-Trong thời buổi mua may hơn mua khôn, người tiêu dùng vừa phải trông chừng chất lượng hàng hóa vừa phải soi từng chi tiết trong hóa đơn kẻo hụt hầu bao.
Kinh hoàng thực phẩm quá date, mất ATVSTP
Mặc dù tiết canh đã bị cấm bán cách đây gần một năm nhưng ở thời điểm hiện tại, người dùng vẫn dễ dàng tiếp cận mặt hàng tươi sống này bởi mua đâu cũng có. Cả người mua và người bán đều xuề xòa giải thích "có cung ắt có cầu" mà không nghĩ rằng mình chưa tôn trọng, chấp hành luật pháp cũng như việc ăn tiết canh có thể gây ra mối nguy về dịch bệnh cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, những mặt hàng được xác nhận là chính hãng nhưng sự khác biệt về vỏ và mùi vị cũng khiến người tiêu dùng lo ngại. Kẹo Happydent White bốc mùi nhựa nồng nặc, bia Heineken bong sơn như hàng chợ, có vị đắng. Nhà sản xuất cam đoan sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình và đảm bảo chất lượng. Nhưng những cam đoan này không trấn an được người dùng bởi vị giác, thị giác của họ đã trực tiếp cảm nhận mẫu mã và chất lượng sản phẩm và bởi ngay từ xa xưa, ông bà đã dạy: "trăm nghe không bằng một thấy." Thông tin về mực làm bằng cao su làm xôn xao dư luận trong tuần trước đã kéo các nhà khoa học vào cuộc. Bước đầu, họ khẳng định mực này có thể không phải làm bằng cao su mà làm bằng xenlulo và được tẩm ướp còn độc hại hay không thì phải chờ nghiên cứu. Tuy nhiên, mực là mực mà xenlulo là xenlulo, hàng giả không thể là hàng thật và người dùng không cảnh giác sẽ phải trả tiền oan cho một thứ sơn phết giả tạo. Trong khi đó, bếp ga - mặt hàng có mặt trong gian bếp của hầu hết các gia đình hiện đại thì lại đang bị thả nổi tiêu chuẩn an toàn. Mỗi doanh nghiệp sản xuất tự đặt ra tiêu chuẩn và tung bếp ra thị trường theo tiêu chuẩn tự đặt của mình không có ai kiểm tra, giám sát. Bởi vậy nỗi lo sống với quả bom nổ chậm trong nhà của người dùng cũng chằng phải là quá xa xôi. Trước hỗn loạn thông tin hàng thật - hàng giả, nhà sản xuất đã chính thức lên tiếng khẳng định Siro KidGrowth chỉ có một loại và chưa từng đổi mẫu mã. Những chiêu "móc tiền" cao tay Đừng chỉ chăm chăm lo chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên nhẩm lại hóa đơn, đối chiếu mặt hàng và tính toán lại bởi không phải lúc nào người bán cũng tính đúng.
Siêu thị Metro cũng tính sai hóa đơn cho khách bởi nhân viên dán nhầm mã hàng hóa. Ngân hàng cũng làm người dùng "hụt két" với tư vấn về việc không rõ về việc cần ra đổi sổ tiết kiệm khi đáo hạn. Hãng hàng không lớn nhất nước Vietnam Airlines có cách hoàn vé 100% nhưng làm khách hàng thiệt một nửa tiền. Thegioididong thu tiền bảo hành nhưng khi kiểm tra, khách mới té ngửa khi sản phẩm của mình vẫn y nguyên trạng thái trước bảo hành. Bác sĩ kê đơn thuốc viêm họng 600 ngàn đồng trong đó 3/4 là thuốc bổ khiến cho nhà bệnh nhân nghèo khốn đốn chạy vạy tiền thuốc thang. Còn kẻ cướp ngoài đời thì làm cho cả một chuyến du lịch chưa đi đã lỗ. Trên thị trường, có một thang thuốc "thần" được quảng cáo chữa được bệnh ung thư. Song điều "thần diệu" duy nhất mà nó làm được với không ít ác tâm là móc tiền từ túi bệnh nhân và đánh cắp luôn hi vọng của họ. Vẫn biết có bệnh thì vái tứ phương nhưng cũng nên cân nhắc trước khi lựa chọn một thang thuốc được quảng cáo một tấc tới giời để thân mang bệnh lại thêm nặng nề vì phải khoác thêm cục tức. Người dùng Việt cũng đã quan tâm hơn tới quyền lợi của mình và sẵn sàng mời doanh nghiệp "đáo tụng đình" ngay khi Luật bảo vệ Người tiêu dùng chính thức được ban hành. Tuy nhiên, đó là tương lai, bởi hiện tại dù có tự đo dung lượng ADSL 8 tháng để so sánh, kiên trì khiếu nại từng ấy thời gian, người dùng vẫn thua nhà mạng. Chỉ tính đến yếu tố am tường kĩ thuật, hiển nhiên, bất cứ khách hàng thông thường nào cũng phải thua nhân viên kĩ thuật của nhà mạng chứ chẳng kể gì đến việc tính cước. Trước tòa, người dùng sẽ cần đến một tổ chức trung gian, một bên thứ 3 có trình độ tương đương với bên doanh nghiệp để giúp bảo vệ quyền lợi của mình bởi nếu không mọi thứ sẽ về mo.
"Thương trường như chiến trường" - so sánh này không chỉ đúng với các doanh nghiệp mà còn đúng với người tiêu dùng. Tỉnh trí để chọn lựa mặt hàng, dịch vụ tốt nhất; tính toán để tiết kiệm; tranh giành để được sở hữu hàng độc, hàng hiếm và đấu tranh với doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi chính đánh của mình - cuộc chiến để trở thành người tiêu dùng thông thái không bao giờ khoan nhượng và dễ dàng. Nhắn tin
TIN LIÊN QUAN
Giới văn phòng và sinh viên Hà Nội "được" thêm một phen lo lắng khi cơm bụi được nấu cạnh chuồng lợn và có một chợ thịt ế giữa lòng thủ đô với những khách thu gom bí ẩn. Bà bầu thì tố uống phải sữa đậu nành vón cục còn cánh đàn ông chưa uống phải rượu giả đã đau đầu vì khó có cách phân biệt trong thời buổi thật giả lẫn lộn này.
Bia Heineken tróc sơn như hàng chợ. Ảnh: VNN
Laptop của khách sau khi sửa tại Thegioididong. Ảnh: VNN
Tuần qua VietNamNet đã đăng bài, viết theo phản ánh của Hoàng Trọng Hảo, Nguyễn Lê Kim Ánh, chị V, Đặng Bích Thủy, anh N.A, Nguyễn Đình Sơn, Quách Thái Uyên, Bùi Ngọc Thúy, chị T.
Chúng tôi đang viết theo phản ánh của các bạn Nguyễn Cao Thanh, Lê Thị Khuyên, chị Thoa (Hải Phòng), T.V, Hạ Uyên, Trần Thị Phương, Lưỡng Lê Chân, Trần Quốc Vinh, Nguyễn Cao Thắng, Phạm Văn Thông, Nguyễn Văn Dương, Phan Sĩ Nam, Khánh, Bùi Kim Thắm, Nguyen Thi Karis...
VietNamNet cũng đang xác minh phản ánh của các bạn Nguyễn Văn Đào (Hà Nội), Nguyen Van Loi (Tp.HCM), Trần Ngọc Đức (Long Khánh), Ngô Huỳnh Kim Trung (Tp.HCM) về bảo hành; Hoàng Quốc Vũ (Hà Nội) về chất lượng thép; Trần Thanh Tùng (Nam Định), Nguyễn Ngọc Thiên Ân (Tp.HCM) về chất lượng xe máy; Nguyễn Anh Vũ (Tp.HCM), Nguyễn Đức Hạnh (Tp.HCM), anh Ngân (Biên Hòa) về chất lượng thực phẩm; Nguyễn Văn Tâm (Hà Nam) về cung cấp điện; Song Bang về giá vé bãi đậu xe; Phạm Văn Tiềm (Hà Nội) về thực thi luật giao thông; Ngô Như Bảo (Hà Nội) về vấn đề nước; Nguyễn Hùng (Hà Nội), Phan Thi Dien (Hà Nội), Lê Thị Khuyên (Đà Lạt), Ngô Duy Khánh (Tp.HCM) về ATM; Micheal Truong (Canada) về chất lượng thuốc; Phạm Văn Hòa (Vinh) về việc bị cắt điện nước.
Chúng tôi đồng thời xác minh các phản ánh sau đây:
- Về chất lượng viễn thông của Lý Ngọc Thanh (Hà Nội), Đặng Xuân Lưu (cty Profipak), Nguyễn Sơn Tùng (Hà Nội), Hoàng Long (Tp.HCM), Ngô Bảo (Tp.HCM), Bùi Ngọc Kính (Hà Nội); Võ Quốc Khánh (Tp.HCM), Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội), Đậu Tiến Công (Hà Tĩnh).
- Về mạng ADSL: Ngô Ngọc Hoàng (Đồng Nai), Tiến TN (Hà Nội), Nguyễn Nhất Định (Tp.HCM).
- Về phục vụ và giá cả của hãng hàng không: Pham Huy Trung, Pham Tuan Dat, Vương Thị Thảo, Nguyễn Thị Bích Ngà.
- Về bảo hiểm và tư vấn tài chính: Anh Quang (Nghệ An), Nguyễn Ngọc Thư, Lưu Minh Khoa (Tp.HCM), Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội), Van Khanh (Nha Trang), V.L (Tp.HCM).
- Về vấn đề mua bán lừa và lừa đảo trên mạng: Lê Như Quỳnh (Tp.HCM), Nguyễn Ngọc Anh (Bình Dương), Trương Vĩnh Bình (Hà Nội), Lê Thanh Định (Thanh Hóa), Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội), Quang Hòa (Tp.HCM).
Chúng tôi đã chuyển phản ánh của anh Nguyễn Thành Trung về chất lượng nước uống đóng chai đến nhà sản xuất giải thích và thông báo hướng giải quyết của đơn vị này về trường hợp của anh.
Chuyên mục trân trọng cảm ơn các bạn đã dành thời gian chia sẻ thông tin: Ngoc Linh Do ngoclinh...@gmail.com, Nguyen Ngoc Hung (Thai Nguyen), quachdinhtoipc@...(Phong Chương - Thừa Thiên Huế), Lexuan88@..., Dinh Quy ndq_tlh@...
Tuy nhiên, để phản ánh của các bạn lên báo và trở thành tiếng nói tự bảo vệ hữu hiệu của các bạn, chúng tôi cần các bằng chứng liên quan câu chuyện mà các bạn kể (các vật chứng, văn bản giấy tờ, ảnh, clip hoặc đoạn ghi âm...), đặc biệt là số điện thoại cá nhân của các bạn. Chúng tôi đảm bảo giữ bí mật số điện thoại và danh tính của bạn đọc nếu cần.
Kính mời bạn đọc chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo các cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc:
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc:
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng, giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
-
Huyền My (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |