Mua hàng qua mạng: Bỏ bạc triệu ôm 'trái đắng'
- Bỏ ra 2,5 triệu đồng để mua một chiếc điện thoại rao bán trên mạng, khi khách hàng nhận được là chiếc điện thoại cũ và bị hỏng. Khách hàng không mua chiếc điện thoại đó nữa nên phải chịu mất 1 triệu đồng bù lỗ mà người bán đưa ra.
Cù nhầy
Một quầy ở khu chợ Dashatou (Quảng Châu, Trung Quốc) - nơi chuyên bán hàng điện tử second-hand mà giới “buôn” điện thoại ở Việt Nam thường đến "đánh hàng". Ảnh: VNN |
Anh Nhân cho biết, ngày 10/9/2009 anh vào mục Rao vặt của 1 trang web thấy cửa hàng tại địa chỉ số 229, đường 3/2, phường 10, quận 10, TP.HCM rao bán điện thoại xách tay nguyên hộp từ Singapore (gồm: 1 máy, 1 cục pin (tặng thêm 1 pin) 1 tai nghe, 1 cáp nối PC, 1 phiếu bảo hành, 1 thẻ nhớ 1GB) kèm câu hẹn như đinh đóng cột "Khách ở xa nhận máy sau 24 giờ kể từ khi thanh toán". Anh Nhân đặt mua 1 điện thoại di động Nokia N96, giá 2,5 triệu đồng.
Đến ngày 15/9/2009, anh Nhân nhận "dế" qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Nhưng hàng anh nhận được là một chiếc điện thoại đã trầy xước, không có hộp, không giấy bảo hành, không có thẻ nhớ và không có pin tặng thêm như rao bán.
“Tôi bật thử nguồn thì không thấy dấu hiệu máy hoạt động, liềnliên lạc với cửa hàng để báo về tình trạng máy. Nhân viên cửa hàng hướng dẫn cách sử dụng cũng không xong. Khi hỏi ý kiến và được nhân viên cửa hàng đồng ý, tôi đã gửi trả lại máy”, anh Nhân cho biết.
Ngày 19/9, nhân viên của cửa hàng gọi điện cho anh Nhân và hứa 2 gửi máy mới cho anh sau 2 ngày. Đợi đến ngày 24/9, anh Nhân gọi điện lại cửa hàng, nhân viên tại đây cho biết là đã gửi đúng hẹn.
Hôm sau anh Nhân tiếp tục gọi điện tới cửa hàng thì nhân viên tại đây lại cho biết là gửi hàng vào ngày 23/9. Nhưng tới ngày 27/9, anh vẫn chưa nhận được chiếc điện thoại và lần liên lạc tiếp theo anh được nhân viên cửa hàng này xác nhận miệng rằng mới gửi ngày... 25/9. Đến ngày 28/9, anh Nhân tiếp tục điện thoại hỏi thì nhân viên cửa hàng nói là đang bận ngày hôm sau mới gửi được.
Anh Nhân tâm sự: “Tôi ở tận KomTum, gửi một số tiền lớn để mua điện thoại nên rất lo. Những ngày sau đó liên tục gọi điện để hỏi nhưng cửa hàng cứ hẹn làm tôi thất vọng vô cùng. Nhiều lúc gọi điện tới cửa hàng thì nhân viên tại đây đùn đẩy nhau giải quyết sự việc.”
Bà Đào Thị Cúc - chuyên viên Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: "Khiếu nại giao dịch mua bán qua mạng rất nhiều, nhưng khó giải quyết do thiếu giấy tờ làm bằng chứng. Vì vậy, người tiêu dùng nên thận trọng khi mua bán trên mạng để tránh rước thiệt.” |
Anh Nhân tiếp tục gọi điện tới cửa hàng, được nhân viên tại đây hướng dẫn làm theo và tình trạng chiếc điện thoại không được cải thiện.
"Thấy chiếc điện thoại không đảm bảo chất lượng và không đúng với chi tiết đã đăng trên mạng, tôi gửi trả lại cửa hàng chiếc điện thoại và gọi điện đề nghị trả lại tiền. Nhân viên tại đây đẩy trách nhiệm sang một người tên là Tuấn. Khi liên lạc với người tên là Tuấn thì anh này cho rằng tôi đã làm mẻ 1 miếng trên điện thoại. Sau một hồi tranh cãi, anh Tuấn hứa ngày mai sẽ giải quyết dứt điểm”, anh Nhân kể.
Ngày 30/10/2009, anh Nhân tiếp tục liên lạc với anh Tuấn để giải quyết vụ việc. Người bán hàng tên là Tuấn đã quy trách nhiệm cho anh Nhân làm mẻ vỏ điện thoại. Người bán hàng tên Tuấn tiếp tục cho rằng nếu khách hàng Nhân không làm mẻ vỏ điện thoại thì bên vận chuyển làm mẻ và anh Nhân tự giải quyết, cửa hàng chỉ chịu trả lại số tiền là 1,3 triệu đồng.
Hụt két "hoạ vô đơn chí"
Nhận được phản ánh của khách hàng Nguyễn Vi Nhân, VietNamNet đã liên lạc với người trực tiếp bán hàng cho anh Nhân, tên là Tuấn.
Trang web mà anh Nhân tìm hiểu mua chiếc điện thoại. |
Anh Tuấn khẳng định: “Máy bị mẻ như vậy, nếu anh Nhân lấy lại tiền bên chúng tôi chỉ trả lại 1,5 triệu đồng.” Anh Tuấn cho biết thêm là chiếc điện thoại Nokia N96 đã bán cho khách hàng Nhân của hãng Singapore nhưng sản xuất tại Trung Quốc nên mới có giá là 2,5 triệu đồng. Nếu máy mới đúng hãng thì trên thị trường đã có giá cao hơn gấp nhiều lần khó mà tránh khỏi rủi ro. Đối với khiếu nại của người tiêu dùng lỡ mua những sản phẩm này thì theo qui định của Luật Dân sự, hợp đồng mua bán bị vô hiệu (qui định tại điều 122, 127, 128 của Bộ luật Dân sự năm 2005). Theo qui định tại điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 thì bên bán phải trả lại tiền cho anh Nhân và bên anh Nhân phải trả lại toàn bộ những gì đã nhận từ bên bán. Việc khiếu nại của anh Nhân sẽ được pháp luật bảo vệ nếu anh Nhân còn giữ đầy đủ các chứng cứ là chiếc điện thoại, các biên nhận của ngành bưu điện về việc chuyển giao hàng hóa và hóa đơn hay chứng cứ về việc chuyển tiền. Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
Còn khách hàng Nhân cho biết: “Tôi thực sự quá bất ngờ với việc buôn bán kiểu qua mạng như vậy. Thà tôi chịu mất 1 triệu đồng còn hơn nhận một cái điện thoại "chết". Qua đây cũng là bài học của tôi vì quá tin tưởng trong việc mua bán trên mạng như thế này.”
Theo LS. Trương Xuân Thủy - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: Chủ hàng (bên bán) cam kết là hàng xách tay mới 100%, có thẻ bảo hành, nhưng thực tế là hàng nhái do Trung Quốc sản xuất, nhập lậu, trốn thuế. Đây có thể là hàng vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa được Luật Sở hữu trí tuệ qui định từ điều 72 đến điều 75. Những hàng hóa như vậy về nguyên tắc không được phép kinh doanh, mua bán, nếu các cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ tịch thu và xử lý theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên LS. Thuỷ cũng lưu ý, trong trường hợp cửa hàng tại số 229, đường 3/2, phường 10, quận 10, TP.HCM không phải là người đăng mục quảng cáo trên thì rất khó cho việc giải quyết khiếu nại của anh Nhân vì không rõ người bán là ai.
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !
Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.