,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1259405
Phiên dịch "nửa mùa" tại phòng khám Đông Y TQ
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Phiên dịch 'nửa mùa' tại phòng khám Đông Y TQ

Cập nhật lúc 22:14, Thứ Sáu, 22/01/2010 (GMT+7)
,

"Cụ ơi, thuốc làm từ dược liệu nhập từ Trung Quốc, có dịch thì cụ cũng có biết đâu. Cụ cứ cầm 10 thang thuốc này về uống là hết bệnh!".

Hiện nay không có phòng khám Đông y Trung Quốc tại Việt Nam mà chỉ có phòng khám của Việt Nam thuê thầy thuốc Trung Quốc đến khám chữa bệnh. Vì thế, phòng khám nào cũng cần phải có phiên dịch viên.

Tại các phòng khám này, người thầy thuốc có vị trí quan trọng hàng đầu và kế tiếp là phiên dịch viên. Bởi dù bác sĩ có giỏi đến đâu chăng nữa mà bị ngăn cách bởi ngôn ngữ, không hiểu được bệnh tình của bệnh nhân thì vẫn “bó tay”.
Những người từng làm việc tại các phòng khám Đông y có bác sĩ Trung Quốc kể về cách "lách luật" của mình với cơ quan chức năng...

Miêu tả bệnh theo kiểu… thầy bói xem voi

Cô bạn Nguyễn Hoài An (24 tuổi, ở Đê La Thành, Hà Nội), cựu sinh viên khoa tiếng Trung, Đại học Hà Nội, từng là phiên dịch viên cho một phòng khám Đông y có thầy thuốc Trung Quốc trên đường Giải Phóng trong thời gian còn là sinh viên.

Công việc của Hoài An là nghe người bệnh kể bệnh rồi phiên dịch lại cho vị bác sĩ người Trung Quốc hiểu. Để có được vị trí này, Hoài An đã phải vượt qua chục thí sinh dự tuyển.

Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng làm việc tại đây, Hoài An đã tự xin nghỉ việc vì cảm thấy thiếu tự tin: Mình không có kiến thức y khoa nên dịch mù mờ, nhiều khi không diễn đạt hết ý người bệnh cho thầy thuốc hiểu.

Hoài An còn tâm sự thêm: Vị thầy thuốc người Trung Quốc kia cũng không cần hiểu hết bệnh tình của người bệnh.

Một lần, có bé trai 10 tuổi ở Hưng Yên lên khám bệnh. Mẹ cháu bé bảo đã đưa cháu đi khám ở viện rồi, bác sĩ bảo bị viêm đại tràng, cũng uống thuốc nhiều rồi nhưng không thấy đỡ, thỉnh thoảng lại đau quằn quại. Thế nhưng, khi miêu tả cho vị thầy thuốc kia, tôi không thể nhớ “đại tràng” tiếng Trung là gì, cứ chỉ chỉ vào bụng, vị thầy thuốc gật gù tỏ vẻ đã hiểu rồi cắm cúi kê đơn thuốc.

Mô tả ảnh.

Phiên dịch viên là người có vai trò quan trọng tại những phòng khám có bác sĩ nước ngoài.

Đáng lẽ ra, tôi phải dịch những đơn thuốc này cho người bệnh hiểu. Tuy nhiên, đơn thuốc kê xong được đưa cho người bốc thuốc. Còn người bệnh cũng không có mấy người có nhu cầu hiểu đơn thuốc viết gì.

Một lần, cụ bà 70 tuổi ở Thái Nguyên đến khám cứ nhờ tôi dịch hộ đơn thuốc. Tôi lúng túng không biết làm thế nào. Chị Hòa – nhân viên bốc thuốc của phòng khám liền chữa gượng cho tôi: “Cụ ơi, thuốc làm từ dược liệu nhập từ Trung Quốc, cô ý có dịch thì cụ cũng có biết đâu. Cụ cứ cầm 10 thang thuốc này về uống là hết bệnh!”

Hoài An ngỡ ngàng khi thấy tôi bảo rằng, theo quy định của Bộ Y tế, người phiên dịch viên phải là người vừa có bằng cấp y khoa lại vừa có khả năng ngoại ngữ: “May mà tôi nghỉ việc sớm, không thì có ngày cũng bị cơ quan chức năng xử phạt vì vi phạm pháp luật!”.

Được báo trước khi có đoàn kiểm tra

Hoài An tiếp tục giúp chúng tôi gặp anh Phan Chí Thành (quê Hà Tây, sinh viên khoa tiếng Trung cùng trường với An, là người giới thiệu An đến dự tuyển ở phòng khám này, cũng là một phiên dịch viên “nửa mùa” tại một phòng khám cũng trên đường Giải Phóng.

Khác với Hoài An, Thành biết được quy định trên của Bộ Y tế, nhưng Thành bảo: Họ bảo với chúng tôi rằng: “Cứ yên tâm, nếu có đoàn thanh tra thì họ sẽ lo từ A – Z!”

Thành cho biết, hồi tháng 2/2009, có đoàn kiểm tra đến kiểm tra phòng khám này. Hôm đó, Thành được báo trước và yêu cầu nghỉ làm ở nhà.

Khi được hỏi về hợp đồng làm việc với các phòng khám Đông y này, cả Hoài An và Thành đều cho hay, họ không có hợp đồng lao động: “Bởi chúng tôi là sinh viên chưa tốt nghiệp nên không được ký hợp đồng”.

Có thể đây chỉ là lí do mà những chủ kinh doanh phòng khám đưa ra, còn nguyên nhân chính là do các chủ kinh doanh này đang “lấp liếm” những sai phạm của mình.

Thành còn kể cho chúng tôi nghe, trước Thành cũng có một chị học Y học cổ truyền, thông thạo tiếng Trung, làm việc tại phòng khám này được 2 năm. “Đây là phiên dịch viên làm việc lâu nhất tại phòng khám này, còn những người khác cũng chỉ như tôi, độ vài tháng là bỏ”.

“Nhưng sau đó chị Hằng xin được việc ở một bệnh viện Y học cổ truyền lớn nên đã nghỉ việc ở đây. Vừa biết ngoại ngữ, vừa biết chuyên môn thì chắc họ chẳng làm phiên dịch cho phòng khám tư nữa!”.

Được biết, lương của một phiên dịch viên như Thành là khoảng 4 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Vụ phó Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, theo báo cáo của các đoàn thanh tra hồi cuối năm 2009 vừa qua, một số phòng khám bị phát hiện có phiên dịch viên không bằng cấp.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng đưa ra cụ thể xem có bao nhiêu trường hợp phiên dịch viên không bằng cấp tại các phòng khám Đông y có thầy thuốc Trung Quốc.

(Theo Bee.net)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,