Tiêu dùng tuần qua: Mệt nhoài với dịch vụ viễn thông,Internet
- Nỗi khổ với dịch vụ viễn thông không giảm, vẫn tiếp tục có những khách hàng "hóa đá" chờ giải quyết khiếu nại hay chật vật để khóa được sim...
Viễn thông: Thận trọng với thông tin bảo mật
Đau đầu với chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet. Ảnh minh họa Internet |
Nếu như các thị trường phát triển, thông tin cá nhân "quý giá như vàng" và bọn tội phạm mạng coi đây là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá để "đào mỏ", thì tại Việt Nam, người tiêu dùng lại tỏ ra hết sức hớ hênh.
Lộ thông tin cá nhân, kẻ gian có thể lợi dụng để cuỗm hàng trăm triệu tiền cước từ nhà mạng. Người tiêu dùng cũng dễ mất oan cước ADSL khi mà những “thợ săn” sóng Wifi dễ dàng bẻ khóa mật khẩu để “xài chùa”. Khi mà tội phạm công nghệ cao lợi dụng mọi thủ đoạn để trục lợi từ thông tin cá nhân thì việc bảo mật thông tin càng trở nên cần thiết giúp bảo vệ “hầu bao” của người tiêu dùng.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến thời điểm chính thức thu hồi sim chưa đăng kí và đăng kí sai thông tin. Người tiêu dùng nên kiểm tra thông tin thuê bao để tránh mất sim trước thời hạn 31/12/2009.
Trong tuần qua, bên cạnh những cảnh báo về bảo mật thông tin cá nhân, người dùng cũng liên tiếp than khổ vì dịch vụ di động và Internet. Muốn dùng dịch vụ nhưng nhà cung cấp không cần bán mà chỉ giam tiền rồi bỏ mặc khách hàng với câu trả lời: không thể lắp đặt. Trong khi đó, vì nhầm lẫn của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khiến người dùng mất hàng tháng để khiếu nại.
Không chỉ có vậy, gặp trục trặc trong sử dụng dịch vụ, liên hệ được với nhà cung cấp nhưng người dùng vẫn phải "hóa đá" đợi chờ giải quyết hoặc "trầy vây, tróc vảy", đi đi lại lại, tốn rất nhiều công sức mới có hồi đáp.
Hàng chục triệu người Việt đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng dịch vụ viễn thông. Vẫn chỉ thấy các “thượng đế” than khổ, nhà cung cấp thờ ơ, không biết đến bao giờ, thị trường tiêu dùng Việt mới hết cảnh “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Sản phẩm chăm sóc sức khỏe: nỗi lo chưa nguôi
Cân nhắc kĩ trong việc lựa chọn thực phẩm. Ảnh minh hoạ SGTT |
Càng gần cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Tuy vậy, đến nay thì nỗi lo lắng của "thượng đế" về chất lượng, an toàn sản phẩm/dịch vụ vẫn không dịu bớt.
Tuần qua người tiêu dùng liên tiếp được thông tin về các sản phẩm tưởng là chăm sóc nhưng thực chất là gây hại cho sức khoẻ: miếng dán thải độc thậm chí còn gây độc cho cơ thể. Rượu ngâm rễ cây thuốc phiện tưởng bổ nhưng chắc chắn gây ảnh hưởng nhiều đến thần kinh người sử dụng.
Không chỉ các sản phẩm "nâng cấp" sức khoẻ. Thực phẩm dùng hàng ngày cũng có thể lừa khách và trở nên nguy hiểm với sức khoẻ người dùng. Gạo thường có thể được người bán"độ" thành gạo xịn; rau thường có thể được dán mác an toàn , ngay tại các siêu thị lớn.
Chất lượng và giá cả các sản phẩm cả đời mua 1 lần cũng khiến người tiêu dùng nơm nớp lo âu. Ô tô có thể tăng giá trongnăm tới và hàng xịn cũng có thể bất ngờ cháy nổ.
Tuần qua VietNamNet đã đăng bài viết theo phản ánh của các bạn Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Thương, (Hà Nội), Vương Đắc Oai (Long An), N.T (Hà Nội), Nguyễn Quang Trung (Bắc Ninh), Ngô Thị Chính (Hà Nội), Trần Ngọc Minh...
Chuyên mục Bảo vệ Người tiêu dùng đang tiếp tục triển khai tin bài theo phản ánh của các bạn: Lê Văn Tân, Trần Minh Giám về an toàn vệ sinh thực phẩm; Đỗ Thanh Hà, Tuan Anh Tran (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ ngân hàng; Nguyễn Thị Phương Liên (Quảng Ngãi) , Vũ Thị Oanh về dịch vụ hàng không, Khương Thuý Hạnh, Lam Nghiep về cước internet, điện thoại; Hoàng Minh Đức (Hà Nội) về mua hàng qua mạng; Nguyễn Văn Vĩnh về bảo hiểm; Nguyễn Phước Nghĩa, Nguyễn Thanh Huyền, Trần Quốc Hảivề chất lượng phần mềm diệt virusm; Dao Hong Nam (TP.HCM) về chất lượng truyền hình cáp...
Chúng tôi đồng thời đang triển khai xác minh theo phản ánh của các bạn: Nguyen Ngoc Thuy, tuannguyen1957@..., Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Hà, Vu Truong Hong ... về chất lượng dịch vụ viễn thông liên quan 3G của Mobifone; phản ánh của các bạn Lam Nghiep, Trần Quốc Hải, Trần Quốc Hải , Khương Thúy Hạnh (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ và cước phí viễn thông; Tran Thi Minh Phuong (TP.HCM), Ngô Trúc Lâm, Vu Oanh, Nguyễn Thị Phương Liên về dịch vụ hàng không; Nguyễn Thị Thủy về an toàn vệ sinh thực phẩm; Phạm Đào Khuyên, Lê Thúy Phượng (Hà Nội), Nguyen Quang Minh về tiền điện và cung cách phục vụ của điện lực; Trần Hải Triều, Vu Thanh Thuy về trách nhiệm quảng cáo và bảo hành; Ngô Thanh Nhàn, Huy Hoàng, nhat.snvgialai@... nghi vấn lừa đảo.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn Trần Xuân Yến (Đà Nẵng) và Nguyễn Thị Hoàng Phúc (Hà Nội) đã chia sẻ thông tin với VietNamNet. Tuy nhiên, phản ánh của các bạn thiếu căn cứ thực tế (nhân chứng, vật chứng) nên chúng tôi chưa thể xác minh để viết bài.
Kính mời bạn đọc cả nước tiếp tục chia sẻ thông tin liên quan đến người tiêu dùng theo những cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 092-345-7799 hoặc (04) 39744983 hoặc:
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc:
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
-
Hoàng Dũng (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |