,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1258294
Những "ông vua 1 cõi" trong tiêu dùng 2009
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Những 'ông vua 1 cõi' trong tiêu dùng 2009

Cập nhật lúc 07:33, Thứ Ba, 19/01/2010 (GMT+7)
,

 - "Ngai vàng" tự phong của người bán ở VN vẫn còn vững chãi lắm khi mà người mua không được lựa chọn, buộc phải trả tiền để ăn mày ân huệ của người bán, nhất là "ông điện nước"...

"Thượng đế ăn xin"


Người tiêu dùng từ lâu đã được coi là thượng đế, nhưng chuyện đó ở đâu chứ ở Việt Nam thì chưa hẳn. Các "thượng đế" Việt chưa bao giờ hết ám ảnh cảnh thức trắng đêm chờ nước về, cảnh mò mẫm sinh hoạt dưới ánh nến do cắt điện, hay những ngày  rồng rắn xếp hàng nộp tiền điện. Thượng đế Việt cũng đã quá quen với nước máy bốc mùi, có giun hay có cặn trắng xóa. Cả khi nước máy quá liều Asen thì vẫn phải bấm bụng mà dùng, chẳng dám tẩy chay.

Không còn lựa chọn nào khác, người tiêu dùng luôn phải trả tiền để "ăn mày" ân huệ của
ông điện-nước.

Mô tả ảnh.
Cảnh chen nhau nộp tiền điện hàng tháng tại quận Hà Đông (Hà Nội)

Cứ nhìn vào cung cách bán hàng kiểu này thì mọi người sẽ thấy ở Việt Nam người bán hàng mới thật sự là "thượng đế". Mặc dù khách hàng là người nuôi sống họ, nhưng họ bán hàng thế nào thì cũng vẫn được người mua "trả lương"; cần gì phải hết lòng vì khách hàng cơ chứ? Thậm chí làm căng, bỏ mặc.. thì khách hàng mới thấy hết giá trị của người bán. Khách hàng thậm chí  còn phải "bồi dưỡng", phải chi "chênh lệch"; người bán nhờ vậy tăng uy quyền , chẳng vội vàng gì mà đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của khách!

Theo thống kê
, chi phí cho các khoản điện, nước, viễn thông của người tiêu dùng Việt  không thua kém gì người tiêu dùng trong khu vực, thậm chí nhiều mặt hàng/dịch vụ "thượng đế" Việt Nam phải chi trả cao hơn, dù chất lượng tệ hơn. Điện đắt cắt cổ vẫn bị cắt vô tội vạ chẳng cần báo trước, nước máy rất có vấn đề nhưng nhiều khu dân cư có xin xỏ vẫn chẳng có mà dùng. Chất lượng viễn thông, mạng cũng vậy; đường truyền chậm hay bị lỗi, khắc phục sự cố chậm, nhưng tiền cước thì dứt khoát phải nộp đủ đều đều.

Tại sao các "ông vua" bán hàng ở Việt Nam được như vậy? Bởi vì khách hàng đã không có hoặc không có nhiều lựa chọn nên phải chấp nhận những sản phẩm của họ nếu không muốn phải sống không điện nước, không liên lạc như "thời nguyên thủy". Bên cạnh đó việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chưa được thực hiện rốt ráo.

Chỉ lấy một ví dụ đủ biết: Tại Singapore, người tiêu dùng có thể khởi kiện thẳng đơn về cung cấp hàng hóa dịch vụ ra tòa án các vụ việc nhỏ theo thủ tục xét xử rút gọn với mức bồi thường hơn 20 ngàn đô la Singapore. Cách thức này thường rất nhanh chóng, không kéo dài và phức tạp như tòa án ở Việt Nam.

Ở Việt Nam người tiêu dùng có đi kiện nhà cung cấp điện, nước, viễn thông thì cũng không khác "con kiến kiện củ khoai", mấy khi có kết quả. Chính vì vậy "thượng đế" vẫn phải "ngậm bồ hồn ", nhiều khi phải cạy cục, van xin mới được mua dịch vụ/sản phẩm.

"Thượng đế" nước ta bị thua thiệt là như vậy.


"Ngai vàng" của người bán còn rất vững


Không nói đến những sản phẩm hay dịch vụ vẫn còn đang độc quyền, kể cả ở những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt như du lịch, viễn thông hay bảo hiểm... thì người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm quyền lợi không thương tiếc.


Một khách hàng đi ôtô bị tai nạn ngay tại ngã ba 3 Hồ Xuân Hương - Quang Trung (Hà Nội), gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm là Bảo Minh đến hiện trường để giải quyết theo hợp đồng đã ký nhưng nhân viên bảo hiểm không đến, để khách đợi cả ngày.


Một DN du lịch tên tuổi như Viet Travel đưa khách ra Huế thăm lăng Minh Mạng. Khách bỏ ra cả chục triệu đồng đi cả ngàn cây số đến nơi mình hằng ao ước thì bị hướng dẫn viên phá ngang nói rằng lăng Minh Mạng không đẹp bằng lăng Tự Đức và khyên mọi người đổi điểm tham quan. Sau đó về xin lỗi khách là xong.


Hay như các nhà mạng, khi có sự cố, bắt khách chờ tới cả 4 tháng mà không giải quyết.

Vấn đề không phải là cứ cạnh tranh là sẽ có dịch vụ tốt. Nhiều khi người ta thấy đông khách nên chẳng thèm quan tâm đến 1 vài người; khi có khiếu nại thì sẽ giải thích là do đông khách, do sơ xuất..., và xin bỏ qua. Không mấy khách hàng được đền bù thỏa đáng.

Bên cạnh đó "thượng đế" Việt Nam được cho là hiền lành cam chịu, " một điều nhịn là chín điều lành", ít người mua dám đòi hỏi và cũng chưa từng cùng nhau tẩy chay 1 sản phẩm hay dịch vụ nào nên người bán chẳng sợ.

Cung cách tiêu - dùng này của người mua khiến "ngai vàng" của người bán vẫn còn vững chãi lắm.


LS. Nguyễn Văn Hậu - Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM đã từng khẳng định trên VietNamNet: "Người tiêu dùng trước hết nên tự bảo vệ mình, cương quyết khiếu nại đến cùng bằng sự trợ giúp của các văn phòng luật sư. Tôi tin là nếu người tiêu dùng kiên trì, cương quyết thì phần thắng là chắc chắn".


Những doanh nghiệp hay cửa hàng dù dày thương hiệu nhưng mỏng niềm tin có thể tồn tại được hay không sẽ phụ thuộc vào trách nhiệm của người kinh doanh và thái độ của người tiêu dùng. Cùng với đó, sự ra đời của Luật Bảo vệ Người tiêu dùng trong năm 2010 sẽ là một công cụ pháp lý để truất quyền những doanh nghiệp ấu trĩ tưởng mình vẫn ngự ngai vua trước người tiêu dùng Việt.
  • H.Dũng - C.Minh

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin liên quan

,