hàng chục kg.

Vào một ngày nhất định trong tuần, người đi mi-ni này lại ra chợ thịt ế.

13h20 ngày 26/3, người phụ nữ nọ lại cùng chiếc xe mini xanh xuất hiện. Hôm nay chị ta không mặc đồng phục, nhưng chúng tôi vẫn nhận ra. Lần này, chị ta mua 1,5kg xương, gần 2kg thịt tại các quầy hàng thịt ê và... một con gà. Ngày 1/4, vào khoảng 12h30, người phụ nữ này lại xuất hiện và mua 1,5kg xương, 2kg thịt. Những lần sau đó cũng tương tự. Việc người này xuất hiện và mua thịt ế thường xuyên khiến chúng tôi đưa vào diện “nghi vấn”. Người phụ nữ mặc đồng phục là giáo viên của trường nào, số thịt ế này chị ta mua về với mục đích gì ? - chúng tôi đặt câu hỏi.

Để làm rõ những nghi vấn trên, nhóm PV đã bí mật theo dõi. Ngày 26/3, chúng tôi bám theo người phụ nữ trên. Tuy nhiên, sau một hồi lắt léo, chị ta đi vào ngõ nhỏ khiến chúng tôi bị mất dấu. Trưa ngày 1/4, chúng tôi lại tiếp tục bám theo. 13h, với một túi thịt ế cùng các thực phẩm khác, chị ta men theo đường nhỏ, vòng ra sau chợ Vồ tới đường Chu Văn An, qua cầu Am rồi theo con đường đất lổn nhổn vào chợ Vạn Phúc.

Chúng tôi kiên trì bám theo, đến cuối cuộc hành trình, nhóm PV cũng chứng kiến được cảnh chị ta cùng những túi thịt ế đi vào cổng khu B của Trường mầm non V.P (phường V.P, quận Hà Đông).

Để lý giải việc mua thịt của người phụ nữ này, chiều 5/4, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trường mầm non nói trên. Tại đây, bà Trần Thị H, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tất cả nguồn thực phẩm của trường đều có hợp đồng mua bán, làm như vậy để nếu không may xảy ra sự cố, cơ quan chức năng có căn cứ để truy cứu trách nhiệm. Nhật ký nhập hàng đều được ghi chép cụ thể từng ngày. Toàn bộ thức ăn chín đều được lưu mẫu bảo ôn sau 24h.

Nhóm PV đã đối chiếu, kiểm tra các văn bản, sổ sách ghi chép việc nhập thực phẩm hàng ngày từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Vào những ngày 19/3, 26/3 và 1/4 (thời điểm PV bắt gặp người phụ nữ mặc đồng phục mầm non mua thịt), trong sổ nhật trình ghi tên 3 giáo viên có trách nhiệm đi chợ. Cụ thể, ngày 19/3 là phiên của cô Đào Thị T.T, ngày 26/3 là cô Phùng Thị M.L và ngày 1/4 là cô Đỗ T. T. Đối chiếu chữ ký trong sổ nhật trình mua thực phẩm với sổ nhận lương của 3 giáo viên trên thì thấy hoàn toàn trùng khớp.

Chúng tôi đưa ảnh người phụ nữ được chụp tại chợ. Nhìn ảnh, bà Hiệu trưởng khẳng định đó là Đ.T.T. D. Về việc cô D mua thịt, bà H cho biết đó là do các giáo viên trong trường nhờ mua hộ. Bà Hiệu trưởng phân bua: “Có vài lần tôi thấy có mấy bọc thịt treo ở hành lang, tôi hỏi, các giáo viên cho biết nhờ chị D đi mua hộ rồi về chia nhau”.

Chúng tôi hỏi bà H có thể mời một số giáo viên từng nhờ cô D mua hộ thịt đến văn phòng được không? Lời đề nghị của chúng tôi được đáp ứng ngay. Khi gặp mặt, các giáo viên đều thừa nhận là có nhờ cô D mua hộ thịt ế, vì giá khá rẻ. Trong số các giáo viên nhờ mua hộ, có vài người nhận là mua về làm thức ăn cho những người thợ xây.

