- Bỏ tiền tỷ mua căn hộ khu chung cư Mỹ Thuận nhưng ngay mùa mưa đầu tiên dọn đến nhà mới, gia đình chị Nguyễn Thị Thúy đã phải mặc áo mưa... chống đỡ nước dột từ trần nhà xuống.
Vào nhà phải... mặc áo mưa
Phản ánh về tòa soạn Báo VietNamNet, chị Lê Thị Thúy (chủ căn hộ 904B chung cư Mỹ Thuận, TP.HCM) bức xúc: "Tôi mua căn hộ 904B tầng áp mái chung cư Mỹ Thuận của Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn M&C cuối năm 2007. Ngay cơn mưa đầu tiên mùa mưa 2008 (sau khi chuyển đến ở chưa đầy năm) thì nhà bị dột, cả phòng tắm lẫn phòng khách đều chịu chung số phận. Đặc biệt phòng phụ nối giữa toilet và phòng ngủ bị dột nặng đến mức tấm thạch cao trên trần trịu xuống".
Căn hộ tầng áp mái 904B bị "Bà Thủy" tấn công khi trời đổ mưa. (Ảnh: Thiên Nga) |
Chị Thúy kể, chị báo Ban Quản lý chung cư nhưng gần một tháng sau mới có thợ đến sửa. Suốt thời gian đó, gia đình chị phải… mặc áo mưa khi đi lại trong nhà để tránh ướt.
"Tưởng rằng sau đó sẽ được yên thân, nào ngờ mùa mưa 2009 trần nhà lại… dột nặng hơn. Tôi lại cấp tốc báo với Ban quản lý, lại dài cổ chờ đợi, lại vẫn anh thợ cũ năm trước được thuê đến. Và rồi lại tiếp tục dột nước. Thật không thể hiểu chất lượng chung cư này? Hay cả tỷ bạc bỏ ra chỉ mua được chỗ ở thế này thôi sao?”- chị Thúy bức xúc.
Tại thời điểm đó (cuối 2009), do còn hạn bảo hành nên căn hộ của chị Thúy vẫn được chủ đầu tư “chiếu cố” khắc phục.
Khi thợ vừa sửa chữa xong thì cũng vừa hết mùa mưa. Nhưng chỉ vài cơn mưa đầu mùa năm 2010, căn hộ nhà chị Thúy hứng ngay một lượng nước lớn chảy dột từ trần nhà xuống.
“Những đợt mưa sau càng lúc càng lớn khiến nước chảy tràn cả vào phòng ngủ. Mỗi chiều đi làm về, tôi phải hì hục tát nước mưa từ phòng ngủ ra phòng khách, rồi từ phòng khách tát vào nhà vệ sinh và lau khô sàn nhà. Có hôm tôi đang cắm cúi tát nước thì bất ngờ một mảng thạch cao và vữa từ trên trần nhà rơi xuống trúng vai”- chị Thúy rầu rĩ kể.
Hết hạn bảo hành: A lê... “thoát”?
Vẻ ngoài hào nhoáng của căn hộ dột nước! (Ảnh: Thiên Nga) |
“Cách đây khoảng 1 tháng, trần la phông thạch cao căn 904B bị thấm nước khiến nhà bị dột ướt. Ban Quản lý đã giúp khách hàng liên hệ thợ sửa. Nhưng khách hàng và thợ không thỏa thuận được giá cả nên việc sửa chữa không được tiến hành. Mấy ngày sau đó, trời lại mưa quá to nên tình hình mới nghiêm trọng như vậy. Nếu chị Thúy tiến hành sửa chữa sớm thì đâu đến nổi!”- ông Vũ nói.
Cũng theo ông Vũ, tầng áp mái với hơn chục căn hộ nhưng không hiểu sao chỉ mỗi căn 904B gặp sự cố. Và lý giải: Có lẽ do sức gió tạt qua nóc mái tôn khiến nước mưa chảy leo ngấm vào tấm trần gây dột nước (?!)”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, không chỉ riêng căn hộ chị Thúy gặp tình trạng này mà nhiều hộ khác cũng bị dột tương tự, như căn 901B, 902B… Ông Vũ sau đó cũng đã xác nhận những hộ trên có dột nước nhưng đã được sửa chữa.
Chị Thúy nghi vấn: chủ đầu tư, công ty M&C đã dùng tôn dỏm, không đạt tiêu chuẩn nên mới không chịu được sức gió tạt và mưa lớn. Chị đặt vấn đề: “Thì ra, thời gian bảo hành 2 năm chủ đầu tư áp dụng là cho có lệ chứ không thể hiện trách nhiệm của mình. Như vậy gọi là bảo hành sao? M&C chỉ làm qua loa và đợi hết hạn bảo hành để buộc chủ hộ phải chi tiền túi, nếu không muốn mặc áo mưa dưới chính mái nhà mình ở!".
-
Thiên Nga
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |