Chai nước Samurai bị tố có mảnh sắt bên trong
Cập nhật lúc 07:34, Thứ Năm, 14/01/2010 (GMT+7)
- Sau 3 tháng khách hàng mới quyết định trao sản phẩm mà anh nghĩ là bị lỗi SX cho chính nhà sản xuất Coca- Cola kiểm định bởi không có "trọng tài" nào khác đủ khả năng thực hiện công việc này.
Chai nước thừa nắp
Anh Lê Văn Tâm (Hà Nội) phản ánh đến VietNamNet rằng tháng 9/2009, anh mua phải một chai nước tăng lực Samurai có 1 chiếc nắp cong nằm dưới đáy, dù chai nước này còn nguyên nắp phía trên.
Chai nước tăng lực Samurai có nắp bên trong anh Tâm đã mua. Ảnh H.D
Tuy nhiên, anh Tâm không đồng ý do lo ngại việc kiểm định sản phẩm lỗi do chính nhà sản xuất tiến hành sẽ khó mà khách quan.
Thế là trong suốt hơn 3 tháng (từ tháng 9/2009 đến cuối năm) anh Tâm và Công ty Coca-Cola vẫn chưa thống nhất được hướng kiểm định chai nước tăng lực Samurai có nắp bên trong.
Người bán đá bóng & thổi còi, người mua làm... khán giả
Đại diện của của Công ty Coca- Cola cho VietNamNet biết công ty này đã nhiều lần liên hệ với khách hàng Lê Văn Tâm, anh Tâm cũng đã 2 lần đồng ý đưa sản phẩm đến công ty kiểm tra nhưng rồi cả 2 lần này, anh đều rút lui quyết định.
Anh Tâm khẳng định chai nước chưa hề được mở. Ảnh H.D
GS.TS Hoàng Đình Hòa - Trưởng ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về đồ uống (TT Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam) cũng cho biết phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay khó kiểm định sản phẩm của các cơ sở có yếu tố nước ngoài và việc kiểm định đầy đủ các thành phần là không thể, chi phí lại rất tốn kém.
"Nhất là đối với những sản phẩm như Coca-Cola có bí quyết riêng lưu truyền hàng trăm năm thì đối với những nền thiết bị kĩ thuật tiên tiến của những nước phương Tây, việc phân tích độc lập để chứng minh là hàng rởm cũng không khả thi", ông Hòa nói.
GS.TS Hoàng Đình Hòa cũng cho biết thêm, mỗi nhãn hiệu đều có dấu hiệu hoàn toàn bí mật về sự nguyên đai, nguyên kiện của sản phẩm và dấu hiệu này có thể thay đổi hàng tháng, thậm chí hàng tuần. Bởi vậy, nếu như phòng thí nghiệm của Coca- Cola được công nhận đạt chuẩn quốc gia thì sản phẩm vẫn có thể được kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm này.
Anh Tâm thì rất buồn rằng với sản phẩm đã mở nắp, nhà sản xuất thường từ chối kiểm định với lý do không chịu trách nhiệm về sản phẩm đã chịu tác động của môi trường và các tác động chủ quan khác. Còn với sản phẩm còn niêm phong bị tố có lỗi sản xuất, việc kiểm định thường nhất nhất thuộc về... nhà sản xuất và kết luận kiểm định, dĩ nhiên, do chính nhà sản xuất đưa ra.
Trong trường hợp người tiêu dùng muốn chứng minh mình mua phải hàng lỗi nhờ kết luận của một trọng tài - đơn vị kiểm định thứ 3 độc lập, họ phải tự trả bạc triệu, thậm chí bạc tỷ cho chi phí kiểm định.
Anh Tâm cho biết anh đành chấp nhận để Coca-Cola kiểm định sản phẩm của chính họ. Chai nước bị lỗi sản xuất hay bị ai đó làm cho trở nên bất thường, còn phải chờ chính Coca- Cola kết luận...
- H.D
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |
,