- Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam được cho là cần phải có để giúp các DN đi "đúng đường ray pháp luật và đạo đức kinh doanh" trong hoàn cảnh DN bán hàng đa cấp có nhiều "tai tiếng".
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chiều 31/3, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. Tổng số thành viên là 32 doanh nghiệp (DN), với 700.000 nhà phân phối. Chủng loại hàng hóa được cho phép kinh doanh đa cấp đến nay đã lên tới con số 1.000 mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình…
Nước ép noni từng quảng cáo chữa được bách bệnh (ảnh: VNN) |
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, số lượng 32 DN bán hàng đa cấp trên cả nước là qui mô rất nhỏ so với hơn 350.000 DN trên cả nước hiện nay, nhưng nếu xảy ra tiêu cực thì tác động xấu tới xã hội của mô hình bán hàng đa cấp là rất lớn.
Vì vậy, ông Cục trưởng cho rằng, có một hiệp hội bán hàng đa cấp sẽ tốt hơn là không, nhất là trong hoàn cảnh kinh doanh đa cấp là loại hình bắt buộc phải có nếu VN muốn gia nhập WTO. Theo ông phân tích, qua kênh Hiệp hội, Bộ Công Thương có thể nắm bắt được thực trạng về mô hình kinh doanh này thay vì phải đi hỏi từng DN.
"Người tiêu dùng Việt rất cần được phổ biến kiến thức để hiểu đúng về bán hàng đa cấp và được cảnh báo về hành vi kinh doanh đa cấp bất chính. Hiệp hội Bán hàng đa cấp, nếu được Nhà nước cho cơ chế để "quản" DN thành viên hiệu quả, sẽ là tổ chức giúp người tiêu dùng phát hiện kịp thời kinh doanh lừa, hỗ trợ nhà nước xử lý nghiêm theo pháp luật". Nói cách khác, Nhà nước cần có sự chăm lo sau khi công nhận và cho ra đời 1 hiệp hội". (LS. Nguyễn Văn Hậu - Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM) |
Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thêm địa chỉ hướng dẫn phát hiện những công ty bán hàng đa cấp lừa đảo và gửi phản ánh, tố cáo. Đó là những công ty đa cấp thổi phồng tác dụng sản phẩm (như thực phẩm chức năng chữa được ung thư, HIV) hoặc dụ dỗ người tiêu dùng tham gia hệ thống bán hàng, hứa hẹn về các khoản siêu lợi nhuận dễ kiếm, những công ty từ chối nhận lại sản phẩm của người tham gia phân phối khi họ không tiêu thụ được…
Từ phản ánh của người tiêu dùng và căn cứ qui tắc về đạo đức kinh doanh và tiêu chí tư cách thành viên, Hiệp hội Bán hàng đa cấp sẽ khai trừ và kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay DN bán hàng đa cấp bất chính
Ông Bạch Văn Mừng cho biết, mô hình kinh doanh đa cấp đã tồn tại trên thế giới hơn 60 năm và phát triển mạnh ở nhiều nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu… Trong đó, Mỹ nổi tiếng với hệ thống luật pháp chặt chẽ cũng có hẳn một Ủy ban quốc gia về quản lý bán hàng đa cấp.
Tại Việt Nam, mô hình bán hàng đa cấp xuất hiện năm 1998 và đã được Chính phủ công nhận từ năm 2005.
Chiểu theo Luật Cạnh tranh và Nghị định 110 qui định về quản lý bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã ban hành nhiều quyết định xử phạt các vi phạm này. Từ năm 1998 - 2005 Việt Nam đã có 13 DN bán hàng đa cấp phải ngừng hoạt động, trong đó, 1 DN là công ty Sinh Lợi bị rút giấy phép.
Tại TP HCM, đoàn kiểm tra liên ngành cũng vừa phát hiện 60 đơn vị bán hàng đa cấp vi phạm không có giấy phép, không có thẻ… như Yago, Thiên Ngọc, Minh Uy…
Và cho đến nay, mô hình này vẫn có nhiều tai tiếng như quảng cáo sai sự thật, bán với giá “trên trời". Ông Bạch Văn Mừng khuyến cáo người tiêu dùng tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định mua hàng hay tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
-
Phạm Huyền
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |