,
221
10704
Tư vấn tiêu dùng
tuvantieudung
/bvkh/tuvantieudung/
1253604
Mất oan cước ADSL vì "thợ săn" sóng Wifi
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Mất oan cước ADSL vì 'thợ săn' sóng Wifi

Cập nhật lúc 11:05, Thứ Ba, 22/12/2009 (GMT+7)
,

Trên các diễn đàn tin học, dân tình đang bí mật rỉ tai nhau về một nghề mới - nghề... bẻ khóa Wifi lấy tiền.

Nhờ giới thiệu của L., (lớp 12 trường N.M - Q.8, TP.HCM), một ngày kia tôi nhận được cuộc gọi từ một “anh thợ”: “Em sẽ cố gắng đến nhà anh vào chiều mai” rồi cúp máy. Nhưng 2 ngày sau chẳng thấy bóng dáng “anh thợ”, đến ngày thứ 3, trời nhập nhoạng tối, một tên con trai đã kín đáo đến bấm chuông nhà tôi...

“Thợ săn” lộ diện

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: Mực Tím.
Ngay khi ngồi xuống ghế, C - tên con trai ấy - hỏi liền: “Làm sao anh biết xung quanh đây có nhiều điểm phát?”. “Hôm rồi, mấy người bạn mang laptop ghé chơi, họ nói xung quanh nhà anh có gần 10 điểm wifi”, tôi trả lời và rủ: “Em đi theo anh lên lầu 3 là biết ngay mà!”. Ngập ngừng một lúc, C. cũng theo tôi lên tới sân thượng. Trong khi tôi đang giới thiệu xung quanh thì C. đã móc trong túi ra chiếc PDA cầm tay để kiểm tra. Ít phút sau, C. ngắc ngứ: “12 điểm, không có cái nào miễn phí hết anh ơi!”. Rồi C. phân bua: “Do thằng L. nói anh là người quen của nó nên em mới đến tận nhà, chứ thường em chỉ giao dịch qua email thôi. Ca này khó, tốn nhiều công lực lắm. Nhưng thôi, em cũng ráng giúp anh một lần xem sao”. Lúc này, nhớ lại lời dặn của L: “Không phải thợ bay nào cũng giúp đâu nha anh, dù có trả phí” thì tôi mới biết là mình đã vượt qua sự nghi ngờ của “anh thợ”.

Giao dịch

Quay về chỗ ngồi, C. cho biết: “Wifi ở đây nhiều quá! Anh mà xài được hết thì tha hồ tải phim full HD, chứ không chỉ là mấy cái game - online đâu”. Vừa nói, C. vừa mở chiếc laptop bé tẹo rồi click vào icon wifi phía dưới góc phải màn hình. Chỉ vào một danh sách những điểm sóng wifi đang hiển thị, C. giải thích: “12 điểm, sóng nào cũng mạnh. Toàn là 4 - 5 vạch xanh. Bẻ thử một cái mạnh nhất cho anh coi nè!”. Nói xong, C. click chuột thoăn thoắt và gõ một loạt kí tự vào. Hàng loạt cửa sổ hiển thị thông tin hiện lên. Chờ đến khi dòng màu bên dưới màn hình thôi nhấp nháy, C. liền click vào icon mang tên Cogi... rồi chờ hình xanh hiện lên ở màn hình icon hai chiếc máy tính. Lúc này C. mới chuyển máy tính sang phía tôi bảo: “Anh muốn mở trang web nào cũng được, thử đi.” Nghe vậy, tôi mở liền một số trang web ca nhạc, chiếu phim... Thật bất ngờ, các trang web này chạy ào ào. Tôi tỏ ra thích thú: “Hay quá! Em ráng giúp anh vào được mấy cái wifi này. Anh sẽ bồi dưỡng cho em như yêu cầu”. Nghe vậy, C. liền ra giá: “Mỗi cái em bẻ được, anh cho em 50K nha. Em sẽ giao trọn gói 12 cái, là 600K.” Và tôi thật sự bất ngờ khi nghe C. quảng cáo: “Anh đừng lo, em bảo hành “chìa khóa” một năm. Nghĩa là trong vòng một năm đó, nếu chủ thuê bao có đổi password hoặc vì lí do nào đó mà anh không vô được wifi từ “chìa khóa” của em, em sẽ làm “chìa” mới cho anh!”.

Làm “chìa khóa” Phòng Đấu tranh tội phạm công nghệ cao - CA TP.HCM cho biết: “Lực lượng CATP được trang bị thiết bị tối tân, đang kiên quyết làm sạch sóng bẩn khắp nơi trong thành phố. Đây là lời cảnh báo cao nhất gửi đến những bạn đang manh nha ý định trộm sóng, dù ngồi trong nhà hay ngoài đường, di động hay cố định. Mức xử phạt của tội này sẽ được áp dụng mức tối đa trong khung hình phạt”.

Sau khi đã thỏa thuận giá cả, C. bắt tay vào “làm chìa khóa” liền. Đầu tiên, C. lấy chiếc PDA để cạnh laptop rồi bắt đầu quá trình dò tìm “chìa” của các điểm phát wifi. Đúng lúc cửa sổ chương trình mang hình “thợ sửa khóa” hiện lên máy tính là C. tự tin: “Anh an tâm đi! Em bảo đảm 25 phút là có ngay 12 chìa cho anh. Nếu lố 1 phút em tặng anh hết 12 chìa, không lấy một xu”.

Tranh thủ lúc máy tính chạy, tôi trò chuyện với C.. Anh chàng cho biết đang là sinh viên của một trường ĐH lớn ở TP.HCM. Do ham mê công nghệ thông tin, nhất là kĩ thuật truyền dữ liệu vô tuyến từ hồi còn học cấp 3 nên C. rất rành “tuyệt chiêu” hack sóng wifi. Chưa hết, C. còn tiện miệng khoe thêm: nếu bạn bè yêu cầu, C. sẵn sàng mang đồ chơi ra bẻ khóa biểu diễn, không lấy tiền và tự nhận mình còn biết cách thiết lập cầu nối internet để người mua “chìa khóa” có thể phát lại thu tiền cho người khác...

Đang nói chuyện, C.chợt hỏi: “Bao nhiêu phút rồi anh?”.Tôi nhìn đồng hồ, 24 phút. C. búng tay cái chóc: “Xong rồi anh!”. C giao “chìa khóa” bằng cách ghi một dọc những con số và chữ vào giấy cho tôi, xong anh chàng tắt máy tính, đứng dậy vọt ra xe thật nhanh.

Tôi đi “săn” thợ

Một buổi chiều cuối tháng 11, tôi lại có dịp tháp tùng cùng các chiến sĩ thuộc Phòng Đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao TP.HCM đi “giăng lưới” các thợ săn wifi.

Ngay khi dừng chân trước Bưu điện Thành phố, một thành viên trong nhóm đã khởi động laptop kèm theo chiếc máy quét định hướng. Sau vài phút tầm soát trên không, màn hình laptop hiện lên hàng chục điểm thu phát wifi. Anh trinh sát rê chuột đến icon chiếc máy tính có tên thienthanbongdem19... thì loa laptop kêu tít tít, tín hiệu báo chiếc máy tính này đang chơi trò “mèo vờn chuột” - liên tục “dội bom” dữ liệu bằng một chương trình tấn công vào một điểm wifi phía đường N.K.K.N. Sau 3 phút kiểm tra thăm dò, anh trinh sát khẽ nói vui: “Cho đu theo sóng chút nha!”. Nói rồi, anh mở thêm một cửa sổ nữa để bắt đầu “bay cặp” vào chiếc máy tính kia. 5 phút sau, anh khẳng định: “Máy này đang có hành vi tấn công vì đã gửi hơn 50 triệu data trong vài giây vào cùng một điểm wifi”.

Trinh sát T. giải thích cho tôi: “Bước đầu, tay hacker sẽ dùng chương trình phát ra từ bộ phát wifi trên máy tính để “dội” hàng triệu luồng dữ liệu giả mạo về phía router wifi của nạn nhân. Do dữ liệu này không có mật khẩu nên router wifi sẽ hỏi rồi phát ra mật khẩu thật để so sánh. Chỉ chờ có thế, tay hacker sẽ bắt lấy sóng mật khẩu này rồi lưu vào bộ nhớ, sau đó dùng chính mật khẩu thật đột nhập vào rồi làm chủ router wifi”.

...Những ai truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển... sẽ bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

(Theo điều 226a Bộ luật Hình sự)

Và quá trình truy tìm chiếc máy tính có dấu hiệu phạm tội bắt đầu. Một anh trinh sát xoay chiếc ăngten định hướng theo nhiều phía. Tín hiệu của chiếc máy tính mang tên thienthanbongdem19... vẫn còn nhưng không mạnh. Điều này chứng tỏ nguồn phát của nó chưa cùng hướng với chiếc ăngten của trinh sát. Khi chiếc ăngten quay từ từ qua phía công viên 30/4, cường độ tín hiệu của chiếc máy tính này bỗng mạnh lên hết cỡ. Vị trí của kẻ “dội bom” đã lộ diện! Tiếp theo, nhóm trinh sát dùng thước phương vị hiện trên thông số laptop để định khoảng cách giữa 2 bên và xác định vị trí của thienthanbongdem19... Lập tức, một anh trinh sát mặc thường phục bước nhanh theo hướng ăngten để tiếp cận chủ nhân chiếc máy tính này.

Ngay tại hiện trường, các trinh sát đã nhận dạng được chiếc laptop lẫn bộ công cụ phần mềm có chức năng hack các điểm router wifi trước ánh mắt ngạc nhiên của những kẻ ăn cắp sóng. Ngạc nhiên thay, trong số 2 hacker bị bắt ngày hôm ấy, có cả “anh thợ” C. của tôi hôm nào!

Để không bị hack wifi

- Đừng chọn thiết bị kết nối mạng (router ADSL) có thiết kế sẵn bộ phận phát wifi. Nếu có điều kiện hãy mua hai bộ phận trên riêng lẻ.

- Khi nào sử dụng wifi thì mới bật nguồn phát wifi.

- Lúc sử dụng wifi nên quan sát cẩn thận đèn LED chỉ báo status: nếu đèn nhấp nháy liên tục mà máy tính không truy cập dữ liệu trên mạng thì 99% là sóng nhà bạn bị người khác “xài giùm”.

- Thường xuyên đổi mật khẩu hàng ngày nếu có thể (cách này chỉ tương đối).

- Dùng dây cable mạng là an toàn nhất.

  • Theo Mực tím

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Tư vấn tiêu dùng'

,
,