221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
56874
Tranh tụng sẽ giảm bớt án oan, sai
1
Article
null
Luật TTHS (sửa đổi):
Tranh tụng sẽ giảm bớt án oan, sai
,

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào phát biểu trên Quốc hội.
(VietNamNet) - Đó là  ý kiến của nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội  trong buổi thảo luận tổ về dự thảo luật Tố tụng hình sự (TTHS) sửa đổi ngày  thứ bảy vừa rồi. Có đại biểu đề nghị: việc nghị án theo xu hướng hoàn toàn căn cứ vào kết quả  tranh tụng tại toà sẽ bớt được tỷ lệ oan, sai đáng kể. Nhưng xung quanh vấn đề “tranh tụng” mà dự thảo luật TTHS (sửa đổi) đặt ra cũng đã có không ít ĐB băn khoăn: “Liệu các kiểm sát viên có thể thực hiện được tốt một lúc hai chức năng: kiểm sát và công tố trong một phiên toà. Và  đội ngũ luật sư hiện tại có đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu của tình hình tố tụng?”.

“Buộc tội và gỡ tội – nên công khai”

Lần sửa đổi này của Luật TTHS có điểm thay đổi căn bản theo hướng cải cách tư pháp mà nghị quyết 8  của TƯ đã đề ra: “…việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà”.  Theo đó, thay đổi lớn nhất là trình tự  tranh tụng tại toà: theo dự thảo luật sửa đổi lần này, kiểm sát viên sẽ hỏi trước và giữ vai trò xét hỏi chính tại toà nhằm tìm chứng cớ buộc tội, sau đó đến người bào chữa… Để phục vụ cho việc tranh tụng tại toà, Luật sửa đổi cũng bổ sung các quy định cụ thể để kiểm sát viên được tiến hành những công việc của qúa trình điều tra, và quy định về quyền thu thập chứng cớ của người bào chữa… Việc thay đổi  theo xu hướng  chuyển từ tố tụng truy xét (án tại hồ sơ) sang tố tụng tranh tụng của dự thảo luật TTHS lần này đã được nhiều ĐB đồng thuận. Thế nhưng, vẫn không ít băn khoăn khi đi vào vấn đề cụ thể. 

Nếu  chiểu theo quy định của Luật tổ chức Viện KSND thì kiểm sát viên  phải tham gia phiên toà để đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: thực thi quyền công tố và kiểm sát xét  xử. Vấn đề  đặt ra là kiểm sát xét xửcông tố - đâu là nhiệm vụ chính của kiểm sát  viên trong phiên toà theo hướng tranh tụng là chính? Cựu Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc  phân vân:  Theo tôi, nên dần dần hướng nhiệm vụ chính của kiểm sát viên tại phiên toà là  công tố (đọc cáo trạng, thực hiện việc hỏi, tranh luận để làm rõ nội dung trong cáo trạng). Còn bây giờ khi không thể có hai kiểm sát viên tại một phiên toà thì ‘anh ta” phải làm tốt hai chức năng. Như vậy là quyền hạn của kiểm sát viên rất cao đòi hỏi “anh ta’ phải có trình độ và phầm chất nghề nghiệp tương xứng?  Về vấn đề: “có nên để luật sư tham gia từ đầu vụ án hay không?”, ông Lộc khẳng định: “Ở các nước, khi bị cơ quan điều tra hỏi đến, công dân bị nghi can thường trả lời: “Hãy để tôi gọi luật sư của tôi đã…” Đó là một nhu cầu chính đáng.  Nhưng xét về  thực tế của ta hiện nay, các gia đình chưa thể thuê luật sư riêng  nhưng việc để luật sư tham gia từ đầu vụ án là một trong những điều kiện để tránh oan sai. Nên có điều luật để cơ quan điều tra tôn trọng quyền của luật sư”. Giám đốc sở tư pháp HCM, ông Nguyễn Đức Chính nói: “Nhưng chưa  quy định nào nói về việc nếu điều tra viên không mời luật sư tham gia thì sao. Tất nhiên, đội ngũ luật sư hiện nay cũng còn nhiều vấn đề phải bàn”. Phó giám đốc Sở công an Phan Anh Minh nêu ý kiến một cách khéo léo: Trên thực tế, các thủ trưởng cơ quan điều tra cũng mong có luật sư tốt tham gia tố tụng từ đầu yên tâm  rằng có người tư vấn pháp luật  ngăn chặn tình trạng anh em 'quá hăng máu'' dẫn đến oan sai. Nhưng cũng có tình trạng gọi  mà luật sư  không đến. Rồi luật sư không đảm bảo giữ bí mật vụ án…” 

ĐB Đinh Hoài Bắc(Quảng Ngãi) cũng chung băn khoăn đó: “Quyền và nghĩa vụ của luật sư bào chữa nên tương xứng với nhau. Quyền quá nhiều và trách nhiệm quá ít. Cần nói rõ hoạt động điều tra nào mà luật sư có thể tham gia. Nếu nói như dự thảo thì họ có quyền điều tra như một điều tra viên à?”. Viện trưởng ViệnKS TP.HCM Trương Hoà Bình lại lo lắng ở khía cạnh khác: “Nếu luật sư vì bảo vệ thân chủ của mình mà làm xấu thân chủ khác thì sao? Nên có quy định về nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan ”. Lại có ý kiến khác tương tự: “Phải giới hạn quyền hạn của luật sư để tránh làm xấu bị cáo tại toà”. Ông Lộc tranh luận lại: “Giới hạn thì còn gì là tranh tụng công khai, thoải mái tại toà”. Cứ quy định mọi công việc của luật sư phải được tiến hành một cách minh bạch, công khai là ổn”.  

Dù còn có một số chi tiết, câu chữ  khiến các ĐB  chưa thoả mãn thì dự thảo luật TTHS sửa đổi lần này theo hướng “tranh tụng” cũng đã được   nhiều ĐB và dư luận ủng hộ. Giám đốc Công an Hà Nội - ông Phạm Chuyên còn đề nghị theo hướng cởi mở hơn: việc nghị án nên ghi rõ là “chỉ được” - chứ không phải “chủ yếu” - dựa vào kết quả tranh tụng. Tất cả các chứng cứ buộc tộigỡ tội phải được đưa ra tranh luận công khai, thẩm định tính xác thực tại phiên tòa. Và chỉ những gì đã được cọ xát trong quá trình tranh tụng mới được dùng làm cơ sở nghị án. Vậy mới tránh được oan sai cả về tội danh lẫn mức án”.

Bớt quyền “sửa bản án” của giám đốc thẩm?

Do quy định của Luật TTHS hiện hành  không rõ ràng nên  trong nhiều năm qua việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm  đã bị coi  như là một cấp xét xử thứ 3 (sau phúc thẩm). Điều đó trái với quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân: “Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Và lợi dụng việc tồn tại một nấc xét xử như là cấp thứ ba này, đã có nhiều người bị kết tội đúng rồi vẫn cứ gửi đơn khiếu nại để được xử  giám đốc thẩm nhằm cầu may thoát tội. Thế nhưng trong dự thảo luật TTHS (sửa đổi) lần này vẫn không có  sự  thay đổi nào  trong quy định thẩm quyền quyết định của Hội đồng xét xử là giám đốc thẩm. Đặc biệt,  thẩm quyền “sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật” vẫn được giữ nguyên. Nhiều ĐB đã đồng tình với khuyến cáo của UBTV Quốc hội: “ Không nên giao cho  Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyền sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật”. ĐB Nguyễn Đức Chính(TPHCM) nói: “đáng lẽ  quyền của giám đốc  thẩm chỉ là phá án, huỷ bản án chứ không được sửa án''. Thế nhưng lại có ĐB băn khoăn: “Không cho giám đốc thẩm “sửa bản án” mà chỉ cho huỷ án thì lại sẽ dẫn đến việc những người tham gia tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng lại phải tham gia từ đầu một vòng tố tụng mới”.  ĐB Trương Hoà Bình - Viện trưởng Viện KS TP.HCM lo lắng: “Nếu không cho sửa thì không  làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn: sơ thẩm – phúc thẩm – giám đốc thẩm?”

Nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói : “ Vấn đề là chúng ta phải xem xét lại thực chất giám đốc thẩm đã xử như thế nào”.  Không ít ĐB phản ánh một thực tế: ở nhiều phiên toà, việc có mặt của cả ba thẩm phán theo quy định về thành phần giám đốc thẩm chỉ là hình thức. Thực chất cũng chỉ có một thẩm phán nghiên cứu hồ sơ, hai vị ngồi hai bên chỉ nghe nói thì gật…

Nên huỷ bỏ hình thức tử hình bắn súng!

Tại đoàn TP.HCM, khi các đại biểu (ĐB) còn trầm ngâm với  từng tập tài liệu dày cộp  liên quan đến dự án bộ luật  TTHS thì Phó chủ tịch TP Mai Quốc Bình  đã khơi dậy không khí tranh luận sôi nổi bằng vấn đề “văn minh tử hình”. Ông nói: Tôi nghĩ trong lần sửa đổi lần này, chúng ta phải nên đưa thêm vấn đề thay đổi hình thức tử hình. Cho đến bây giờ vẫn  bắn là quá  cổ điển. Cũng đã từng có chuyện cha mẹ chứng kiến cảnh con  bị bắn mà sinh ra tâm thần luôn.  Kể cả  phía thực hiện  bản án cũng bị ám ảnh tâm lý nặng lắm  nên mỗi năm phải thay đổi người “cầm súng” đến mấy lần. Các nước người ta thay đổi rồi, chẳng lẽ ta vẫn giữ cách có tội phạm tử hình là xách súng bắn. Có lẽ ta nên đề xuất phương án dùng ghế điện hoặc tiêm thuốc khi thực hiện bản án tử hình”. Nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc trầm giọng: “ Một con người tồn tại trên đời quý biết chừng nào nên một khi phải “tử hình” ai đó chỉ là chuyện bất đắc dĩ thôi. Giết một người là để răn hàng vạn người, nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Nhưng nếu hành quyết không văn minh lại dễ gây nên sự xót xa không đáng có trong xã hội. Đã đến lúc phải nghĩ đến một hình thức tử hình văn minh hơn bắn súng”.

Về điểm này, ĐB Đặng Văn Thanh  ở đoàn Cần Thơ cũng có  ý kiến tương tự: Có cách nào nhẹ nhàng hơn bắn  thì tốt hơn. Tiêm thuốc hoặc dùng hoá chất, ghế điện chẳng hạn? Các vua chúa ngày xưa  ban cái chết còn đưa ra nhiều hình hình thức để phạm nhân  lựa chọn cơ mà!”. Cũng xung quanh chuyện tử hình, ông Phan Thanh Bình – Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM lo lắng: “Còn phải kèm theo quy định về 'thế nào là chết' vì ngưng tim vẫn chưa chắc chết”.  Phó giám đốc Công an Thành phố Phan Anh Minh đáp: “Có bác sĩ pháp y chớ lo gì”.

Phó chủ tịch T.P Mai Quốc Bình vẫn đau đáu về những “chi tiết” khá tế nhị của vấn đề tử hình: “ Phải có quy định cho gia đình nhận xác người bị xử tử về chôn cất miễn là không được làm tang gia tùm lum để tỏ thái độ phản đối chính quyền là được. Làm như thế để tránh tình trạng “cò”, chuyện ăn cắp  trong chuyện lấy xác tử tù về chôn”. Hiện luật không cấm nhưng không có quy định cụ thể nên nhiều gia đình muốn xin xác về mai táng cũng khó”.  Phó giám đốc CATP Phan Anh Minh giải thích: “Hiện công an chỉ giữ ba ngày thôi. Còn sau đó cho nhận về thoải mái…” Và ông thêm: “cũng phải có quy định thời hạn về việc Chủ tịch nước trả lời có phê chuẩn hay không đơn ân xá  án tử hình nếu không công an   giam giữ lâu  không thi hành án lại phạm luật”.

  • Lương Bích Ngọc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,