,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1248007
Vì sao thực phẩm "bẩn" lọt kiểm dịch?
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Vì sao thực phẩm 'bẩn' lọt kiểm dịch?

Cập nhật lúc 16:28, Thứ Tư, 25/11/2009 (GMT+7)
,

Biết hay không thông tin về thực phẩm "bẩn", các bà nội trợ vẫn mua đều đều vì chẳng lẽ ngày nào cũng ăn cá, ăn chay? Trong khi thực phẩm thường được kiểm nghiệm... lấy lệ.

Thời gian qua, dư luận bức xúc vì thực phẩm đông lạnh nhập khẩu kém chất lượng như chân gà, cánh gà, thịt gia súc, nội tạng gia súc... "tuồn" vào Việt Nam, lọt lưới kiểm dịch. Thị trường tràn ngập những sản phẩm mà người tiêu dùng không biết có phải thực phẩm "bẩn" hay không.

 

Đối mặt với dòng chảy thực phẩm "bẩn" trên thị trường, đã có nhiều quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được ban hành, buộc doanh nghiệp và các cơ quan chức năng áp dụng. Tuy nhiên quá trình thực hiện các quy định dường như khá lỏng lẻo.

 

Biết cũng mua,  không biết cũng mua

 

Nhu cầu sử dụng sản phẩm phụ từ gia súc, gia cầm của người dân là rất lớn. Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net
Nhu cầu sử dụng sản phẩm phụ từ gia súc, gia cầm của người dân là rất lớn. Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net

TPHCM có gần 10 triệu dân nên mãi lực về thực phẩm rất lớn. Bất chấp những thông tin về thực phẩm "bẩn" xuất hiện dồn dập gần đây, các bà nội trợ vẫn phải tìm đến các quầy thịt, nội tạng gia cầm, gia súc. Tại chợ Bắc Ninh, một chợ nhỏ thuộc phường Bình Thọ (quận Thủ Đức), sau khi chọn mua cho mình 4 cánh gà, chị Nguyễn Thị Thiệp (quận Thủ Đức) cho biết: "Tôi có biết gần đây nhiều thực phẩm không bảo đảm. Nhưng thú thật làm sao tôi không mua cho được. Chả lẽ ngày nào cũng ăn cá, hay ăn chay". 

Nhiều người cho rằng những thông tin thực phẩm "bẩn" ồ ạt nhập vào Việt Nam sẽ khiến người tiêu dùng thay đổi khẩu vị. Nhưng nếu đến các chợ, siêu thị sẽ thấy câu trả lời là hoàn toàn không. 

Tại siêu thị Co- opmark Thủ Đức, chị Phan Thị Ngọc Thanh (quận 9) vẫn mua lòng lợn, chân gà: "Tôi nghĩ thực phẩm trong siêu thị là ổn. Từ trước đến nay tôi vẫn mua ở đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn phải mua hàng của những người buôn bán nhỏ gần nhà tôi. Tôi nghĩ thực phẩm "bẩn" không bán thẳng ra thị trường đâu mà họ nhập về rồi làm ra sản phẩm gì đấy. Mà nếu thực phẩm loại đó có bán ra ngoài, người tiêu dùng làm sao biết mà tránh. Hên xui thôi".

 

Một xe container có hàng ngàn thùng nhỏ, nhưng việc lấy mẫu kiểm tra chỉ mất vài phút. Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net Một xe container có hàng ngàn thùng nhỏ, nhưng việc lấy mẫu kiểm tra chỉ mất vài phút. Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net
Một xe container có hàng ngàn thùng nhỏ, nhưng việc lấy mẫu kiểm tra chỉ mất vài phút. Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net

 

Nhu cầu về nội tạng gia súc, gia cầm tại Việt Nam nói chung và tại TPHCM nói riêng là rất lớn, có lẽ bắt nguồn từ thói quen ẩm thực của người Việt. Yêu cầu người tiêu dùng tẩy chay với thực phẩm "bẩn" có nguồn gốc từ nội tạng, sản phẩm phụ từ gia cầm, gia súc là điều không tưởng. Dẫu biết hay không biết có thực phẩm "bẩn" trên thị trường, họ vẫn mua bởi đấy là nhu cầu, là văn hóa ẩm thực. Đối mặt với dòng chảy nội tạng gia cầm, gia súc "bẩn" vào Việt Nam chỉ có thể dựa vào cơ quan chức năng và các doanh nghiệp có lương tâm mà thôi.

 

Quy định lấy 3, kiểm tra lấy 1

Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net Ảnh minh hoạ: Theo Giadinh.net
Kiểm tra các hộp thịt gà đông lạnh.

Trong bối cảnh thị trường tràn lan thực phẩm "bẩn", các cơ quan chức năng đã thực hiện vai trò của mình đến đâu để bảo vệ thị trường, bảo vệ người tiêu dùng? Để có câu trả lời, phóng viên "mục sở thị" một lần kiểm tra loại hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng khu vực I - Cát Lái (TP.HCM). Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm cơ quan thú y, doanh nghiệp, cán bộ hải quan... có mặt đông đủ, mở container lấy mẫu thịt gà đông lạnh để đem kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Cửa container mở hé ra một bên, một vài thùng thịt gà nằm ở phía ngoài sụt xuống. Một cán bộ thú y bước vào, lấy vài thùng thịt nằm ngay ở cửa container và chuyển các thùng thịt này ra ngoài. Cửa container đóng lại. Việc lấy mẫu chỉ mất vài phút.

 

Khi được hỏi tại sao không lấy hàng kiểm tra đúng theo quy định, mỗi vị trí trong container (đầu - giữa - cuối) lấy một mẫu, Một cán bộ hải quan rên lên : "Hàng này lạnh thế, ai mà vào tận phía trong container lấy mẫu? Hàng đông lạnh chỉ mở ra chút rồi xem qua thôi". 

Trong khi đó, theo quy định của Bộ NN&PTNT về lấy mẫu đối với mặt hàng thịt đông lạnh, để đảm bảo tính khách quan, mẫu kiểm nghiệm phải được chọn ngẫu nhiên ở ba điểm: phía đầu, giữa và cuối container. Tuy nhiên, mẫu đem kiểm nghiệm chỉ được lấy ngay ở cửa container. 

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 (Bộ NN&PTNT) cũng xác nhận  khâu lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu chất lượng cần được chấn chỉnh đúng quy trình là phải lấy mẫu ở 3 vị trí khác nhau trong mỗi lô hàng thì mới đảm bảo.

 

Theo lý giải của đại diện Cơ quan Thú y vùng 6 tại buổi lấy mẫu, sở dĩ chỉ lấy mẫu ở phía ngoài cửa container vì sợ nếu lấy ở phía trong container sẽ phải dỡ hàng ra. Khi không được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn -180C sẽ làm hư thịt của doanh nghiệp.

 

Theo ông Nguyễn Bá Định, Phó chi cục trưởng Cảng khu vực I - Cát Lái, hiện lực lượng cán bộ kiểm tra, giám sát việc lấy mẫu tại cảng cũng như ở kho lạnh của đơn vị này chỉ có 4 người (2 cán bộ hải quan và 2 nhân viên thú y vùng 6), trong khi mặt hàng thực phẩm nhập khẩu mỗi tháng về hàng trăm container. Mỗi container có cả ngàn thùng nhỏ nên việc lấy ra để kiểm tra phía trong rất khó. Vì vậy, đa số nhân viên thú y đều lấy 3 mẫu ở khu vực cửa container. "Chỉ khi hàng hóa sai so với tên lô hàng đăng ký thì nhân viên hải quan mới yêu cầu kiểm hết hàng. Nếu không, nhân viên chỉ kiểm  tra 5% lô hàng ở đầu container", ông Định cho hay.

 

Theo ông T, một cựu nhân viên xuất nhập khẩu thuộc công ty T.N (yêu cầu giấu tên), chuyện lấy mẫu kiểm nghiệm sơ sài như trên là đã "chặt" hơn so với cách đây nhiều tháng. Trước đây, thậm chí chẳng có người nào lấy mẫu mà doanh nghiệp tự mang mẫu đến cơ quan thú y (!?).

 

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm là khâu trọng yếu nhất trong quá trình cấp phép nhập khẩu thịt, nội tạng gia súc, gia cầm. Ngay khi thực hiện đúng quy trình, việc lấy mẫu kiểm nghiệm cũng đã bộc lộ những sơ hở của bài toán xác suất, bởi tỷ lệ mẫu quá ít so với số lượng hàng quá lớn. Lơ là trong khâu lấy mẫu kiểm nghiệm lý giải phần nào việc cơ quan thú y bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng hay qua mặt, mà hậu quả là người tiêu dùng lãnh đủ.

 

Hàng loạt quy định khác về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được Bộ NN&PTNT ban hành buộc doanh nghiệp và các cơ quan chức năng áp dụng. Với hệ thống quy định chặt chẽ này, quá trình kiểm dịch tưởng chừng con ruồi cũng không lọt, thì câu trả lời cho hiện tượng thực phẩm "bẩn" ồ ạt tung ra thị trường trong thời gian qua chính là quá trình thực hiện các quy định khá lỏng lẻo. Theo ông Nguyễn Xuân Bình, về lý thuyết, quy trình kiểm dịch khá chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lỗ hổng, nên các doanh nghiệp có thể tận dụng để lách luật.

 

(Theo Giadinh.net)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,