221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
223711
Có khả năng phải sáp nhập các đơn vị bầu cử
1
Article
null
Có khả năng phải sáp nhập các đơn vị bầu cử
,
Ông Võ Văn Cương, Chủ tịch HĐBC thành phố

(VietNamNet) - Đó là giải pháp mà ông Võ Văn Cương, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng bầu cử (HĐBC) TP.HCM đưa ra trong cuộc họp giao ban về tình hình bầu cử với 24 quận huyện vào sáng 5/3. Khi được báo cáo hầu hết ở các đơn vị bầu cử số ứng cử viên chỉ nhiều hơn số đại biểu được bầu vừa đúng hai người.

 

Số dư ở cấp quận huyện quá thấp

Theo ông Châu Minh Tỷ, Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký HĐBC TP.HCM, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là một số đơn vị bầu cử cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn có số dư ứng cử viên rất sát so với số đại biểu được bầu. Mà theo điều 42 Luật bầu cử đại biểu HĐND, số người ứng cử (bao gồm người được giới thiệu và tự ứng cử) ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu tại đơn vị đó ít nhất hai người. Bên cạnh đó ở cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn số lượng người tự ứng cử rất thấp. Ngay sau đó, ông Võ Văn Cương liền cho ý kiến: phần lớn các đơn vị bầu cử chỉ dư ra hai người, chỉ có một số ít dư ba, theo luật thì không sai. Và ông đặt câu hỏi liệu rằng sẽ không có người nào bị loại khỏi danh sách chính thức sau khi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và Hội nghị hiệp thương lần 3, khả năng này rất ít! Như vậy, chỉ còn cách sát nhập các đơn vị bầu cử mới đảm bảo số dư đúng luật, việc này các quận, huyện phải tính toán ngay từ bây giờ.

 

Người nhập cư chỉ bầu đại biểu cấp thành phố, quận huyện

 

Đồng thời, tại cuộc họp các quận, huyện vùng ven như Bình Chánh, Thủ Đức, Tân Bình… đã nêu lên vấn đề dân nhập cư tại thành phố. Theo đó, có nhiều phường, xã có người nhập cư nhiều gấp ba lần số dân thường trú tại địa phương, vậy thì lá phiếu của họ sẽ được bầu đại biểu ở cấp nào. Đặc biệt, ở quận Thủ Đức (nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp) có phường số cử tri là 30.000 nhưng chỉ 9.000 người có hộ khẩu thường trú. Đại diện HĐBC huyện Bình Chánh đề xuất: Có cần thiết lập một biểu mẫu, nội dung là thăm dò ý kiến của họ có muốn đi bỏ phiếu ở thành phố hay về địa phương nơi đăng ký hộ khầu thường trú, trên cơ sở đó sẽ lên danh sách cử tri. Ông Châu Minh Tỷ cho rằng: thực ra làm biểu mẫu không có gì sai, nhưng đối với những nơi mà người nhập cư (có đăng ký tạm trú từ sáu tháng trở lên) nhiều hơn dân địa phương, thì họ chỉ bỏ phiếu bầu đại biểu cấp, quận, huyện và thành phố thôi. Vì số lượng nhiều, nếu họ bầu cả cấp phường, xã, thì HĐND phường sẽ do những không thường trú tại địa phương quyết định.

 

Song song đó, ông Tỷ cũng cho rằng, quận 5, nơi tập trung nhiều bệnh viện điều trị cho phần lớn người từ các tỉnh khác đến, nếu muốn bỏ phiếu thì họ phải về địa phương của mình. Bởi vì, thực ra họ đến đây ngắn ngày để điều trị bệnh. Do vậy, họ sẽ không biết nhiều về các đại biểu cũng như những hoạt động của thành phố. Về vấn đề khiếu nại, tố cáo trong bầu cử theo ông Châu Minh Tỷ cho đến thời điểm ngày 5/3/2004, đã có, nhưng chưa nhiều và các trường hợp bị người dân tố cáo còn đang xác minh chưa có kết quả.

 

Cấp thành phố: có 28 đơn vị bầu cử, trong đó có 5 đơn vị bầu 2 đại biều; 9 đơn vị bầu 3 đại biểu; 12 đơn vị bầu bầu 4 đại biểu; 2 đơn vị bầu 5 đại biểu.

 

Cấp quận huyện: có 279 đơn vị bầu cử, trong đó có 27 đơn vị bầu 2 đại biểu; 174 đơn vị bầu 3 đại biểu; 38 đơn vị bầu 4 đại biểu và 40 đơn vị bầu 5 đại biểu.

 

Cấp phường, xã, thị trấn: có 2.382 đơn vị bầu cử, trong đó 67 đơn vị bầu 2 đại biểu; 1.173 đơn vị bầu 3 đại biểu; 482 đơn vị bầu 4 đại biểu và 660 đơn vị bầu 5 đại biểu.

  • Đỗ Trần Toàn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,