,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1258549
80% mẫu hạt dưa, ớt bột nhiễm hoá chất độc hại
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

80% mẫu hạt dưa, ớt bột nhiễm hoá chất độc hại

Cập nhật lúc 16:05, Thứ Hai, 18/01/2010 (GMT+7)
,

Trong 50 mẫu hạt dưa, ớt bột được Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia lấy và một số tỉnh gửi lên, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với Rhodamine B lên tới 80%, thậm chí 100% tùy từng tỉnh”.

Đó là thông tin TS Lê Thị Hồng Hảo - Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia vừa cung cấp.

Ngoài những mẫu do Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia lấy trên thị trường trong một tháng qua thì nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh... cũng gửi mẫu về kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, trong 50 mẫu hạt dưa, ớt bột được Viện kiểm nghiệm, tỷ lệ dương tính với Rhodamine B lên tới 80%, thậm chí 100% tùy từng tỉnh.

Mô tả ảnh.

Ớt bột là sản phẩm bị khuyến cáo nhiễm chất Rhodamine B cao

TS. Lê Thị Hồng Hảo cho biết, do ớt bột có chứa Rhodamine B nên những thực phẩm khác sử dụng ớt bột cũng có nguy cơ chứa chất hóa học độc hại này. Vì thế, trong thời gian tới, Viện sẽ tập trung lấy mẫu một số nhóm mặt hàng có nguy cơ cao, phục vụ Tết, không chỉ tìm chất Rhodamine B, mà bất kỳ phẩm màu công nghiệp nào khác nhằm đưa ra những khuyến cáo kịp thời, bảo đảm người dân có được cái tết an toàn.

TS. Lê Thị Hồng Hảo cho biết thêm, Rhodamine B có thể nhiễm vào thực phẩm qua hai đường. Một là qua đường bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây quả, lúc thu hái không xử lý tốt sẽ còn lại chất này. Nếu thực phẩm nhiễm từ nguồn này thì không đáng kể và chỉ tồn tại ở dạng tồn dư.

Điều thứ hai đặc biệt nguy hiểm là người kinh doanh chủ động lấy Rhodamine B nhuộm vào thực phẩm, vừa để lên màu, vừa chống mối mọt, nấm mốc, mà giá thành rẻ. Để loại bỏ thực phẩm dùng Rhodamine B và những phẩm màu công nghiệp khác, người dân nên hạn chế chọn thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt thiên về màu cánh gián và chỉ chọn thực phẩm có màu tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng.

"Rhodamine B là một loại phẩm màu công nghiệp khó phân hủy, ăn vào gây tồn dư tại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận. Còn thực sự chúng có gây ung thư hay không hiện vẫn chưa chắc chắn. Hóa chất này được dùng để nhuộm quần áo do đó bị cấm tuyệt đối dùng trong thực phẩm và thuốc" (TS Lê Thị Hồng Hảo).

(Theo VTC News)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,