Bí ẩn chiếc bát ngọt kỳ lạ
Một chiếc bát sứ bề ngoài không có gì đặc biệt nhưng cứ đổ nước vào thì nước lại có vị ngọt như vị đường pha loãng, nếu đổ cơm vào thì cơm như được trộn một ít đường…
Chiếc bát ngọt bí ẩn
Tại thị trấn Phố Châu huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có một người dân đang sở hữu một chiếc bát được đồn thổi là hết sức kỳ lạ, vì thường xuyên sinh ra vị ngọt. Chủ nhân chiếc bát là ông Trần Trọng Cử.
Ông Cử và chiếc bát. Ảnh: VTC news |
Theo khẳng định của ông Cử và một số người dân thì nếu đổ nước vào bát lập tức nước có vị ngọt như vị đường pha loãng. Nếu đổ cơm vào ăn thì cơm như được trộn thêm một ít đường.
Đây là chiếc bát nhỏ dùng để ăn cơm, bề ngoài tráng men da lươn, phía trong màu vàng nhạt, có thêm một số họa tiết Tùng, Cúc, Trúc, Mai và một số chữ Hán. Bát cao 5,2 cm, có đường kính 11cm trên miệng, 4,9 cm phía trôn.
Theo lời kể của ông Cử thì năm 1986, khi đang công tác tại Tây Nguyên, anh tình cờ mua được chiếc bát này. Thấy chiếc bát đẹp anh giữ làm kỷ niệm.
“Đặc tính” khác thường của chiếc bát được phát hiện trong quá trình sử dụng. Ban đầu ông Cử không nói ra với ai nhưng về sau trẻ con trong gia đình nhận ra điều này nên đứa nào cũng giành chiếc bát để ăn cơm. Dần dần thông tin lan ra và đã có rất nhiều người đến xin được nếm thử. Tuy nhiên vì không rõ liệu nó có gây ra độc hại gì không nên từ lâu ông Cử giấu chiếc bát đi không cho các con dùng.
Dùng nhiều, cực độc!
Chiều 16/11, Viện Hóa học đã có kết luận chính thức về chiếc bát này.
Chiếc bát được TS Lợi làm xét nghiệm trên máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử. Ảnh minh hoạ: Theo Bee.net |
Cũng theo TS Lợi, hàm lượng chì này vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế quy định trong đồ dùng sinh hoạt. “Khi cho dung dịch axit vào bát, men có màu nâu dần dần chuyển đổi sang màu trắng, còn dung dịch chuyển dần sang màu nâu vàng. Điều đó chứng tỏ chì đã bị thôi ra và hòa vào dung dịch”.
Trước đây có gạch men có chứa lượng chì khá cao, tuy nhiên nay không được sản xuất, sử dụng nữa. Còn trong đồ dùng sinh hoạt, chì bị cấm sử dụng để sản xuất từ lâu.
Theo các chuyên gia, men chì bị thôi ra, người ăn vào rất nguy hiểm cho sức khoẻ. PGS.TS Vũ Minh Đức, Khoa Vật liệu Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội nói, hàm lượng chì xác định là 3,02mg/l, chứng tỏ chiếc bát được làm bằng men chì với nồng độ trước đó rất cao. Vì khi đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao, chất chì bị bay hơi đi một phần. Sau đó, chất chì lại kết hợp với các chất khác có trong đất tạo nên một tổ hợp, tổ hợp này sẽ khó bị thôi ra.
Lượng chì bị thôi ra và làm ngọt bát chính là chì ở dạng không liên kết. Cũng theo vị chuyên gia này, ngoài chất chì bát còn có thể có các chất khác như crom, canxi... Chất này cũng sẽ bị thôi ra và ngấm vào thức ăn vì độ nung của men kém, phần xương hút nước nhiều.
Theo các chuyên gia, lượng chì dư thừa cao như trên rất nguy hại cho sức khoẻ người dùng. “Chì sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây ra nhiễm độc chì, các bệnh nguy hiểm như nhiễm vào máu gây ung thư gan, thận, phổi, não và ảnh hưởng hệ tim mạch...”, PGS Lê Văn Cát, Viện Hóa học cảnh báo.
Cách kiểm tra dư lượng chì có trong bát |
Các chuyên gia khuyên, cần chấm dứt không dùng chiếc bát trong sinh hoạt đời sống. Khi mua bát đĩa sứ nên thử để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc có thể đang tồn trong bát. |
(Theo VTC news, Bee.net)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |