Thực phẩm độc: Sợ cứ việc sợ, ăn thì... vẫn ăn
- Đã gần cuối hè nhưng nỗi lo của NTD về chất lượng thực phẩm vẫn chưa dịu bớt: nước cốt hóa chất thay cho sinh tố hoa quả; váng sữa mốc; sữa bột trẻ em lắng cặn... Các nhà sản xuất thì dửng dưng, mặc người tiêu dùng kinh hãi.
Kinh hoàng thực phẩm mùa hè
Những nỗi lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm đầu mùa hè vẫn tiếp tục nóng bỏng khi phát hiện ra nước sinh tố trái cây bổ dưỡng tại các cửa hàng được pha chế từ... nước cốt hóa chất còn sữa bột trẻ em lắng cặn trắng, quấy kĩ đến đâu cũng không tan. Cho dù người tiêu dùng "cẩn trọng" chọn mua thực phẩm tại các siêu thị thì vẫn gặp phải váng sữa mốc, bởi vậy thật khó trách niềm tin của người tiêu dùng dần tan chảy trong cái nóng oi nực cuối hè. Niềm tin đó đôi khi cạn kiệt đến mức nhìn bánh ngọt có bề mặt phủ trắng, khách hàng kiên quyết nói "không" với sản phẩm vì nghi ngại... bánh mốc.
Vào quán gọi sinh tố trái cây, nhiều khách hàng được phục vụ nước cốt hóa chất thơm ngon. Ảnh: C.T |
Chất lượng là thế nhưng các nhà sản xuất thì vẫn mặc nhiên cho mình quyền quảng cáo "một tấc lên đến... vũ trụ", hãng sữa thì kiên quyết nói không với giảm giá trong khi những nhà sản xuất bó tay mặc bia "loạn giá". Người tiêu dùng ấm ức: nhà sản xuất chỉ cần lợi nhuận, còn quyền lợi của khách hàng thì sao?
Chẳng riêng gì thực phẩm, những nỗi lo điện - nước muôn thuở mỗi mùa hè của người dân vẫn chưa giảm bớt. Mang tiếng là "thượng đế" nhưng với nhà cung cấp dịch vụ "một đường dây", thượng đế cũng phải chấp nhận chịu thiệt, như chi lương cả tháng chỉ để mua... nước sạch. Trong khi đó, người dân cứ đến ngày nóng lại sẵn sàng "sống chung với nến", có thắc mắc thì nhà điện xúi... hỏi phường.
Khổ với sản phẩm, mệt vì bảo hành
Tivi dùng 3 năm mất 30 triệu phí sửa. |
Bên cạnh nỗi lo về các mối nguy cơ mất VSATTP mùa hè, người tiêu dùng vẫn tiếp tục với những nỗi khổ "muôn thuở" vì bảo hành bởi mỗi khi có sự cố, nhà sản xuất lại "lạnh lùng nắm lý đằng chuôi", mặc khách hàng loay hoay với sự cố. Vậy mới có chuyện xe máy đang chạy thì bốc cháy, khách hàng phải tự gánh chịu thiệt hại, TV dùng 3 năm, sửa 30 triệu". Cuối cùng, muốn được bảo hành hàng hoá, khách hàng chỉ còn nước "gõ phèng la" hay tìm sự giúp đỡ từ báo chí.
Bảo hành khổ là vậy, người tiêu dùng Việt tiếp tục bị lừa bởi "bánh vẽ" khuyến mại, ngậm ngùi dùng những sản phẩm kiểu xe máy "hen suyễn" hoặc sau 4 tháng bị người bán bỏ rơi mới quyết "rũ áo" ra đi.
Ngay những dịch vụ văn hóa như thăm quan bảo tàng, người tiêu dùng cũng bắt đầu cảm thấy ái ngại vì chụp ảnh phải mất phí. Nỗi khổ tiêu dùng hiện hữu khắp nơi và giải pháp để người tiêu dùng Việt thoát khổ thì vẫn như "bóng cá, chim trời".
Nhắn tin
Tuần qua, báo VietNamNet đã có bài viết phản ánh về bảo hành khổ theo phản ánh của bạn: H.M.K, Hoàng Thu Trang (Mai Dịch, Hà Nội), Nguyễn Văn Hòa (Khương Đình, Hà Nội); Hoàng Thị Hoa, Trần Ngọc Quyển, Hà Minh Tuấn, Nguyễn Đức Thắng, anh Tiến về chất lượng dịch vụ viễn thông; Nguyễn An Giang về việc giam tiền thưởng "Hiền tài Nước Việt"; nhân dân Nhà Bè TP.HCM về mất nước; người dân Phú La, Hà Đông về mất điện thường xuyên; Vũ Kim Oanh, Phạm Nam Giang về chất lượng dịch vụ ngân hàng; Nghiêm Tuấn Đam Truyền (Cần Thơ) về khuyến mãi ở siêu thị; chị Giang về chất lượng thực phẩm; Phạm Thị Ngọc Thuần (TP.HCM), Nguyễn Thị Thành (Hà Nội) về chất lượng xe máy; Huy Nam, Nguyễn Thị Yến về bảo tàng thu phí chụp ảnh...
Chuyên mục đang triển khai bài viết theo phản ánh của bạn: Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Trung Toàn, Vũ Kim Oanh về chất lượng dịch vụ ngân hàng; Trần Vũ Công, chị Phan, Lê Thị Vuôn, Nguyễn Thị Nguyệt, chị Quý, Đặng Đình Hiệp (TP.HCM), Vũ Huy Bưu về chất lượng viễn thông; Phương Anh (TP.HCM) về bảo hành sản phẩm; Định về chất lượng nước giải khát; Triệu Trọng Long, Vũ Thế Dũng về bảo hiểm; Nguyễn Bá Long mất cắp trên xe taxi...
Chúng tôi đồng thời xác minh để viết bài theo phản ánh của các bạn: Hoàng Thu Bài về chất lượng nước sạch; Nguyễn Trung Kiên về chất lượng sữa; Hải Nguyễn Như (TP.HCM) về bảo hành máy điện thoại; Phạm Thân về giá cả tại sân bay; Phan Hữu Phước bị khóa tài khoản trước hạn và mất hết tiền khuyến mãi; Nam Khánh (Khánh Hòa) về chất lượng dịch vụ viễn thông; Lê Văn Khương (TP.HCM) về chất lượng khám chữa bệnh...
VietNamNet cảm ơn các bạn đã chia sẻ thông tin: Bạn Tạ Công Minh Tuấn (Hà Nội) phản ánh kí kết hợp đồng xây dựng nhà; Trần Văn Long (Nghệ An) về chất lượng sản phẩm; Nguyễn Thị Huyền Thanh (Hà Nội) về trung tâm dạy ngoại ngữ; Đặng Thành Đạo (Đồng Nai), dangthotuong (Hải Phòng), Miss Ngọc (Phú Yên), Tran Vu Cong (TP. Hòa Bình), Phạm Hùng Sơn (Hà Nội), Van Viet Tang, thanh hung, Nguyễn Đình Luyến về chất lượng dịch vụ viễn thông; Thien Long (Hà Nội) về chất lượng điện; Nguyễn Thìn Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) về chất lượng sản phẩm tại siêu thị; Tuan Dang Duc về giá sản phẩm; Nguyễn Thị Kim Lan (Hà Nội), Dương Minh Tú (TP.HCM) về chất lượng dịch vụ ngân hàng; hung nguyen hỏi về dịch vụ bưu điện; mua sim số đẹp dưới 500 nghìn vẫn phải cam kết dùng hàng tháng; Vũ Thế Dũng (Đà Nẵng) về bảo hiểm ô tô; Nguyễn Công Hùng (Hà Nội) về bảo hành sản phẩm; Kim Anh (Hải Phòng) về mua điện thoại qua mạng; Nguyễn Văn Hợp về chất lượng dịch vụ hàng không; chị An về nơi gửi xe thu tiền quá cao; hoa nguyen về xăng gian; Lê Thu Hoài về chất lượng thực; Nguyễn Văn Tuấn gửi ý kiến về các trò chơi trực tuyến...
Kính mời bạn đọc cả nước tiếp tục chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo những cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
-
Hoàng Dũng (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |