Thú nhồi bông được các bé ưa thích, ôm suốt ngày, đưa đi khắp nơi để chơi hay làm gối ôm để ngủ. Thế nhưng ít ai biết, thú nhồi bông có thể là nơi sinh sản của vô khối vi khuẩn, côn trùng và nguy cơ cao khiến trẻ hít phải các sợi tơ bụi.
TIN LIÊN QUAN
Dị ứng, nghẹt thở do thú nhồi bông
Trên đường Xuân Thủy (Hà Nội), chúng tôi mua một con thú nhồi bông hình con chó to bằng một đứa trẻ 10 tuổi với giá chỉ hơn 100.000đ. Sau khoảng hơn 10 ngày sử dụng con thú bị rách toác để lộ lớp bông nhồi phía trong. Thật kinh khủng! Lớp nhồi toàn bằng vải vụn cùng bông và đệm mút cũ được cắt nhỏ. Thậm chí, có lớp đệm còn bám đầy đất bẩn. Ngoài ra, lớp vải để dệt lông thú bông rất mỏng và thưa khiến các sợi tơ dễ dàng bay ra cũng như thú nhồi nhanh rách.
Theo KS Trương Phi Nam, Viện Dệt may Việt Nam, thú nhồi bông là đồ chơi được nhiều trẻ ưa thích. Có những trẻ sở hữu hàng chục con thú nhồi bông. Với những thú bông của nhà sản xuất đảm bảo uy tín thường dệt lớp lông phía ngoài bằng chất liệu sợi tơ hóa học còn phía trong nhồi bông hóa học.
Chất liệu này đáp ứng được yêu cầu vừa trắng lại rẻ nhưng cũng hạn chế côn trùng làm tổ. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định thú nhồi bông là đồ vật dễ bám bụi bẩn cũng như nơi tích tụ vi khuẩn nhiều nhất trong các đồ chơi trẻ em.
Ngoài ra, đối với các loại thú bông được bán nhiều với giá rẻ hiện nay chủ yếu là hàng gia công. Loại này được làm dựa trên lợi nhuận nên người làm có thể tận dụng bất cứ loại vải, đệm phế thải để làm chất liệu.
"Đệm mút hay vải cũ là nơi làm tổ của nhiều loài vi khuẩn. Với độ ẩm, mồ hôi do bé ôm vào người khiến loài này sinh sôi nhiều hơn. Ngoài ra, sợi tơ được dệt một cách cẩu thả, dễ rơi ra khiến trẻ có nguy cơ hít vào mũi từ đó dẫn đến nghẽn đường thở hay bị phổi bụi... Đã có nhiều trẻ bị dị ứng và nghẹt thở do chơi thú bông", KS Nam nhấn mạnh.
Loài mạt bụi đua nhau sinh sôi trong thú nhồi bông
PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW cho hay, ông đã có các thí nghiệm khảo sát cho thấy, loài mạt bụi sinh sôi nhiều ở đệm, chăn ga gối đặc biệt là thú nhồi bông của trẻ. Trẻ chưa có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ cho đồ dùng, ngoài ra các bậc cha mẹ cũng thỉnh thoảng mới giặt đồ chơi. Khi đồ chơi bám bụi bẩn, trẻ ôm vào người hay làm gối ngủ khiến độ ẩm của đồ dùng này tăng thêm là điều kiện sinh sôi của loài mạt bụi.
Thú nhồi bông là đồ chơi được nhiều trẻ ưa thích
"Loài mạt bụi tự sinh ra và sống trong các đồ dùng. Chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ khoảng 25 - 28 độ C, độ ẩm từ 70 - 80%. Thời điểm tốt nhất là tháng 3 - 4 hàng năm, khi trời nồm. Mùa hè nắng nóng chúng có thể chết khi phơi đồ dùng dưới nắng nóng. Còn trường hợp cứ ôm vào người khi mồ hôi nhễ nhại càng khiến chúng phát triển nhanh hơn. Thức ăn của các loài mạt là các loại da chết, vảy sừng của người và bụi bẩn, bột mỳ có trong đồ dùng", PGS Châu cho hay.
Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ cần vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ. Đối với thú bông nên giặt và phơi nắng. Nếu cần có thể giũ qua nước sôi để giết chết loài mạt và các vi khuẩn khác. Không nên để thú bông lên giường ngủ. Vệ sinh chăn màn, đệm và ga gối thường xuyên bằng cách giặt và phơi nắng.
PGS.TS Nguyễn Văn Châu đã chứng kiến loài mạt này sống trong cơ thể người nhất là trẻ em khi kết hợp kiểm tra cùng các bác sĩ tại khoa Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Chỉ cần ngoáy mũi, họng đã có rất nhiều con này sống trong đó. Loài mạt có thể gây nên các bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Nguy hiểm nhất là ở trẻ nhỏ và người già. |
(Theo Bee.net)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |