Tiêu dùng tuần qua: Những bài học thua thiệt đắt phí
- Mua ôtô đặt cọc 100% tiền mua xe. Mua bán không hóa đơn, kiện chay. Thiếu kỹ năng giao dịch mua bán theo pháp lý và bỏ qua đòi hỏi chứng từ tối thiểu, người tiêu dùng Việt còn chịu thiệt hại dài dài.
Những bài học đắt phí
Không ít người tiêu dùng Việt "buộc" phải tiếp thu những bài học mua bán "bất đắc dĩ" để tránh phải chịu cảnh "tiền mất, tật mang" thêm một lần nữa.
Vác 300 triệu đi đặt cọc cho cửa hàng bán xe để rồi xe... bặt vô âm tín. Ảnh VNN
Có những bài học được trả bằng những giá trị không lớn nhưng khiến khách hàng chuốc bực, khiếu kiện "chay" rồi ấm ức ra về vì không có hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, cũng có những bài học đáng giá hàng trăm triệu để khách hàng "khắc cốt ghi xương": đặt 100% giá trị xe để... "vọng" xe.
Thế giới tiêu dùng đa dạng, bài học mua bán không bao giờ là đủ. Đầy rẫy người mua chịu cảnh mỏi mòn chờ... hoàn tiền hụt két ATM sau khi đặt mua vé máy bay; mua gạch "hàng hiệu" chất lượng gia công; đi máy bay bị móc ruột hành lý... Nhiều khách hàng không biết phải tìm sự công bằng của mình ở đâu, lại ngại phiền nhiễu, lập tức đầu hàng ngay khi chưa "lâm trận" khiếu nại.
Ấm ức biết tỏ cùng ai
Cùng những bài học "bất đắc dĩ" phải chịu sau mỗi cuộc mua bán, khách hàng còn buộc phải mang thêm nỗi ấm ức trong lòng. Điện thoại đã dập máy nhưng vẫn bị trừ cước, chủ thuê bao ngậm ngùi cảnh mất trắng tiền trong tài khoản. Tiền niêm phong bị "rút lõi", không đủ căn cứ đòi ngân hàng nhận lỗi. Mất nước gần chục ngày nhưng 100 hộ cũng chỉ được 1 téc nước/ngày.
NTD đang mòn mỏi ngóng chờ kết quả thanh tra đại lý xe Honda từ Tổng cục Thuế. Ảnh VNN
Đôi khi, cũng khó mà phân biệt được thật - giả, trắng - đen để mà ấm ức. Thông tin viên sủi phòng cúm H1N1 đã đến hàng vạn người dân thôgn qua màn quảng cáo ấn tượng trên báo, và ối người tin, chứ đừng nói đến việc rút ra được bài học tiêu dùng.
Cùng với những mặt hàngl ừa dối, bảo hành sản phẩm vẫn tiếp tục "hành" khách. Máy giặt mua hơn chục triệu phải chờ sửa nửa năm; máy tính mang đi bệnh viện laptop được "đắp chiếu", thu tiền rồi cho "xuất viện". Xe máy ì ạch như ngựa bất kham, chạy 1 giờ, đình công... 15 phút.
Ngay chuyện thanh tra thuế đại lý xe máy toàn quốc, tưởng sẽ chống thất thu thuế và góp phần giảm loạn giá mặt hàng này, những tưởng giúp người tiêu dùng bớt cơn ấm ức, vơi cảnh thiệt thòi, cũng chưa đi đến đâu. Sau 3 tháng thanh tra, kết quả vẫn là "dài cổ" ngóng kết quả. Người tieu dùng hỏi: Biết trông chờ vào đâu để được bảo vệ? Chỉ có báo chí để trút bầu tâm sự về những bài học mua bán khó thuộc của mình.
