,
221
11322
Tâm sự tiêu dùng
tuvantieudung/tamsutieudung
/bvkh/tuvantieudung/tamsutieudung/
1228269
Rào rào tố khổ bay Jetstar bị mất trộm
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Rào rào tố khổ bay Jetstar bị mất trộm

Cập nhật lúc 16:00, Thứ Tư, 05/08/2009 (GMT+7)
,
 - Hành khách Jetstar liên tục gửi thư kể: "Tôi cũng từng bị mất cắp". Làn sóng dư luận này yêu cầu Jetstar Pacific trả lời và khẳng định thực hiện biện pháp mạnh với những nhân viên - con sâu làm rầu nồi canh, nếu không muốn bị tẩy chay.

"Tôi cũng từng bị mất cắp..."

san bay
Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa VNN
Bạn đọc Nguyễn Thiên Nga: Tôi cũng từng đi Jetstar và bị mất 1 chai nước hoa đắt tiền trên chuyến bay từ Huế đi Hồ Chí Minh. Nhưng tôi nghĩ thủ tục rườm rà nên tôi cũng thôi không báo làm gì. Tôi rút kinh nghiệm cho lần sau và cũng không muốn đi hãng hàng không đó nữa.

Bạn đọc Quynh Chi, Thanh Xuân- Hà Nội: Tôi cũng là nạn nhân, sợ Jetstar như 2 nhân vật trong bài viết nên tôi rất chia sẻ và thông cảm. Với cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp như vậy Jetstar sớm muộn sẽ bị tẩy chay.

Bạn đọc Dr.Poca, Tan Phu, TP.HCM: Tôi cũng có lần bị móc như bạn khi đi Jetstar Pacific. Đó là chuyến bay từ HCM đến Vinh vào ngày 24 tháng Chạp Tết năm kia. Đang có trận rét lịch sử, vì thời tiết xấu máy bay không đáp xuống sân bay Vinh được nên bay thẳng ra sân bay Nội Bài!!! Lúc đang nhận hành lý của mình tôi mới tá hỏa là vừa xách hành lý ra khỏi băng chuyền thì cái catap của tôi bung ra ngay giữa sàn. Tôi kiểm tra hành lý ngay thì thấy mất 2 tệp tiền trị giá 1,5 triệu đồng gồm 1 tệp tiền một trăm, một tệp 50 ngàn, khá dày. Đây là tiền lẻ để tiêu Tết nên tôi ko mang theo người mà bỏ vào catap, còn những loại tiền có mệnh giá cao tôi mang theo người.

Sau khi liên lạc với nhân viên của Hãng tôi được trả lời như sau:

1) Nhân viên gọi điện vào TP.HCM xác định khối lượng hành lý lúc tôi ký gửi tại sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó cân lại hành lý kí gửi của tôi tại sân bay Nội Bài (lúc đó tôi chưa ra khỏi khu vực nhận hành lý). Sau khi cân thì nhân viên xác định có sự chênh lệch khối lượng. Ngoài ra catap của tôi có hiện tượng cạy phá rất rõ ràng (hiện tại tôi vẫn giữ lại catap này... làm kỷ niệm, và trên tay cầm của catap còn có mã vạch của hành lý, chuyến bay này.

2) Nhân viên bảo lúc làm thủ tục hành khách đã được khuyến cáo là không được bỏ những đồ giá trị vào hành lý kí gửi... vì lý do an toàn (?!)

3) Nhân viên nói tiếp: "Bọn em chỉ làm hợp đồng với bảo vệ sân bay chứ không phải là bảo vệ của bọn em nên bọn em không chịu trách nhiệm...?! Với lại trước khi làm thủ tục bọn em đã khuyến cáo hành khách như điều 2 đã nói mong anh thông cảm"...

Bạn đọc Khuất Hải Duy, 41/C15 Quang Trung - Quận Gò Vấp: Nói chung theo quan điểm của tôi là có biết trong hành lý có tiền thì "kẻ gian" mới cạy để mà lấy. Không lẽ " kẻ gian" lại làm ăn theo kiểu hên xui là cái nào cũng cạy , cái nào có thì lấy...?! Làm thế rất nguy hiểm cho nên muốn biết trong hành lý có tiền hay ko để mà cạy thì phải " soi" mới biết!!! Vậy thì ai " soi"? Ai " soi" thì người đó biết và người đó hoặc "đồng bọn" sẽ...cạy và lấy tiền!!! Vậy thôi!! Tôi đã từng đi Jetstar Pacific, vali hành lý bị bẻ khoá bị mất tiền, kiếng mát, đồ đạc bị lục tung nhưng để khiếu nại thắc mắc mất thời gian nên quên đi thì tốt hơn, thêm một lời nhắc nhở đối với Jetstar Pacific.

Tôi cũng đã từng bị tình trạng như chi Kim Anh, đến sân bay trước 35p trước khi khởi hành (tôi đi Hà Nội, chuyến bay lúc 11h25, đến sân bay 10h50 nhưng nhân viên Jetstar không cho vào mà yêu cầu đóng 210.000 đồng để đổi chuyến bay lúc 13h10. Do có cuộc họp trong ngày nên tôi năn nỉ mong được làm thủ tục để đi đúng chuyến bay nhưng vẫn không cho. Kết quả chuyến bay 13h10 trễ, đến 14h45 tôi mới lên được máy bay mà không nhận được thông báo gì trong thời gian chờ đợi. Tôi thật sự đã hãi hùng với Jetstar và chuyển hẳn sang Vietnam Airlines va Indochine Airlines. Gía rẻ luôn đi kèm với dịch vụ kém hay sao? Như vậy sao tồn tại được?

Bạn đọc ngoc lan (Bắc Giang): Tôi từng đi máy bay Jetstar Pacific và mất 1 máy chụp ảnh. Tôi báo với người quản lý, được trả lời là không có bằng cớ chứng minh tôi mất đồ ở đâu. Thật nực cười. Tôi tự răn mình, không đi hãng này nữa.

Bạn đọc Pham Thu Giang, Hà Nội: Thực ra bây giờ mới nhiều người nói chứ tôi đã gặp hiện tượng này 2 lần. Tất cả đều dính dáng đến những chuyến đi từ nước ngoài về. Một lần đầu tiên (1998) là hàng gửi chậm, được lấy tại kho ở đường Trường Chinh. Thùng hàng của tôi bị khoét 1 lỗ vuông để thò tay vào được, may mắn cho tôi là thùng đồ đó tôi để đồ bếp, cho tay vào thử thì gặp toàn đũa xiên để nướng thịt.

Lần thứ 2, là năm 2001 tôi đi Ý về, khi lấy vali tôi cũng không để ý. Khi đã lấy đồ ra, con vào ngồi chơi trong valy mới phát hiện ra có vết rạch 10cm. Lần này cũng may mắn là vì trong hành lý tôi để rất nhiều đĩa CD (đi công tác và có đĩa làm tài liệu), vali căng phồng nên tuy rạch ra nhưng không thể lấy được gì vì vướng chồng đĩa để đúng vị trí đó. Tôi không đưa ra khiếu nại vì ngày đó mạng chưa phổ biến và đã về nhà rồi mới biết.

Bạn đọc Ha Thanh (Đà Nẵng): Cũng như chị Nga, tháng 12/2008, tôi có bay trên chuyến bay Đà Nẵng đi TP.HCM của hãng hàng không Indochina (tôi không còn nhớ số chuyến bay vì thời gian đã lâu) và bị mất 01 máy chụp ảnh kỹ thuật số. Chiếc máy ảnh này tôi để trong ba lô (đáng lẽ ra tôi phải cho vào hành lý xách tay của mình, nhưng lúc đó do vội nên tôi quên lấy ra) lúc gởi hàng. Lúc lấy hành lý tôi cũng quên và không kiểm tra, lúc về nhà kiểm tra lại thì thấy bị mất. Lúc đó tôi cứ nghĩ là có thể lạc trong túi hành lý, nhưng kiểm tra kỹ lại vẫn không thấy và tôi nhớ ngăn để máy ảnh cũng có dấu hiệu bị xáo trộn.

Sau khi kiểm tra lại các nguồn tôi chắc chắn là nhân viên sân bay đã lấy chiếc máy ảnh của tôi nhưng đành bỏ qua vì nghĩ có ý kiến cũng như không. Giá trị chiếc máy ảnh có thể là không lớn nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến chuyến công tác cũng như lòng tin và ngành hàng không Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, ngành nên có những biên pháp chấn chỉnh kịp thời những sự việc như thế này, đừng để con sâu làm rầu nồi canh.Rất cảm ơn báo VietNamNet đã đưa sự việc này lên báo để mọi người cũng biết. Tôi nghĩ chắc có nhiều người cũng đã từng bị "móc vi" như tôi và chị Nga nhưng vì lý do nào đó mà chưa thể nói ra.

Bạn đọc Nguyễn Mạnh Dũng, 67 Phạm Viết Chánh, Q.1, TP.HCM): Thời gian gần đây tôi nghe rất nhiều về tình trạng mất đồ để trong hành lý ở sân bay. Cụ thể tháng 6 vừa rồi em tôi bay từ Canada về nhưng khi mang hành lý về nhà mới biết, 2 chiếc valy bị cậy tung, hư khóa, bị mất mốt số đồ tư trang nhưng không có giá trị cho lắm (vì em tôi là du học sinh). Tôi rất mong các cơ quan chức năng có trách nhiệm vào cuộc, điều tra nguyên nhân để trả lại sự trong sạch văn minh của sân bay.

Bạn đọc Trần Thanh Khiết (Hà Nội): Tôi cũng đã từng bị phá khóa va li mấy lần rồi. Nhân viên hàng không giải thích khi đó là do khóa bị vướng vào đâu đó nên bung ra, tôi không thấy thỏa đáng vì điều đó không phải chỉ 1 lần. Đồ đạc không mất gì cả chỉ bị hỏng những cái va li thôi. Tôi cũng đã đi qua sân bay nhiều nước nhưng chưa bao giờ xảy ra chuyện gì cả. Lần gần đây nhất là bị phá khóa số của 1 cái ba lô, không bị mất gì nhưng quả thực là cảm thấy xấu hổ với những người nước ngoài nếu họ cũng bị như vậy. Sân bay lúc nào cũng kêu khó quản lý, nhưng có vẻ họ không muốn làm thì đúng hơn.

Bạn đọc Nguyễn Trọng Tú (Công ty CP dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội): Tôi cũng có một bài học đắt giá với Jetstar Pacific. Ngày 24/1/2009 (tức 29 Tết Âm lịch), tôi bay từ TP.HCM ra Hà Nội. Do là dịp Tết nên lượng hành khách lớn nên chuyến bay phải hoãn từ 21h sang 22h. Tôi mang theo người 1 túi xách tay (trong túi có máy ảnh Canon và nhiều vật dụng khác). Khi đi qua cửa kiểm soát thì các nhân viên kiểm tra thấy trong túi có vật kim loại với đầu nhọn (đó là cái mở bia đa năng) nên đề nghị tôi gửi túi xách tay theo đường hành lý trả chậm, tôi tuân thủ. Khoảng 0 giờ ngày 25/1/2009 tức ngày 30 Tết máy bay ra tới ga hàng không Nội Bài, do trời rất lạnh(khoảng 10 độ C) tôi không kiểm tra hành lý mà nhận rồi đón taxi về nhà ngay. Đến 10 giờ trưa cùng ngày tôi lấy túi xách tay ra để lấy máy ảnh, phát hiện chiếc máy ảnh bị mất và kèm theo cặp kính mát đắt tiền cũng chỉ còn lại cái vỏ hộp.

Tôi đã gọi điện thoại theo đường dây nóng của hãng Jetstar Pacific nhưng do ngày Tết máy bận suốt nên không liên lạc được. Sau dịp tết Nguyên Đán tôi có đến Đại lý của Jetstar Pacific ở Hà Nội để phản ánh sự việc trên. Nhân viên ở đây cho tôi 1 số điện thoại để tôi liên lạc giải quyết, nhưng tôi liên lạc với số điện thoại đó thì chỉ được trả lời qua loa và nói là hành khách tự bảo quản hành lý của mình.

Tôi biết là sự việc của mình không thể tiến triển hơn nên không liên lạc nữa mà nói chuyện với bạn bè và người thân nên cảnh giác khi đi máy bay. Tôi rất mong Quý báo thông tin những sự việc tương tự để mọi người cùng cảnh giác cao độ khi đi máy bay, nhất là đi hãng Jetstar Pacific.

Bạn đọc (Nguyễn Thị Phương Nga, A4 Tỗ 19 KP 2 P.Thảo Điền Q.2, TP.HCM: Jetstar Pacific Airlines cần điều tra làm rõ, kỷ luật nghiêm việc lấy trộm đồ trong hành lý của khách để chấm dứt tình trạng này.

Con trai tôi cũng từng bị mất trộm 500 USD, máy chụp hình kỹ thuật số trong hành lý ở chuyến bay từ Singapore về TP.HCM năm 2007. Khi đó cháu là học sinh học phổ thông ở Singapore về VN nghỉ sau kỳ thi. Lúc làm thủ tục gửi hành lý nhân viên không cho cháu xách tay túi đựng máy tính mà chỉ cho xách tay nguyên cái laptop (không có bao bọc gì cả), trong khi cháu nghĩ là được xách tay cả cái túi đựng (nguyên bộ cháu mua của hãng Dell Singaopore) nên cháu đã cất cả tiền, máy chụp hình, máy Tân tự điển và các tài sản nhỏ, có giá trị khác vào túi này để xách bên mình. Khi hàng không yêu cầu cháu phải bỏ máy ra cầm riêng, phải gửi hành lý túi xách đựng máy thì cháu rất lúng túng (vì cháu còn nhỏ và chỗ quầy làm thủ tục rất đông người xếp hàng chờ đợi sau cháu) nên cháu quên mất không bỏ tiền và các tài sản quý ra.

Đến khi về đến TP.HCM nhận hành lý thì con tôi quên mất cái túi đựng laptop (vì cứ nghĩ mang theo mình). Đến chiều cùng ngày cháu cần dùng laptop ở nhà thì mới phát hiện ra quên chưa nhận túi này (do cháu không có các phụ kiện để cắm điện cho máy chạy).

Tôi vội vàng chở cháu đến sân bay Tân Sơn Nhất để lấy túi thì được chỉ sang kho của Jetstar Pacific tại ga quốc nội. Tại đây sau khi xuất trình giấy tờ cháu được anh nhân viên kho đưa cho cái túi của cháu, tôi và cháu rất mừng, cảm ơn anh nhân viên rối rít rồi về nhà, nhưng khi mở túi ra thì phát hiện mất toàn bộ số tiền USD500, máy camera và có thể còn tài sản khác nữa mà lúc đó cháu nói là chưa nghĩ ra.

Tôi nghĩ việc này do con tôi quá khờ và không có bằng chứng nên không trình báo và coi đó là bài học. Con tôi sau đó bần thần cả tháng trời, tâm sự với bạn trên mạng tôi thấy cháu nói "bây giờ mình đang rất buồn vì bị mất đồ" và đến giờ cháu mất lòng tin ở người lớn.Qua sự việc quý báo nêu, tôi thấy hãng phải xem lại tư cách đạo đức của nhân viên làm việc liên quan đến hành lý của khách, quy trình gửi hành lý và truy tìm triệt để cá nhân lấy trộm đồ trong hành lý của khách qua đó xử lý nghiêm để làm gương cho những nhân viên khác.

"Hành khất máy bay"

san bay
Trong sảnh sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa VNN
Bạn đọc Nguyen Tuan (Đồng Nai): Đọc bài báo này mà tôi còn nhớ lại cảm giác gai gai của ngày 26/12 Âm Lịch vừa rồi. Lúc mua vé thì giờ bay là 15h10 chiều, về sau hãng thông báo đổi lại 7h50 sáng. Lủi thủi dậy sớm đi từ Đồng Nai lên đến gần 6h, hỏi nhân viên kiểm vé giờ bay có chính xác không, tôi được trả lời là cứ lên phòng cách ly đi . 

Sắp đến giờ bay chúng tôi được thông báo phải đợi đến 12h, rồi 14h, rồi 16 h, bất mãn quá gần 200 khách cùng chuyến trong đó có cả bà con Việt Kiều làm om sòm hết phòng cách ly. Tôi không hề thích ồn ào nhưng bất mãn quá cũng tham gia. Giờ thấy mấy tin nhắn "rác " quảng cáo vé Jetstar Pacific tôi vẫn còn giật mình như cảm giác lúc nghe thông báo "delay ".

Bạn đọc Ho Thi Truc Giang, 35/8B Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM: Tôi thấy rất bức xúc khi xem video Trình vé Jetstar, khóc ròng xin bay. Năm 2007 tôi cũng có sử dụng dịch vụ bay khứ hồi của Pacific Airlines (tiền thân của Jetstar Pacific) 1 lần từ TP.HCM - Hà Nội và cũng bị delay 2 giờ do trục trặc kỹ thuật (theo giải thích của nhân viên hàng không Nội Bài).

Sau chuyến đi ấy đến giờ tôi cứ đọc báo là thấy nhan nhản những lỗi của các hãng hàng không giá rẻ gây ra cho khách hàng và thầm nghĩ: " Mình vẫn còn may mắn chứ gặp những sự cố nghiêm trọng hơn thì..." Tuyệt nhiên đến giờ tôi không hề dám sử dụng lại dịch vụ bay này thêm 1 lần nào nữa vì sợ rằng may mắn không đến với mình lần thứ 2.

Qua sự việc đáng tiếc trên , thiết nghĩ các ngành dịch vụ ở Việt Nam nên có cách giải quyết thoáng hơn , linh động hơn để bảo vệ quyền lợi của khách hàng chứ bây giờ Việt Nam đã gia nhập WTO thì các ngành dịch vụ không còn giữ thế độc quyền nữa. Cách làm ăn bảo thủ, độc quyền, chỉ biết dựa vào nguyên tắc là đã quá xưa cũ. Thử hỏi nếu khách hàng tẩy chay thì các ngành dịch vụ này có tổn tại hay không?Hãy tự cứu mình trước khi xin trời cứu! Đây cũng là bài học cho người dân Việt muốn sử dụng dịch vụ trong nước. Tình trạng kẹt xe thì không thể nào tránh khỏi ở TPHCM. Các bạn phải biết sống chung với lũ. Còn muốn tránh kẹt xe thì đợi đêm khuya, mọi người ngủ hết thì mình hãy ra đường!!!

Bạn đọc Lê Thanh Tâm, Đà Nẵng: Tôi cũng rất bức xúc với Jetstar Pacific. Tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/7/2009 vợ chồng tôi và con gái bay từ Đà Nẵng vô TP.HCM không có vấn đề gì, con gái tôi chưa đến 15 tuổi nên còn dùng giấy khai sinh. Nhưng chuyến khứ hồi ngày 3/8/2009 từ TP.HCM về Đà Nẵng thì nhân viên không cho con tôi bay vì lý do "15 tuổi phải có giấy CMND", tôi nói con tôi chưa đến 15 tuổi ( con tôi sinh tháng 9/1994), cô nhân viên (Bùi Thị Thu Hà) lại bảo quy định là 14 tuổi phải có CMND.

Thực tình tôi không biết quy định này, tôi nghĩ cháu đủ 16 tuổi mới đi làm CMND, và thực tế các cháu của tôi vừa rồi có đi chơi (thậm chí nước ngoài) mặc dù đã 16 tuổi nhưng chưa làm CMND vẫn được bay ở các hãng khác. Mặt khác, cũng Jetstar ở Đà Nẵng thì lại không có hướng dẫn gì khác. Sau đó tôi phải lên xin ở an ninh sân bay thì con tôi mới được bay. Thái độ cô Hà rất khó chịu, đề nghị hãng phải giáo dục ý thức phục vụ hành khách cho nhân viên mình. Và phải có hướng dẫn trước, đừng ép khách phải bỏ lại con ở nơi đất khách như vậy.

Bạn đọc nguyen thi ngoan, 15 ngo 255 Cầu Giấy, Hà nội: Đi máy bay của hãng Jetstar luôn bị chậm giờ nhưng không bao giờ hành káhch thấy hãng xin lỗi. Tiếp viên thì người nào mặt cũng lạnh như tiền. Dịch vụ như vậy sẽ đến ngày mất hết khách.

Bạn đọc Đinh Anh Tuấn, Số 302a - Lý Thường Kiệt - phường 6 - quận Tân Bình - Tp. HCM): Bài báo viết và đưa ra các "dẫn chứng" rất điển hình cho cung cách phục vụ "không giống ai" của các hãng hàng không Việt Nam hiện đang bay những chuyến nội địa. Tôi là một trong những nạn nhân của các chuyến bay bị trễ do "kỹ thuật" như vậy đến hơn 2 lần kể cả Vietnam Airlines và Jetstar. Thường thì ở những chuyến bay này, cả 2 hãng hàng không trên chỉ thông báo trên hệ thống phát thanh của sân bay và "gỏn gọn" với một lời xin lỗi, còn khách hàng có đồng ý hay không thì "mặc"...

Ở các nước khác, cũng sự việc như vậy, quyền lợi của khách hàng phải được đưa lên hàng đầu, còn ở ta việc đó chỉ có "trong mơ". Ngồi chờ cả mấy tiếng đồng hồ tại sân bay, hành khách không nhận được bất kỳ một sự quan tâm nào... và nếu có khát nước thì sẽ phải mua với giá "cắt cổ" trọng hệ thống bán hàng của nhà chờ sân bay.

Tất cả những lý do trên phản ánh rằng: Các hãng hàng không đang bay những chuyến nội địa ở ta còn quá ít, vì vậy cơ chế bay gần như độc quyền đã khiến nhà cung cấp dịch vụ không tôn trọng "quyền" của người tiêu dùng. Rồi cách xử lý của nhân viên mặt đất tại sân bay cũng đi theo xu hướng đó: cứng nhắc và đôi khi còn thiếu cả tình người.

Còn về phía khách hàng thì sao? Thường thì họ sẽ có mặt ở sân bay trước giờ bay 1 tiếng theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ nên họ đã có sự chuẩn bị về mặt thời gian. Họ hiểu rằng phương tiện của họ đi lại bằng máy bay chứ không phải xe đò, vì vậy chuyện trễ giờ dường như không có. Nếu có, chỉ do thời gian lưu thông trên đường, nhất là hành khách bay từ Hồ Chí Minh đến các điểm khác. Có khi giao thông bị "kẹt" hàng tiếng trời. Và ở những trường hợp đến muộn giờ bay như vậy, hành khách phải trả thêm "phí" mới được bay chuyến kế tiếp.

Với nhà cung cấp, chuyến bay có bị trễ 1, 2 hoặc 3 tiếng là chuyện của hãng bay, mà người chịu thiệt vẫn là người tiêu dùng. Chuyện đó có quá phi lý không? Biết là vậy nhưng vẫn phải ngậm ngùi mà bỏ qua, chắc do bản tính "cam chịu" của người Việt. Và cứ à uôm cho qua chuyện như vậy, sự "nhũng nhiễu" của các nhà cung cấp bay nội địa sẽ còn tiếp diễn vô thời hạn. Nên chăng, các nhà chức trách có thêm quy chế cho hành khách bay bị nhỡ chuyến do lỗi nhà cung cấp để bảo vệ quyền lợi của họ. Có qua có lại là chuyện đáng... làm phải không???

Đi máy bay cũng phải cảnh giác như... xe đò

Bạn đọc Trường Giang, Hòa Khánh, Đà Nẵng: Kinh nghiệm của tôi khi đi máy bay Jetstar: Co một lần tôi đi từ Đà Nẵng ra Hà Nội, đến nơi tôi phát hiện valy của mình bị lục tung. Loại valy có dây kéo nâng thêm phần chứa đã bị kẻ xấu kéo ra và xé toạc, lục tung đồ xong rồi kéo dây lại. Nếu chỉ nhìn qua thì không phát hiện kịp thời. Chỉ khi nào kéo dây kéo nâng phần chứa ra mới phát hiện được. Rất may lần ấy valy của tôi chỉ có áo quần thôi. Quí khách cần lưu ý kiểm tra để phát hiện kịp thời.

Bạn đọc Viet Huong (Hà Tây): Chuyện của chi Nga không mới, cách đây hơn 3 năm đồng nghiệp tôi đi chuyến bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TP.Hồ Chí Minh cũng đã cũng đã bị mở hành lý ký gửi và bị mất hơn 8 triệu đồng và một đồng nghiệp khác cùng chuyến bay cũng bị cạy khóa valy nhưng có lẽ không đủ thời gian nên kẻ gian không lấy được tài sản. Chỉ có điều vì đã biết quy định của hãng, không tin tưởng nhà chức trách sẽ tìm ra được thủ phạm và cũng không có thời gian để làm rõ sự việc nên chúng tôi chỉ tự trách mình và rút kinh nghiệm thôi.

Sau thời gian này cũng đã có thêm một số vụ tương tự. Theo tôi nghĩ đã không có sự kiểm sóat chặt chẽ cũng như là chế độ trách nhiệm cá nhân trong công việc và bản thân cơ quan chức năng cũng vin vào điều lệ để chối bỏ trách nhiệm khi có sự vụ xảy ra. Kết luận: Mỗi hành khách hãy biết tự bảo vệ mình nếu không muốn phải trả giá. 

Hoặc nhặt "sâu", hoặc bị tẩy chay!

Bạn đọc Hoàng Liên, Sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Nạn móc trộm hành lý của hành khách đi máy bay không phổ biến, nhưng không phải là không có. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các hãng hàng không và các nhà chức trách sân bay. Là những người đang công tác trong ngành hàng không chúng tôi thực sự bức xúc và rất buồn khi "con sâu làm rầu nồi canh". 

Hàng năm các hãng đều chi rất nhiều tiền cho quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình, chỉ vì vài con sâu mà cả ngành hàng không tổn hại về hình ảnh và thương hiệu, vậy tại sao không cùng các nhà chức trách sân bay bàn bạc đưa ra một giải pháp (như chi khoản tiền nhỏ để lắp đặt camera theo dõi từ khâu soi chiếu đến bốc xếp hành lý )?

Xử lý thật nghiêm và loại khỏi ngành hàng không, hoặc xử lý theo pháp luật những cá nhân cố tình vi phạm, tại sao không? Tôi nghĩ chấm dứt tình trạng trộm đồ của khách không khó, nên làm càng sớm càng tốt.

Bạn đọc Monica, 72 Phan Châu Trinh - Đà Nẵng: Một hãng hàng không lớn như vậy sao lại có những nhân viên có hành động thối tha đến thế? Đề nghị Jetstar Pacific xem lại. Cứ đà này thì ai còn muốn mua vé của các vị nữa?

Bạn đọc Đậu Xuân Long (Hà Tĩnh): Trường hợp này phải xử lý nghiêm. Nhân viên hàng không là niềm mơ ước của không ít người vì: chỗ làm sang trọng, lương, thu nhập cao mà có hành động trộm cắp là không chấp nhận được.

Bạn đọc Dang Thu Ha, Thanh Trì - Hà Nội:
Tôi rất bức xúc và thông cảm với chị Kim Anh và chị Thu Lan về hoàn cảnh nêu trên vì chính tôi cũng đã gặp trường hợp tương tự, không biết có phải vì hãng Jetstar vé rẻ hơn các hãng khác nên muốn làm khó khách hàng không? Kính mong VietNamNet gửi những bức xúc của tôi lên hãng.

Bạn đọc Phạm T D Châu (Quảng Ngãi): Tôi đồng ý là đã có qui định "không để những vật có giá trị trong hành lý ký gửi", tuy nhiên Jetstar không thể làm ngơ trước "hiện tượng " có kẻ trộm trong hàng ngũ của mình, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của Jetstar. Việc điều tra làm rõ chân tướng sự việc là một cơ hội để Jetstar ngăn chặn những "đối tượng" khác lợi dụng sự mất cảnh giác của khác hàng để phát huy hành vi trộmg cắp. Xin đừng vì một qui định như vậy mà tự đánh mất lòng tin của khách hàng, vì uy tín dễ bị mất và rất khó gầy dựng lại.

Bạn đọc Thu Hang (Hà Nội): Thật bất bình quá! Tôi đang tính đi TP.HCM bằng máy bay của hãng này vì giá rẻ hơn nhưng cực chẳng đã, mất tiền mà lại cư xử với hành khách như vậy thì không thể chấp nhận được. Tôi cũng đang chờ hồi âm của hãng Jetstar xem giải trình những trường hợp trên ra sao.

Bạn đọc hai (Hà Nội): Tôi nghĩ chị Nga đã không làm đúng quy định của Jetstar nên bị mất cắp đồ thì cũng không có quyền trách móc hãng. Tuy nhiên hãng hàng không này cũng không được làm ngơ trước vụ việc và phải truy tìm ra thủ phạm đến cùng. Những hành vi trộm cắp, dối trá không bao giờ được xuất hiện ở những nơi thế này mà nhất là việc này có thể còn liên quan đến các nhân viên của hãng. Tôi hi vọng sẽ sớm tìm ra thủ phạm.

Bạn đọc Phùng Đức Long (Hà Nội): Hãng hàng không Jetstar phản hồi bằng những phản hồi vô trách nhiệm. Là một hãng hàng không lớn nhưng đã để xảy ra hàng loạt các vụ rắc rối cho khách hàng, thử hỏi ai dám mua vé của hãng này? Những người có thẩm quyền của hãng này nghĩ gì về những hiện tượng vừa qua? Thật khó chấp nhận được.

Bạn đọc Hanoi Man: Việc của chị Nga không làm tôi bất ngờ. Tôi chưa vội quy kết việc này là do nhân viên của hãng hàng không Jetstar Pacific làm nhưng chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thái độ phục vụ, văn hóa của nhân viên hãng Jetstar trên cả máy bay và mặt đất đã từng làm tôi thất vọng và tự nhủ không bao giờ sử dụng hãng Jetstar đó nữa. Họ đã từng suýt nữa gạt tôi ra khỏi danh sách hành khách đã được "confirm" (xác nhận) chỗ để cho nhân viên thực tập của họ đi và họ làm điều đó mà không cần hỏi trước ý kiến khách hàng.

Rất mong những cán bộ quản lý của Jetstar biết được những ý kiến phản ánh của khách hàng để có những điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ nếu không muốn bị khách hàng tẩy chay. 

Bạn đọc Phuong: Tôi thấy nếu Jetstar Pacific cứ thế này thì chẳng bao lâu phải dẹp tiệm sớm. Chúng tôi thà đi hãng khác mắc tý còn hơn đi giá rẻ mà như thế này.

Bạn đọc Nguyen Tran Thanh Hai: Thật không còn từ gì để diễn tả hành động coi thường khách hàng của hãng Jetstar. Hành khách bỏ tiền mua vé mà lại phải năn nỉ được bay. Tôi sẽ tẩy chay và không bao giờ đi hãng Jetstar. Rất chia sẻ nỗi niềm cùng chị Lan Anh.

Bạn đọc Nông Minh Quân, Tỉnh ủy Điện Biên: Tốt nhất là không nên đi máy bay của hãng đó nữa vì nếu còn đi chắc chắn vừa mất tiền vừa mua bực tức về mình.

Bạn đọc Hoàng Anh (Hà Đông): Trong một số trường hợp vì lý do kỹ thuật thì chuyến bay cũng có thể hoãn lại nhưng không thể lâu như thế được. Và việc đến đúng giờ nhưng không được làm thủ tục về là lỗi của nhân viên hay của hãng quy định? Tôi và gia đình đang có dự định đi du lịch và định chọn hãng hàng không Jetstar, nhưng sau phản ánh trên thì chúng tôi suy nghĩ lại.

Bạn đọc Hanoi BL 793 (Hà Nội): Tôi không ngạc nhiên gì với chuyện trên của chị Nga. Lúc đầu khi Jetstar ra đời, hầu như mọi người hay đi công tác bằng máy bay đều rất vui vì hi vọng khi có một công ty cạnh tranh mới trong ngành hàng không, sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của ngành này tại Việt Nam. Nhưng sau đó hầu như mọi người thật thất vọng. Dịch vụ của Jetstar không đạt chất lượng dù có thể mọi người nghĩ là hàng không giá rẻ thì chất lượng chỉ có vậy.

Bản thân tôi có đi chuyến máy bay BL 793 hôm thứ năm ngày 30/7/2009 từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh. Chuyến bay đáng nhẽ khởi hành lúc 9h15 thì lại bị lùi xuống 11h40 và không một lời giải thích thỏa đáng hay xin lỗi từ phía các nhân viên của hãng. Trễ chuyến là chuyện thường nhưng theo tôi tìm hiểu lại rất thường xuyên với Jetstar. Theo tôi nếu trong thời gian đầu do hạn chế khai thác khách hàng nên thường phải hoãn chuyến bay, Jetstar phải có chế độ bồi thường, dù giá trị vật chất tuy nhỏ nhưng sẽ làm khách hàng đỡ tức giận và quay lưng lại với hãng.