Bà H còn cho biết thêm, trong quy định của nhà trường không cho phép giáo viên vào bếp mà mang theo túi. Do vậy việc “tuồn” thịt ế vào trường là không thể.

Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, vậy là số thịt kia không phải mang về cho các cháu và hy vọng nó sẽ không bao giờ có mặt trong bữa ăn của các cháu ở đây.

Chợ thịt ế thuộc phường nào?

Ngày 9/4, PV đã làm việc với lãnh đạo phường Quang Trung (quận Hà Đông) để tìm hiểu về trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương trước sự hình thành chợ thịt ế. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách Quản lý đô thị cho biết: “Phường chỉ đạo công an, dân phòng thường xuyên ra dẹp chợ. Cái khó ở chỗ, trong chợ thịt ế là nơi người dân được phép họp chợ và thuộc quyền quản lý của phường Yết Kiêu. Khi đuổi ở ngoài, tiểu thương lại tràn vào bên trong nên rất khó để giải quyết triệt để. Công an phường không thể lúc nào cũng túc trực ở đây để xua đuổi”.

Mô tả ảnh.

Trung tá Nguyễn Trọng Thám, Phó trưởng Công an phường Quang Trung: “xua đuổi, tịch thu thịt ế mãi mà không hết”.

Cùng chung quan điểm với ông Đạt, Trung tá Nguyễn Trọng Thám - Phó trưởng công an phường Quang Trung cho biết: “Chợ thịt quá nhếch nhác và phản cảm. Bán toàn thịt ế, bày trên các tấm bìa bẩn thỉu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Công an phường đã bắt và tịch thu nhiều lần nhưng chưa giải quyết triệt để được. Trong kho còn bao nhiêu cân, dao, làn, túi. Chúng tôi chỉ quản lý dọc tuyến Quang Trung, vào sâu bên trong thuộc đất của phường khác. Khi đuổi bên ngoài, họ tràn vào bên trong. Khi công an rút đi họ lại tràn ra ngoài”. Điều này lý giải băn khoăn của nhóm PV về hành động kỳ quặc của công an và trật tự phường khi chỉ “quạt” các chủ hàng ở lề đường Quang Trung, đuổi được 5- 7m lại thấy công an, dân phòng... nhẹ nhàng đi ra.

Với thông tin từ lãnh đạo phường Quang Trung cho rằng từ mé đường trở vào 5- 7m thuộc quyền quản lý của phường Yết Kiêu, ông Đỗ Hữu Cai, Phó công an phường Yết Kiêu, phụ trách trật tự khẳng định: “Chợ thịt ế họp trên đường xương cá của đường Quang Trung. Tất cả các tuyến xương cá thuộc quyền quản lý của phường Quang Trung. Phường Yết Kiêu không dính dáng gì đến chợ thịt đó”.

Như vậy, theo khẳng định của lãnh đạo cơ quan chức năng 2 phường Yết Kiêu và Quang Trung, chẳng nhẽ đường vào chợ Vồ, nơi hình thành chợ thịt ế gây phản cảm, “nhếch nhác, mất an toàn vệ sinh thực phẩm” như chính họ thừa nhận lại là... đất vô chủ? Trong khi lực lượng chức năng các bên chưa phân định rạch ròi “lãnh thổ” và trách nhiệm của mình thì hàng tạ thịt ế mỗi ngày vẫn đều đều chui vào dạ dày người dân Thủ đô.Các cơ quan chức năng địa phương có biết đó là những tác nhân có thể gây bệnh nguy hiểm cho cộng đồng dân cư?

Trước việc hình thành, hoạt động của chợ thịt ế gần khu chợ Vồ, lãnh đạo phường Quang Trung (Hà Đông) bảo rằng: “Chúng tôi chỉ quản lý hành lang dọc tuyến đường Quang Trung, bên trong là đất của phường Yết Kiêu”. Phó Công an phường Yết Kiêu lại quả quyết: “Các tuyến xương cá dọc đường Quang Trung là địa bàn của phường Quang Trung”. Hóa ra, chợ thịt ế này hoàn toàn nằm trên đất “vô chủ”?

(Theo Giadinh.net)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,