,
221
10723
Khuyến mại shock
tuvantieudung/machban
/bvkh/tuvantieudung/machban/
1258563
Bị "đẻ sinh đôi" hoá đơn internet, truyền hình cáp
0
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Bị 'đẻ sinh đôi' hoá đơn internet, truyền hình cáp

Cập nhật lúc 07:33, Thứ Ba, 19/01/2010 (GMT+7)
,

- Nhờ thói quen lưu giữ hoá đơn, nhiều khách hàng giật mình phát hiện mình bị thu cước internet, truyền hình cáp 2 lần/tháng.

"Trăm dâu" đổ tại cái... nhầm

Bạn đọc Đào Hồng Nam (đường Hồng Bàng, Q.5, TP.HCM) cho biết suýt nữa bị  nhân viên Công ty Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) thu tiền cước tháng 10/2009 hai lần.

Gia đình anh Nam đã đóng tiền cước tháng này vào ngày 25/10/2009, được ghi rõ trong phiếu thu số 448187 (tính từ 7/10 đến 31/10/2009). Đến 22/12/2009 nhân viên của SCTV đến nhà với một phiếu thu tiền viết bằng tay số 02833946. Trên phiếu thu này ghi: thu tiền cước tháng 10, 11, 12/2009. Do anh Nam không có nhà nên người thân của anh đã nộp số tiền này.

Mô tả ảnh. vietinbank1.jpg
Một tháng anh Nam nhận được hoá đơn thu tiền cước truyền hình cáp tháng 10 hai lần.
Anh Nam nói, "số tiền không nhiều nhưng điều đáng nói là SCTV không tôn trọng khách hàng, họ cho nhân viên viết phiếu thu tùy tiện, không theo mẫu in sẵn, với những dòng chữ viết tay nguệch ngoạc. Không biết còn khách hàng nào khác gặp phải tình trạng giống như gia đình tôi mà mất tiền oan không?" - anh nói.

Về sự việc này, ông Trần Ngọc Linh - Phó giám đốc Trung tâm chi nhánh quận 1, Công ty  SCTV cho biết: "Trường hợp này là do sự nhầm lẫn của người thu cước phí. Chúng tôi sẽ  trừ tiền cước phí của gia đình anh Nam bị thu trùng trong tháng 10/2009 vào tháng 1/2010".

Theo ông Linh, trường hợp một tháng thu 2, 3 lần tiền cước, có thể do nhân viên SCTV đến nhà khách hàng thu rồi, nhưng người nhà khách hàng không biết lại tới công ty đóng một lần nữa, trong khi có nhiều nhân viên thu tiền cước nên xảy ra trùng lặp. Khi nhân viên thu phiếu nhập vào máy tính phát hiện thu hai lần thì công ty sẽ gọi điện báo ngay cho khách hàng hoặc hỏi ý kiến cho khách hàng chuyển số tiền cước phí vào những tháng sau.

"May mà tôi nhớ đã đóng tiền cước"

Mô tả ảnh.
Một tháng dùng, khách hàng phải nộp tiền cước Internet 2 lần - Ảnh: B.D
Một trường hợp khác, chị T.T.H (Hà Nội) cũng phản ánh về việc nhận được 2 hoá đơn thu cước Internet Viettel, cũng trong tháng 10/2009.

Ngày 11/11/2009, chị H. đã đóng 252.000 đồng tiền cước cho hai tháng 9 và 10/2009 tại điểm thu cước 1D Láng Hạ  của Viettel.

Cuối tháng 12/2009, chị H. tới điểm thu cước này để đóng tiền cước tháng 11 thì nhân viên thu cước kiểm tra trên hệ thống cho biết chị còn nợ tiền cước tháng 10. Chị kể: "Tôi nhớ là đã đóng tiền cước tháng 10 rồi nhưng nhân viên lại nói cước ghi tự động trên hệ thống là đúng. Khi xuất hoá đơn, số tiền ghi trên hoá đơn là 237.000 đồng cho hai tháng 10 và 11.  Và tôi đã thanh toán số tiền này!".

Khi về nhà kiểm tra, chị H. tìm thấy hoá đơn đóng tiền Internet  tháng 9 và 10 đã thanh toán ngày 11/11/2009.

Với khiếu nại của chị T.T.H, Viettel đã tiến hành kiểm tra sự việc và trả lời như sau: "Nhân viên đã tiến hành thu cước tháng 9 và tháng 10/2009 tổng số tiền là 251.000 đồng, do phát sinh công việc đột xuất nên đã bàn giao lại cho nhân viên khác phụ trách gạch nợ. Tuy nhiên do sơ suất trong quá trình gạch nợ nhân viên không nhìn rõ số tiền trên hóa đơn khách hàng thanh toán mà chỉ gạch nợ cước phát sinh của tháng 09/2009.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của khách hàng, nhân viên đã kiểm tra kỹ lại hóa đơn và tiến hành gạch nợ bổ sung cước tháng 10/2009, đồng thời ngày 30/12/2009 trực tiếp nhân viên đã đến gặp xin lỗi khách hàng về sai sót trong nghiệp vụ."

Lưu giữ hóa đơn chứng từ: Thói quen quý

Chị H. chia sẻ: "Tôi không có thói quen giữ các hoá đơn dịch vụ điện thoại, internet, điện, nước,... để kiểm tra. Ba tháng gần đây tôi bắt đầu lưu giữ những hoá đơn này và phát hiện Viettel thu cước tháng 10 hai lần.  Thật may tôi nhớ ra đã đóng cước tháng 10 rồi và còn giữ 2 hoá đơn gốc này để làm bằng chứng."

Gặp phải tình huống này lần đầu, chị H. cũng như anh Nam đều lo ngại: "liệu trước đây mình đã từng bị thu tiền cước 2 lần/tháng mà không biết hay chưa?", và có chút nghi ngờ về đạo đức kinh doanh của người cung cấp dịch vụ. Với lý do đây là sự nhầm lẫn, anh chị phần nào xuôi lòng vì mình không bị gian dối. Nhưng anh Nam, chị H. vẫn hy vọng đây sẽ là bài học cho nhiều NTD, luôn chú ý kiểm tra hoá đơn để tránh bị "móc túi".


Theo TS. Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ NTD Việt Nam, NTD khi trả tiền dịch vụ nên lưu giữ các hoá đơn chứng từ vì đây là cơ sở pháp lý để NTD bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình.


Có thể, vì lý do quên, nhiều NTD đã nộp tiền cước lại đi đóng tiền lần hai, hay do không biết người nhà đã nộp tiền nên tiếp tục rút ví trả. Trong trường hợp này, nếu nhà cung cấp dịch vụ không phát hiện hoặc phát hiện nhưng "quên" nói ra, thì phần thua thiệt chỉ thuộc về phía NTD. Đòi hỏi chính đáng về giấy tờ, hoá đơn khi mua bán, trả tiền dịch vụ và việc lưu giữ các chứng từ này là "Thượng Phương Bảo Kiếm" để NTD nắm cái lý "đằng chuôi" và tự bảo vệ thành công.

  • B.Dương - V. Hội

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,