,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1256704
"Thượng đế" bị hành, bị dọa
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

'Thượng đế' bị hành, bị dọa

Cập nhật lúc 13:42, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)
,

Không giống với những cam kết rổn rảng trong các chương trình quảng cáo, cách hành xử cửa quyền, tắc trách của doanh nghiệp làm dịch vụ khiến khách hàng thất vọngLà khách hàng sử dụng đường truyền ADSL của mạng FPT đã nhiều năm, chị D.T bực mình khi thời gian gần đây mạng liên tục bị trục trặc. Trong cả tháng có khi chỉ sử dụng được một ngày. Chị T. quyết định thanh lý hợp đồng.

Doạ kiện khách ra tòa

Biên bản thanh lý hợp đồng giữa chị T. với FPT được lập ngày 23-10-2009. Theo đó, do cước tháng 9 chỉ dùng có 8.600 đồng nên nhân viên FPT không yêu cầu chị T. phải đóng. 

Tưởng như vậy đã xong, bỗng tháng sau, FPT gởi thư cho rằng chị T. còn nợ cước và không quên thòng một câu: Nếu không thanh toán đúng hẹn sẽ khởi kiện ra tòa.

Nghĩ chắc là đã có sự nhầm lẫn nên chị T. không để ý tới. Nhưng rồi ngay tháng sau, gia đình chị lại tiếp tục nhận được lá thư thứ hai cũng với nội dung sẽ khởi kiện ra tòa nếu không chịu đóng cước.

Cũng ở trong tình trạng bị dọa , anh V.T là thuê bao của mạng viễn thông Mobifone đã trên 10 năm. Vì là khách hàng thân thiết nên anh được Mobifone khuyến mãi cước phí sử dụng thêm một sim nữa trong thời gian 6 tháng.

Hầu như tháng nào anh V.T cũng thanh toán cước phí đầy đủ và đúng hẹn. Duy có tháng 11 là tháng cuối của thời hạn khuyến mãi, anh V.T lại đi công tác xa nên chưa kịp đóng cước trên 300.000 đồng.

Thế là nhà mạng lập tức gởi thông báo với lời lẽ rất nặng nề: Nếu quý khách không thanh toán cước trước ngày 14-12 thì Mobifone sẽ nhờ cơ quan chức năng địa phương can thiệp.

Nhớ lại chuyện này, anh V.T tiếc cho khoảng thời gian 10 năm “chung sống” với nhà mạng, đã từng được coi là khách hàng thân thiết một thuở, nay bỗng dưng bị “dọa” đối diện với pháp luật, sự việc phút chốc trở thành trầm trọng quá, làm mất đi tình nghĩa bấy lâu.

Trái đắng “chuyển phát nhanh”

Kể lại trường hợp của mình, ông L.B, làm việc tại một cơ quan ở quận 1- TPHCM, vẫn còn nguyên nỗi bức xúc với hệ thống bưu chính.

Vào năm 2007, gia đình ông chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho con gái, ông quyết định gửi thiệp cưới bằng thư có dán tem theo đường bưu điện đến người thân ở các tỉnh và một số bằng hữu ở TPHCM.

Khi kiểm tra lại, ông L.B mới tá hỏa khi biết số thư gửi đến các tỉnh đều được nhận đủ, riêng thư gửi cho người ở ngay TPHCM thì số lượng nhận được chỉ bằng 1/10.

Khi biết được sự việc, ông L.B khiếu nại thì chỉ nhận được những câu trả lời đại loại như: Chúng tôi chỉ có trách nhiệm với những thư gửi bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh, còn thư thường thì không biết đường nào mà trả lời (?!)...

Mới đây, làm đám cưới con trai, rút kinh nghiệm 3 năm trước, ông L.B quyết định gửi một số thiệp mời theo đường EMS (chuyển phát nhanh) để thư được chuyển tới tận địa chỉ cần gửi mà người nhận không cần phải đến bưu điện lĩnh. Ngày 14-12-2009, ông L.B gửi thư đến người bạn ở địa chỉ đường số 5, phường 26, quận Bình Thạnh.

Mô tả ảnh.

Những lá thư gửi theo đường EMS ngay trong địa bàn TPHCM bị trả về sau 15 ngày “ngâm giấm”

Biết nhà người bạn vừa đổi số nhà nên ông L.B cẩn thận ghi cả địa chỉ cũ lẫn địa chỉ mới và không quên ghi rõ số điện thoại di động của người gửi và người nhận. Sau khi gửi thư đi vài ngày, ông L.B gọi điện thoại cho người bạn thăm chừng, nhưng lần nào gọi, bạn ông cũng báo chưa nhận được thư.

Chờ mãi chẳng thấy thư đâu, bỗng nhiên người bạn báo là có giấy mời của bưu điện yêu cầu ông đến bưu cục nhận thư. Vì bận việc ông này cũng không đến bưu cục nhận được nên cho vợ đi nhận thay. Song, vợ ông đến bưu cục nhận thư cũng không được vì không có giấy ủy quyền do phường xác nhận.

Quá bực mình, ông L.B phải phóng xe đến nhà người bạn trực tiếp đưa thư mời. Điều đáng nói là mãi cho đến ngày 28-12, ông L.B mới nhận lại thư đã gửi đi do bưu điện chuyển về với lý do hoàn quá hạn!

Ông L.B thắc mắc: Trên bao bì thư của dịch vụ chuyển phát nhanh đều thiết kế nơi ghi số điện thoại của người gửi và người nhận, thế nhưng tại sao nhân viên bưu điện hà tiện đến độ không gọi nổi lấy một cuộc điện thoại để kiểm tra, làm dịch vụ mà tắc trách đến thế thì hết... bình luận nổi.

Lý giải về trường hợp của ông L.B, bà Đặng Thị Nga, Phó Giám đốc Bưu điện TPHCM, nhìn nhận: Nhân viên bưu điện thực hiện nhiệm vụ quá máy móc và tắc trách dẫn tới thiệt hại cho khách hàng. Bà Nga hứa sẽ chấn chỉnh lại khâu phục vụ của dịch vụ chuyển phát nhanh để không còn những trường hợp tương tự xảy ra.

 

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Công ty Luật hợp danh Nghiêm và Chính:

Chưa thể chấm dứt ngay thói cửa quyền


Tình trạng cửa quyền vẫn còn nặng nề ở không ít doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các doanh nghiệp độc quyền. Các doanh nghiệp này như những cậu ấm, cô chiêu được chiều chuộng nhiều quá nên hư hỏng, vì thế mới có tình trạng nhân viên tiếp xúc với khách hàng như là sự ban ơn từ bề trên.

Dù hiện nay ngành bưu chính viễn thông không còn ở thế độc quyền nữa nhưng cách hành xử cửa quyền vẫn chưa chấm dứt, phải mất một thời gian dài nữa và với thực tâm muốn phát triển lành mạnh, ngành mới khắc phục được.

 

(Theo NLĐO)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,