221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1300417
Tiêu dùng tuần qua: rùng mình với đồ giải khát
1
Article
null
Tiêu dùng tuần qua: rùng mình với đồ giải khát
,

-Khách hàng thể hiện sự lo ngại khi đồ giải khát từ nước ngọt đến bia tươi có những dấu hiệu bất thường; trong khi đó những sản phẩm chất lượng thật giả lẫn lộn cũng khiến người tiêu dùng thêm hoang mang

TIN LIÊN QUAN

Rùng mình với nước giải khát

Yêu cầu của khách hàng về các mặt hàng thực phẩm, nước giải khát ngày càng khắt khe thì hiện tượng sản phẩm "biến đổi" càng trở nên không còn là "chuyện hiếm". Khách hàng liên tục
"đụng" sản phẩm hỏng, nước giải khát đổi màu từ nâu sang vàng trong, bị lưng hay bia tươi lắng cặn dù chưa hề mở nắp. Ngay cả sản phẩm nước nhận là tinh khiết cũng "bốc mùi" kèm với vị tê trên đầu lưỡi. Đáng buồn là một số nhà sản xuất có xu hướng chọn giải pháp "lặng thinh" trước sự nổi giận của khách hàng.

NGK.jpg
Khách hàng liên tục "tố" nước ngọt, bia có dấu dấu hiệu bất thường.
Trước nguy cơ thực phẩm "bẩn" xâm lấn thị trường tăng cao, người tiêu dùng luôn được nhắc nhở
lọc kĩ thông tin bao bì thực phẩm trước khi chọn mua. Sản phẩm được sản xuất để ăn liền cũng được khuyên: không nên ăn liền. Tuy nhiên, thực phẩm vẫn là mặt hàng nguy hiểm vì không có hiện  rõ rệt khi thay đổi chất lượng như nước giải khát. Gạo thơm đôi khi không phải vì chất lượng mà là mùi ướp của... thuốc chống côn trùng. Nguy hại hơn, để tăng doanh thu những gian thương buôn thịt cá không ngần ngại dùng "thần dược" ép lợn tăng 40kg chỉ trong 1 tháng, lấy đạm u-re ướp cá cho... tươi. Đôi khi những bà nôi trợ đành mách nhau chọn hàng xấu mã để an tâm còn hơn mua hàng "ngon mắt" mà không rõ về chất lượng.

Tiêu dùng thời "vàng thau lẫn lộn"

images2011504_Nokia_E72.JPG
Hết lo Nokia hở nắp, khách hàng lại lo đến chuyện hàng "dỏm".
Thực phẩm, nước giải khát chỉ là 1 trong hàng trăm nghìn mặt hàng tiêu dùng khiến khách hàng đau đầu mỗi khi mua bán. Không kể những mặt
hàng "dỏm" sản phẩm có thương hiệu, ngay cả những sản phẩm chính hãng cũng đã qua thời "ăn chắc mặc bền". Sự xuống cấp của chất lượng không chỉ xuất hiện ở sản phẩm trị giá vài trăm ngàn hay vài triệu đồng, đến chung cư trị giá bạc tỷ cũng thể hiện chất lượng "đáng sợ" khi buộc khách hàng đội mưa ngay trong căn hộ sang trọng.

Do vậy, thật khó trách khi khách hàng trở nên khó tính hơn, kiên quyết đòi trả lại chỉ vì cái mác
Made in VietNam. Không phải vì khách hàng không tin dùng sản phẩm Việt mà chuyện "gọi gà được vịt" không hiếm khiến khách không còn đủ tin tưởng đó là hàng nội.

Nỗi băn khoăn của người tiêu dùng càng thêm chất chứa khi chất lượng sản phẩm luôn được quảng cáo một tấc lên đến...vũ trụ. Như đèn gọi là
"chống cận" dù chẳng được chứng nhận nào của ngành nhãn khoa. Hay thuốc quảng cáo tác dụng tăng cân siêu tốc lại có thể gây sụt cân khó lường.

Trong thời buổi người bán kẻ mua đều có thể trở thành nạn nhân của những vụ
lừa đảo thì việc mách nước để khách hàng bớt khổ trở nên đáng quý hơn bao giờ hết. Những tuyệt chiêu chống khổ khi đi xe khách, ứng phó với "đao phủ" khi xe hỏng giữa đường hay tránh sự cố khi bay sang nước ngoài là những cẩm nang người tiêu dùng có thể tham khảo trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Sự cẩn thận luôn được khuyến cáo là cần thiết không chỉ khi mua laptop cũ hay thay lõi pin.

Bên cạnh những băn khoăn tiêu dùng, người dân vẫn tiếp tục "tố khổ" vì vài nhà vi phạm lưới điện khiến cả thôn "chịu phạt" bị
cắt điện. Và người tiêu dùng vẫn "mơ" về một ngày mua bán không phải bức xúc, hoang mang về chất lượng sản phẩm hay thái độ dịch vụ.

Nhắn tin

Tuần qua, chúng tôi đã có bài viết theo phản ánh của bạn đọc B.L, Dương Hải Vũ, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Đức Quỳnh về chất lượng nước giải khát; Nguyễn Thị Thúy về chất lượng chung cư; người dân làng Phú Đô (Từ Liêm, Hà Nội) về chất lượng dịch vụ điện; Nguyễn Duy Quang về chất lượng điện thoại di động.


Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện bài viết theo phản ánh của bạn: Nguyễn Đức Thịnh về vay tài chính; Bùi Kim Dậu, Hà Thị Nguyên chất lượng dịch vụ ATM; Nguyễn Thị Lan về dịch vụ điện; Trần Duy Hưng về việc bồi thường sau thôi việc; Nguyễn Thịnh về kem trị mụn; Lan Anh về chất lượng nước đóng bình; Nguyễn Hoài Bảo về đổi quà thưởng; Lê Hồng Quang về đổi quà thưởng; Nguyễn Lê Bá Khang, Nguyễn Tuyết Hồng về bảo hiểm xã hội; Lê Viết Tuấn về chất lượng sản phẩm sữa; Phạm Thế Chiến về dịch vụ tại siêu thị; Nguyễn Minh Tuấn về du lịch lừa đảo; Nguyễn Xuân Huẩn, Đỗ Văn Hiển về chất lượng nước giải khát; Nguyễn Đức Thịnh về bảo hành điện thoại di động; ...


Đồng thời, chúng tôi cũng đang xác minh theo phản ánh của các bạn đọc: Phạm Chí Hiền (Hà Nội) về giao dịch chứng khoán; Phạm Thị Liên (Hà Nội), Nguyễn Văn Lợi (Hà Nội), Nguyễn Đặng Dưỡng (Quảng Ninh), Duy Thế Hải; Phạm Ngọc Thảo, Huy Bình, Nguyễn Thanh Tùng, Luu Anh Duc, Trần Thị Tươi (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ viễn thông; anh Hải (Tp. HCM) về bảo hành điện thoại; Vũ Ánh Nhật, Nguyễn Hữu Thưng, Nguyễn Thái Hòa, Nguyen Tuan về chất lượng truyền hình cáp; Phạm Công Chánh về bồi thường bảo hiểm sau tai nạn; Nguyễn Thị Kim Dung (Bình Phước) về quấy rối điện thoại; Lê Thế Hòe (Thanh Hóa) về dịch vụ bảo hiểm; Giản Văn Trí (Tp. HCM), Lương Văn Lãm (Tp. HCM)  về chất lượng nước giải khát; chị Hà nghi ngờ về bếp gas giả; Nguyễn Thị An Thương, Trương Thị Ngọc Phượng bức xúc về dịch vụ xe khách; Vũ Thị Ngân về bảo hành sản phẩm điện tử; anh Khánh (Sơn La), Lê Vinh Tuấn về chất lượng hàng điện lạnh; Khiếu Văn Công (Tp. HCM) về nguồn gốc sản phẩm.


Nguyễn Tuấn Ba (Hà Nội) bức xúc về tốc độ truy cập mạng; Quang Kiệt về chất lượng dịch vụ hàng không; Trần Huỳnh Duy Khoa (Tp. HCM), Nguyễn Mạnh Cường, Tô Phúc Vĩnh Nghi, Vũ Thị Ngân (Tp.
HCM) về chất lượng dịch vụ bảo hành; Nguyễn Thị Phụng (Tp. HCM) về gạo đong thiếu; Nguyễn Thị Thanh Hiền về thái độ nhân viên dịch vụ giải trí; Dao Hong Nam về chất lượng dịch vụ đường sắt; Hai Ho về phòng răng hoạt động không giấy phép; Dương Văn Quốc (Hải Dương) về dịch vụ cho thuê trọ của kí túc xá; Nguyễn Thị Tâm (Bắc Giang) về chất lượng thực phẩm; Sơn (Hà Nội) về giá vé gửi xe; Do Thi Thom về cây xăng gian; Mai Hiếu Phước (Tp.HCM) về thái độ bán hàng; Hoàng Anh về bán hàng qua truyền hình; Ho Viet Hai về công ty du lịch; ...

Để việc xác minh được chính xác, kịp thời, chuyên mục mong nhận được thông tin về số điện thoại liên lạc của bạn đọc Huong Nguyen về chất lượng sản phẩm sữa chua; Nguyen Tran Huy Vu về dịch vụ khu du lịch; Vũ Nguyen Tan về chất lượng dịch vụ bảo hành; Kaito Kitudo về chất lượng dịch vụ viễn thông; Hoa Mai Corp về thái độ nhân viên siêu thị; Trần Anh Tuấn, Trần Tuấn Vũ (Hà Nội), Dung Nguyen về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp; Trương Ngo Xuan về chất lượng dịch vụ viễn thông; Vu Thi Bich Thuy về đại diện làm giấy tờ nhà; Bùi Văn Diệp về giá điện sinh viên; Nguyen Thi Hue về bánh mốc; Lê Minh Long, Nguyễn Hoài An về cây xăng gian; ...


Chuyên mục vui mừng nhận được lời cảm ơn của bạn đọc Trương Hoài Bảo về chương trình trúng thưởng.


Kính mời bạn đọc chia sẻ thông tin liên quan đến NTD theo các cách sau:

- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 37722729 hoặc:
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn) hoặc
:- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.

  • H.Dũng (Tổng hợp)

 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,