Hàng không lơ bồi thường chậm chuyến: có thể kiện ra toà
- Theo LS. Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM thì khách hàng có thể kiện hãng hàng không ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại của mình do bị chậm, huỷ chuyến bay.
LS. Nguyễn Văn Hậu cho biết: Điều 145 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách (cụ thể là các hãng hàng không) như sau:
Sân bay Tân Sơn Nhất |
2. Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm, chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người tàn tật hoặc cần sự chăm sóc trong quá trình vận chuyển.
3. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.
4. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định trong Điều lệ vận chuyển hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách mà không được thu bất kỳ một khoản phí liên quan nào.
Thông thường các hãng hàng không trên thế giới khi chậm hay hủy chuyến bay đều có thông báo và xin lỗi kịp thời đến hành khách. Sau đó, cung cấp các bữa ăn, phòng khách sạn hay chi phí điện thoại, fax, email, chi phí đi lại (nếu có)… để hành khách liên lạc với người thân, đối tác làm ăn, thông báo về hành trình bị chậm trễ của mình. Ngoài ra tùy hãng hàng không mà có những chính sách cụ thể được phổ biến công khai và rộng rãi cho hành khách biết quyền lợi của họ ra sao khi chuyến bay bị chậm, bị hủy. |
5. Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ mà không được thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Bộ trưởng Bộ GT-VT quy định cụ thể về thời gian phải báo trước và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền bồi thường.
Việc hãng hàng không nào hoạt động theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam khi có chuyến bay bị chậm, hủy mà không thực hiện nghĩa vụ của người vận chuyển như quy định tại Điều 145 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì hành khách có quyền khởi kiện hãng hàng không đó ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo LS. Hậu, trường hợp khách hàng đi trong chuyến bay bị chậm hoặc bị hủy, nếu kiện hãng hàng không ra TAND để đòi bồi thường thiệt hại thì khách hàng sẽ phải chứng minh việc chậm trễ chuyến bay đó đã gây thiệt hại cho khách hàng như thế nào? Mức độ tổn thất ra sao? Khách hàng sẽ phải cung cấp cho Tòa những chứng cứ cần thiết chứng minh cho sự thiệt hại đó và có nguyên nhân trực tiếp từ việc chậm trễ của hãng hàng không so với hợp đồng đã giao kết với khách hàng.
LS. Nguyễn Văn Hậu cũng cho biết, Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có quy định: hãng hàng không dân dụng không thực hiện nghĩa vụ của người vận chuyển gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Bụng muốn kiện, chân không nhúc nhích Theo khảo sát của VietNamNet, phần lớn hành khách bị chậm, huỷ chuyến bay đều muốn kiện ra toà để hãng hàng không buộc phải thực hiện trách nhiệm đền bù thiệt hại cho hành khách, thay đổi cung cách phục vụ và khắc phục tình trạng chậm huỷ chuyến. Tuy nhiên họ không tiến hành với lý do "không có điều kiện để theo kiện", nhất là về thời gian.
Hành khách Nguyễn Hữu Thời, Trần Thanh Việt còn không cả muốn nhận đền bù của Jetstar Pacific. "Đền bù chậm hủy chuyến không còn quan trọng nữa khi mà chúng tôi đã mất lòng tin, sau khi phải vất vả thu xếp công việc và cuộc sống vì bị chậm, huỷ chuyến bay” - anh Việt nói.
Riêng anh Nguyễn Văn Thời thì vẫn muốn đòi Jetstar Pacific trả lại tiền chênh lệch của vé bay (anh mua vé đi chuyến đắt nhất trong ngày nhưng bị bay vào giờ giá rẻ).
-
Vũ Hội
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |