221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1274970
Tin nhắn lừa rầm rập "rót mật" vào thuê bao di động
1
Article
null
Tin nhắn lừa rầm rập 'rót mật' vào thuê bao di động
,

- Một phần không nhỏ tin nhắn rác là loại tin nhắn"mật ngọt" báo trúng thưởng và tặng quà. Trót trả lời, tài khoản hụt ngay 15 ngàn đồng.

TIN LIÊN QUAN

"Mật ngọt" nếm 1 lần "trả phí" 15 ngàn đồng

Mở mắt thấy tin nhắn được tặng quà, đang làm việc thấy tít tít, lại tin nhắn trúng thưởng, chạy xe trên đường lại thấy cái điện thoại báo tin để biết cách sử dụng dịch vụ 3G, hãy soạn tin đến 67xx -87xx... Người dùng di động loạn lên với quà tặng, với trúng thưởng, chẳng biết đâu là thực là hư nhưng cứ soạn tin là mất 15.000 đồng.

Mô tả ảnh.
Để "nhận quà", phải trả 15.000 đồng. Ảnh minh họa: HM
Kiểu lừa thứ nhất là tin nhắn thông báo người nhận tin trúng giải thưởng trong chương trình bốc thăm may mắn nhân dịp nào đó của nhà mạng và mời nhắn tin 3-4 lần tới đầu số 67xx-87xx để xác nhận trúng thưởng. Biến thể của kiểu lừa này là tin nhắn về chương trình khuyến mại nhân đôi, nhân ba tài khoản của nhà mạng với việc nhắn tin theo cú pháp với mã số thẻ nạp về một đầu số.

Kiểu tin nhắn lừa thứ hai: bạn nhận được quà tặng từ một người bạn, từ số máy 09xxxxxxxx, 012xxxxxxxx, để biết tên người gửi và tải về soạn tin D gửi 67xx. Giữa cuộc sống bận rộn và quay cuồng này, vào một ngày đẹp trời, bỗng dưng nhận được thông báo có quà tặng âm nhạc cùng lời yêu thương từ một người giấu mặt, không ít người được tin nhắn tủm tỉm cười và làm theo hướng dẫn. Để rồi sau đó, họ cay đắng nhận ra mình đã tự chui vào một cái bẫy ngọt ngào: chẳng có quà tặng cũng chẳng có người tặng quà, tự tiền túi mình bỏ ra mua dịch vụ mình không có nhu cầu. Cảm giác mất tiền không đau bằng cảm giác bị lừa ngọt.

Loại tin thứ ba là tin nhắn mời cài đặt GPRS hay để biết cách dùng dịch vụ 3G soạn tin gửi 67xx-87xx. Sau khi nhắn tin theo hướng dẫn này, người dùng nhận được tin nhắn hướng dẫn cú pháp đăng kí GPRS miễn phí của nhà mạng và quà tặng thêm là 15 hình nền, nhạc chuông. Trên thực tế, việc đăng kí GPRS hoàn toàn miễn phí và những thông tin về mạng 3G không có gì mới.

Nghe đến chữ quà tặng hay trúng thưởng, người chưa biết thì tò mò hớn hở, không biết ai tặng quà và trúng thưởng cái gì nhưng khó tìm hiểu vì số điện thoại gửi tin không gọi được. Lại có người nghi vấn: "tôi nghi đây là tin nhắn lừa mong báo cảnh báo người tiêu dùng và có ý kiến với nhà cung cấp dịch vụ". Người biết rồi thì cũng chỉ biết cách xóa tin nhắn và lầm bầm chửi thầm trong miệng "lại bọn lừa đảo láo toét".

Kiểu kinh doanh nhập nhèm

Các tin nhắn thuộc các dạng như trên đều được gửi từ những số trả trước và không được dán nhãn QC. Dù các tin này được gửi từ số máy cá nhân do một ai đó làm hoặc được gửi đi từ một hệ thống phát tán tin nhắn thì cái đích cuối cùng nhận tin và trừ tiền tin nhắn là đầu số 67xx-87xx.

Mô tả ảnh. ’Tin
Tin lừa dạng "mật ngọt" được gửi từ các số trả trước và đích đến luôn là đầu số 67xx - 87xx. Ảnh: HM

Ở kiểu tin nhắn 1, các nhà cung cấp dịch vụ có thể lí giải do cá nhân lợi dụng dịch vụ của mình và lên tiếng cảnh báo. Nhưng ở kiểu tin nhắn 2 và 3, thật khó để đổ lỗi cho một ai đó bởi không ai bỏ công soạn một mẫu tin giống hệt nhau gửi cho hàng loạt số thuê bao để doanh nghiệp sở hữu đầu số được hưởng lợi. Thực chất là một dạng tin nhắn "bán khéo" dịch vụ giá trị gia tăng của nhà cung cấp dịch vụ.

Kiểu tin nhắn 2 và 3 lẽ ra phải là một tin QC như thông thường, được dán nhãn đánh dấu để người dùng nhận biết nhưng ở đây lại tráo nội dung, đánh vào tâm lý tò mò để lừa người dùng di động. Kiểu kinh doanh nhập nhèm, lập lờ đánh lận con đen này được sử dụng từ rất lâu với những biến tướng ngày càng tinh vi.

Nghị định 90/2008/NĐ-CP coi "tin nhắn với mục đích lừa đảo" là một dạng tin rác nhưng chỉ có những quy định xử phạt chung về những vi phạm liên quan tới tin rác mà không có quy định xử phạt riêng nào về dạng tin với mục đích lừa đảo này.

Trong lúc đó, người dùng vừa đau đầu vì bị tin rác làm phiền mà không có "liều thuốc" nào hiệu quả, lại xót xa vì mắc lỡm hay cảnh giác nhắc nhau cẩn thận kẻo bị lừa với những quà tặng giấu tên hoặc giải thưởng từ trên trời rơi xuống.

Trong hai tháng đầu năm, Thanh tra Bộ TTTT kết hợp với Trung tâm VNCERT tiến hành kiểm tra đột xuất 10 CP đã phát hiện ra 7/10 doanh nghiệp vi phạm quy định như gửi tin nhắn rác, cung cấp các thông tin kích động mê tín dị đoan..., xử phạt hành chính 200 triệu đồng và đang tiếp tục thực hiện thanh tra trên quy mô lớn.

Theo một thống kê không đầy đủ, cả nước có hơn 600 CP và mới chỉ có 50 doanh nghiệp được cấp phép gửi tin nhắn quảng cáo (theo danh sách trên website điều phối chống thư rác). Như vậy có tới hơn 550 doanh nghiệp chưa được cấp phép và trong số này có những doanh nghiệp vẫn lách luật bằng cách dùng số trả trước gửi tin rác với mục đích lừa người khác dùng dịch vụ.

  • Huyền My

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,