221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
232322
UBTVQH xem xét cơ chế tài chính riêng cho Hà Nội, TP.HCM
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
UBTVQH xem xét cơ chế tài chính riêng cho Hà Nội, TP.HCM
,

(VietNamNet) - Đây là nội dung đặc biệt trong chương trình làm việc hôm nay của UBTVQH. Vì sao 2 TP này lại có cơ chế tài chính riêng, có sự ưu tiên nào trong phân bổ NSNN đối với Hà Nội và TP.HCM? Ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách đã trả lời báo chí về vấn đề này.

Ông Nguyễn Đức Kiên.

- Thưa ông, vì sao UBTVQH lại tổ chức xem xét cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù chỉ với TP. Hà Nội và TP.HCM?

 

- Theo Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ phải quy định cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, sau đó sẽ báo cáo lên UBTVQH cho ý kiến. Cơ chế tài chính này sẽ được báo cáo trước kỳ họp Quốc hội th 5 diễn ra vào tháng 5 tới. Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố đầu tầu, việc quy định như vậy nhằm thực hiện phân cấp ngân sách cho 2 thành phố phù hợp với khả năng cân đối chung của NSNN, vừa đảm bảo ưu tiên về ngân sách và các nguồn tài chính để 2 thành phố có điều kiện phát triển với vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước.

- Được biết, cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù của Hà Nội và TP.HCM được huy động t những nguồn như thuế chuyển quyền s dụng đất, thưởngợt thu các khoản thu vượt d toán trên địa bàn, ưu tiên bố trí nguồn vốn ODA đđầu tư phát triển... Ngoài ra, cho phép 2 thành phố này được quyết định một số chế độ chi ngân sách như tiền lương, tiền công, phụ cấp. Vậy, có nghĩa Hà Nội và TP.HCM có thể đưa ra mức lương cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước?

- Ý t thì hai thành phố muốn như vậy, bởi người dân địa bàn phải chịu các điều kiện sinh hoạt rất đặc thù của các thành phố lớn như đời sống cao, giá cả đắt đỏ, do đó có nguyện vọng đưa ra một mức lương linh hoạt hơn so với mức trần. Tuy nhiên, nếu Chính phủ không đưa ra một mức trần cụ thể, dẫn đến không kiểm soát được sẽ có thể phá v tính thống nhất về định mức lương của cả nước. Quan điểm của chúng tôi là cho phép, nhưng phải có phương án cụ thể được các bộ ngành liên quan xây dựng để cân nhắc định mức mức chuẩn, trên cơ s đó 2 thành phố được phép đưa ra cơ chế lương riêng.

- Là hai trung tâm kinh tế ln nhất của cả nước, Hà Nội và TP.HCM sẽ thu hút nhiều chất xám để làm việc. Nếu quy đinh như vậy thì có nghĩa là 2 thành phố này không thể xây dựng mức lương rất cao để trả cho các chuyên gia làm việc?

- Những trường hợp đó đã có các văn bản của Nhà nước quy định rồi. Thuê chuyên gia c gì, trong nước hay nước ngoài - ta đều đã có hướng dẫn định mức chi tiêu cụ thể rồi.

- Chính phủ đã d kiến mức trần để trình UBTVQH?

- Đối với những vấn đề liên quan đến định mức chi tiêu, tiền lương, Chính phủ sẽ phải cân nhắc một mức trần nào đó. Luật Ngân sách nêu rõ, hai thành phố này ngoài thực hiện các định mức bản nhất theo quy định chung còn được phép quyết định một số định mức. Tất nhiên, những định mc này phải được s đồng ý của Chính phủ.

- Chúng ta đang cố tạo điều kiện để các cơ quan chủ động tài chính nâng cao thu nhập, việc đưa ra mc trần cụ thể như ông vừa nói liệu có mâu thuẫn?

- Không mâu thuẫn gì cả. Đây cũng là một trong những nội dung cải cách hành chính. Vừa qua, Quốc hội đã cho phép khoán chi tiêu đối với một số cơ quan mang tính quản lý gắn với s nghiệp như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế... Nay mai chúng ta sẽ m rộng phạm vi các cơ quan này.

- Cơ chế tài chính đặt vấn đề cho phép Hà Nội và TP.HCM được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương?

- Do vốn ngân sách đầu tư cho các địa phýõng, trong đó có 2 thành phố này rất hạn chế, mà địa phương nào cũng có nhu cầu lớn về vốn, đặc biệt là các thành phố lớn mang tính động lực phát triển của cả nưc. Vì vậy, chúng ta phải tạo cho các địa phương cơ hội, điều kiện để huy động vốn đầu tư, trong đó có hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Mặc dù vậy, việc phát hành trái phiếu phải có đề án cụ thể, được thực hiện theo những trình t chặt chẽ trên cơ s phát hành trái phiếu để phục vụ đầu tư s hạ tầng ch không phải phát hành cho chi tiêu. Thêm vào đó, việc phát hành trái phiếu cùng các nguồn vốn huy động khác không được vượt quá 100% tổng số vốn đầu tư mỗi năm do NSNN bố trí cho các địa phương.

- Việc cho phép hai thành phố trực tiếp nhận nguồn vốn ODA có ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận nguồn vốn ODA của các Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính?

- Không phải ta cho phép hai thành phố đi bằng con đường khác. Để nhận nguồn vốn ODA, Hà Nội và TP.HCM phải thông qua trung Tâm điều phối của Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính do Chính phủ uỷ quyền và phải tuân thủ nguyên tc s dụng nguồn vốn ODA.

- Không có s khống chế nào đối với chế tiếp nhận trực tiếp nguồn vốn ODA của hai thành phố?

- Nguồn vốn ODA có nhiều loại: cho không, vay ưu đãi, loại chỉ thẳng vào d án, có loại giao cho Chính phủ quyết định. Với hai thành phố này, nếu tổ chức nào viện tr cho một d án nào đó nằm trong địa bàn của mình thì tinh thần sẽ dành cho địa phương đó...

- Xin cảm ơn ông!

  • L.Anh (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,