,
221
10704
Tư vấn tiêu dùng
tuvantieudung
/bvkh/tuvantieudung/
1237139
Giăng bẫy tuyển nhân viên để "gom" tiền đặt cọc
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Giăng bẫy tuyển nhân viên để 'gom' tiền đặt cọc

Cập nhật lúc 07:34, Thứ Sáu, 25/09/2009 (GMT+7)
,

- Sau hơn 1 tháng làm việc, người LĐ bị trốn tránh trả lương, mất  việc không lý do và "hô biến" cả hợp đồng LĐ lẫn tiền cọc.

1 tháng làm không lương, "âm" 1 triệu đồng đặt cọc

Chị Ngô Thị Hoà (Từ Liêm, Hà Nội) phản ánh: qua thông tin đăng tuyển trên một tờ báo, ngày 31/07/2009 chị nộp hồ sơ và kí hợp đồng 3 tháng với Công ty Thương mại EMS - DMC 11.8 (181 Khương Trung, Thanh Xuân) vào vị trí kế toán. Khi vào làm chị Hòa phải nộp khoản tiền 1 triệu đồng.

Mô tả ảnh.

Thông tin việc làm trên báo Mua&Bán. Ảnh: N.Giang

Ứng tuyển vào vị trí kế toán nhưng chị Hoà lại được giao nhiệm vụ về nhà đăng tin trên mạng các tour du lịch để tìm kiếm khách hàng với nội dung: “Họ tên, đại diện cho công ty EMS 11.8.., hiện nay công ty chúng tôi đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cho thuê xe ôtô 4 - 45 chỗ. Vậy bạn nào có nhu cầu xin liện hệ theo số điện thoại…”.

Sau đó theo yêu cầu của công ty, chị phải nộp lại bản hợp đồng và phiếu thu tiền cho công ty để làm bảng lương.

 

Theo bản hợp đồng thì ngày 30 hàng tháng là ngày trả lương cho nhân viên. Ngày 31/08/2009, chị  đến công ty nhưng một nhân viên tên là Tuấn đưa ra nhiều lí do lòng vòng để không bàn đến vấn đề lương của nhân viên mới vào làm. "Anh ta nói: Theo quy định của công ty tháng này em không có lương, công ty cho em thêm 1 tuần nữa, nếu không em sẽ bị out", chị Hoà kể lại.

 

Nhiều lần đến hỏi về bản hợp đồng nhưng chị Hoà đều được các nhân viên tuyển dụng ở đây đưa ra rất nhiều lí do để không trả lại như: làm lương, giám đốc đi vắng nên chưa phê duyệt, không đạt được doanh thu nên giữ hợp đồng,...

 

Đồng cảnh ngộ với chị Hoà, chị Nguyễn Thị Hiền (Ba Vì, Hà Nội) thuật lại quá trình đi tìm việc của mình:

 

"Khoảng tháng 6/2009, tôi xem trên mạng về thông tin tuyển dụng của Công ty Thương mại EMS - DMC 11.8. Sau đó tôi mang hồ sơ đến nộp vào vị trí nhân viên văn phòng nhập và xuất chứng từ hoá đơn của công ty. 

Mô tả ảnh.

Thông tin tuyển dụng của Công ty EMS 11.8 được đăng trên mạng. Ảnh: N.Giang

Một ngày sau hồ sơ được xét duyệt; khi đến nhận việc tôi phải đóng một khoản phí 1 triệu đồng, theo như lời nhân viên tên là Trang (tự xưng Trưởng phòng nhân sự) đó là quy định của công ty và sau 3 tháng nếu tôi không tự ý nghỉ việc thì sẽ hoàn trả lại số tiền đó.

Nhưng khi bắt đầu công việc thì tôi được giao nhiệm vụ làm môi giới cho khách du lịch và kiếm hợp đồng về cho công ty. Tuần đầu tiên tôi được ở nhà và tìm hiểu thị trường du lịch, giá cả tour cho khách hàng rồi viết báo cáo. Tháng đầu tiên tôi phải mang về doanh số ít nhất cho công ty là 1 triệu đồng và không nhất thiết có mặt ở văn phòng.

 

Khi tôi đến công ty để báo cáo kết quả thì được Trưởng phòng Nhân sự cho biết tôi đã không đạt yêu cầu, tôi không được tiếp tục làm việc tại công ty nữa và công ty không chịu trách nhiệm trả lương cũng như hoàn trả số tiền đặt cọc ban đầu cho tôi.

 

Giám đốc "Không Ai Biết"

 

Ngay sau khi nhận được đơn thư phản ánh của những nạn nhân nói trên, phóng viên VietNamNet đã nhiều lần đến trụ sở Công ty EMS - DMC 11.8 nhưng nhân viên ở đây trả lời giám đốc đi vắng, còn họ tên và số điện thoại liên lạc của giám đốc thì họ… không biết.

 

Mô tả ảnh.
Trụ sở Công ty Thương mại EMS 11.8 giờ khoá kín. Ảnh: N.Giang

Ngày 21/09/2009, trao đổi với VietNamNet, ông Mai Đạt - Phó phòng LĐ-TBXH quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng rất bức xức trước tình trạng lừa tiền đặt cọc của người lao động. Ông cho rằng do người lao động không hiểu nguyên tắc kí hợp đồng lao động nên xảy ra tình cảnh không có một bằng chứng, căn cứ  nào để làm rõ vấn đề.

 

Theo quy định thì hợp đồng lao động được làm thành hai bản, một bản doanh nghiệp giữ, bản còn lại người lao động giữ. Chính việc người lao động đưa hết các giấy tờ hợp đồng, phiếu thu liên quan đã tạo cơ hội cho công ty này dùng thủ đoạn để “lách” luật.

 

Ông Đạt khẳng định: "Hiện nay, Công ty Thương mại EMS - DMC 11.8 không có trong danh mục quản lí về chính sách lao động của Phòng LĐ-TBXH quận Thanh Xuân. Chúng tôi sẽ chuyển thông tin cho Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV - Công an quận Thanh Xuân điều tra làm rõ".

 

Điều quan trọng nhất vẫn là người lao động phải biết tự tránh khỏi những "bẫy" tuyển dụng việc làm kiểu như trên bằng việc tìm đến các trung tâm tuyển dụng uy tín do Sở LĐ-TBXH Hà Nội quản lý. Khi các trung tâm tuyển dụng việc làm có dấu hiệu lừa đảo, cần nhanh chóng đến công an phường sở tại trình báo để ngăn chặn những hành vi trái pháp luật đó.

 

Sự việc không còn là lẻ này cảnh báo người lao động đang trong quá trình đi tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường: Hãy cảnh giác với các phương thức tuyển dụng, đừng để mình “sập bẫy” - mất tiền oan, mất công lao động oan như hai trường hợp đáng tiếc trên.

  •  Nam Giang

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));