Bạn đọc Trần Thị Thu Hà, 15 Hàng Vôi, Hà Nội: Đọc bài "Bị trộm tiền trong hành lý máy bay Jetstar Pacific" tôi muốn chia sẻ nỗi bức xúc của tôi về hãng Hàng không "giá rẻ"mà không rẻ này. Tôi có đặt vé cho mẹ tôi đi TP.HCM, không may đến thời điểm gần ngày đi mẹ tôi ngã gãy tay tưởng chừng không đi được tôi có điện thoại cho Hãng xin thay đổi tên người đi. Nhân viên của Hãng sau khi đổi tên có dặn rằng sau 24 giờ nếu không ra Đại lý của Hãng nộp tiền thì việc chuyển tên không được thực hiện. Sau đó mẹ tôi cố gắng đi được nên tôi không ra đại lý nộp tiền đổi tên và cũng nghĩ đơn giản không nộp tiền là người mới sẽ không được đi và vé máy bay vẫn giữ nguyên tên mẹ tôi.

Nhưng thực tế khi làm thủ tục tại sân bay đã không có tên mẹ tôi, Hãng bắt tôi mua một vé mới hoàn toàn. Tôi thấy thật vô lý họ đã tìm thấy số cod vé của mẹ tôi trên hệ thống, mẹ tôi đang có mặt trên sân bay mà tôi lại phải mua 2 vé cho cùng tên một người đi. Họ giải thích rất dài dòng, nhưng vì để kịp chuyến bay tôi vẫn phải mua vé cho mẹ tôi.

Tôi thiết nghĩ Hãng Hàng không Jetstar quy định mập mờ về thủ tục và nhân viên đào tạo chưa chuyên nghiệp dẫn đến khách hàng phải chịu thiệt thòi. Tôi mua vé rẻ cho mẹ tôi trở thành vé cực đắt (hơn 5 triệu đồng) cho hành trình bay từ HN đi TP.HCM.

Bạn đọc Hoàng Huy Thông, 89 đường số 4, khu phố 4, Phường Tam Phú, TP.HCM: Không biết những hành khách khác khi đi máy bay có gặp tình trạng này hay không, hay chỉ một số ít người mà thôi. Trong các lần di chuyển bằng máy bay, tôi cũng đã bị mất đồ khi kí gửi hành lý, nhưng vì khi đến khách sạn tôi mới phát hiện là bị mất đồ nên không thể làm được gì nữa rồi. Nếu như điều tra, tìm đồ đã mất để lấy lại và xử lý người lấy hoặc đã làm mất của mình thì chẳng ai chịu trách nhiệm. Hãng máy bay sẽ không chịu trách nhiệm mà chỉ mang tính hỗ trợ. Vì sau khi kí gửi hành, lý, hành lý sẽ đi vào trong băng chuyền và qua biết bao nhiêu người, bao nhiêu khâu. Chính vì vậy sẽ có trường hợp thoái thác trách nhiệm cũng như đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Cách làm việc rất là quan liêu.

Những nhân viên có hành vi trộm cắp không đáng được giữ lại để làm việc. Hành khách là người Việt Nam thì còn đỡ, nếu trường hợp người nước ngoài thì họ sẽ nghĩ gì về Việt Nam, nghĩ gì về con người Việt Nam? Cần phải thay đổi cách làm việc, cách tổ chức, cách quản lý của nhà nước, của các công ty nhà nước, chứ để như bây giờ thì không biết bao giờ mới hết những tình trạng như vậy.

Bạn đọc Nguyễn Văn Lý: Dù là hãng hàng không cổ phần nhưng thực tế cổ đông toàn là nhà nước sau đó là liên doanh. Khai thác tuyến đông khách nhất nên quan cách theo lối độc quyền. Bản thân tôi đã bay 4 chuyến Jetstar(2 lần ra-vào HN-TP.HCM) thì hết 3 lần trễ chuyến, trong đó 1 chuyến trễ 5 tiếng 2 chuyến trễ khoảng 2 tiếng, còn 1 chuyến gần đúng giờ nhưng cãi lộn vói nhân viên về 1 ít hành lý xách tay. Jetstar có rẻ hơn 1 chút nhưng thực sự là số tiền giảm là bù vào sự bực mình + trễ chuyến. Ngoài ra hãng có ít máy bay nên các chuyến từ chiều nếu 1 chiếc có sự cố thì tức khắc tình trạng chậm xảy ra vì hãng không có máy bay khác thay thế. Chẳng biết bao giờ mới có sự thay đổi ở hãng này. Trong khi chờ sự thay đổi tôi đi hãng khác hoặc đi xe lửa. 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Tâm sự tiêu dùng'

,
,