Nhắn tin
VietNamNet đã triển khai bài viết theo phản ánh của các bạn: Nguyễn Thanh Hà (Hà Đông, Hà Nội), Ngô Minh Đăng (Ninh Bình), Trần Thị Vân (Quảng Nam) về chất lượng dịch vụ ngân hàng; Hoàng Anh, Thái Trần Vân Hương về chất lượng dịch vụ bán hàng; Lê Minh Hải (Hà Nội), Cao Quyết Thắng, Phạm Thị Thoa về bảo hành; Ân (Hà Nam), Nguyễn Tuấn Phan (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ viễn thông; Võ Minh Trị, Phạm Lê Đức Ngân về chất lượng dịch vụ hàng không; cư dân phố Trần Đăng Ninh (Hà Nội) về nước sinh hoạt; Lý Anh Tuấn về chất lượng gạch men.
Chúng tôi đang viết theo phản ánh của các bạn: Trịnh Trọng Quý (Hà Nội), Hoàng Sơn (Vĩnh Long) về chất lượng nước sạch; Hung Nguyen Trong về sự cố điện gây thiệt hại cho người dân; Trinh Thanh Nhâm (Phú Thọ), Ngô Việt Dũng về dịch vụ bưu điện; Lê Thanh Tâm, Lê Thị Tâm, Trần Thị Thu Hà; Nguyễn Thúy Hiền về chất lượng dịch vụ hàng không; Vu Lam, Nguyễn Huy Hòa, Dieu Huyen về an toàn và bảo hành hàng gia dụng; Vũ Kim Oanh (Hải Phòng) và dinh cu (Krông Pak), Đoàn Văn Hiếu về dịch vụ ngân hàng và ATM; Đặng Việt Thắng và Nguyễn Quang Hiếu (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ internet; Trần Thanh Sơn về chất lượng đồ uống; chị Phương về chất lượng dịch vụ vận tải; quangson75db@... , Bùi Ngọc Tuấn (Nam Định) và Hoàng Quốc Hòa (Khánh Hòa) về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp; Phạm Đoàn Thắng, Nguyễn Thành Nhân, Trần Hoài Sơn, Thanh Tú, Trần Anh Thịnh, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Quang Hiệu Pham Toan Thang, bạn Công về chất lượng dịch vụ viễn thông; chị Phương về an toàn thực phẩm; Vũ Phương Lan về việc thu tiền điện; Lâm Thị Dứt về bảo hành...
Chuyên mục đang xác minh phản ánh của các bạn: Nguyễn Hoàng Giang, Trần Tuấn Minh (Đống Đa, Hà Nội), Phạm Thị Hạnh về bảo hành và khuyến mãi hàng điện tử; Phan Thanh Bình về trà đóng chai có cặn; Bùi Xuân Hưng về công ty tuyển dụng lừa đảo; Thuong Ngoc về tình trạng mất nước; ...
VietNamNet trân trọng cảm ơn các bạn đã dành thời gian chia sẻ thông tin: Chu Thi Ngoc Mo (Hà Nam) về chế độ cho đối tượng chính sách; Tuong Thinh về in quảng cáo không đúng theo hợp đồng thỏa thuận trên những trang vàng; nguyen manh cuong về xăng gian; Trần Mạnh Phú (Biên Hòa, Đồng Nai) về việc mua sách qua mạng; Trần Đức Trung (Từ Liêm, Hà Nội) về đậu phộng Tân Tân; Nguyễn Đức Thuần về nhà chung cư; Huong My, Nguyen Thanh Hung về chất lượng dịch vụ hàng không; Dang Ngoc Hoang về thái độ của nhân viên xe buýt; Điệp về bảo mật số điện thoại; Thủy về mua điện thoại qua mạng; Nguyễn Ngọc Thành về chương trình chào 092; Vượng (Tp. HCM) về sử dụng đất công...
Kính mời bạn đọc chia sẻ thông tin liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng theo các cách sau:
- Gọi điện thoại đến số 0923457799; 0913564657, hoặc (04) 39744983 hoặc
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.
Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.
-
Hoàng Dũng (tổng hợp)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |