221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
233675
Rút đại biểu ở tất cả đơn vị bầu cử thiếu ứng cử viên
1
Article
null
Rút đại biểu ở tất cả đơn vị bầu cử thiếu ứng cử viên
,

(VietNamNet) - Giải pháp này được đưa ra để giải quyết bài toán thiếu số dư ứng cử viên cho hàng trăm đơn vị bầu cử trên cả nước. Trao đổi xung quanh cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, ông Đỗ Duy Thường, Uỷ viên UB TƯ MTTQ Việt Nam cho biết: Việc thực hiện kê khai tài sản đang gặp một số khó khăn.

- Thưa ông, việc rút số đại biểu được bầu có trái với quy định của Luật Bầu cử?

Cử tri xem danh sách đại biểu ứng cử.

- Luật Bầu cử tại điều 42 quy định số người được giới thiệu ra ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải đảm bảo nhiều hơn số người được bầu ít nhất là 2 người. Hiện có rất nhiều đơn vị bầu cử rơi vào tình trạng thiếu số dư, thậm chí không còn số ứng cử viên dư. Nếu để như vậy sẽ không thể tiến hành bầu cử ở những đơn vị này.

Với những đơn vị bầu cử thiếu ứng cử viên, chúng tôi đang đề nghị Chính phủ sớm ra văn bản quy định cho rút số đại biểu được bầu, như vậy mỗi đơn vị sẽ đủ dư 2 ứng cử viên theo như quy định của pháp luật. Mặc dù từ nay đến ngày niêm yết danh sách những người ứng cử ta vẫn chưa có quy định cụ thể để xử lý việc này, tuy nhiên, sau khi đã công bố danh sách những người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, nếu có khuyết đại biểu thì các đơn vị bầu cử sẽ thực hiện theo điều 9 của Nghị định 19 CP của Chính phủ.

- Nếu giảm số đại biểu để đảm bảo cho mỗi đơn vị bầu cử có đủ số dư 2 ứng cử viên thì có làm mất cân đối về tỷ lệ của đại biểu được bầu trên số dân cư ở các địa phương không?

- Thông thường sự thiếu hụt một vài ứng cử viên ở các đơn vị bầu cử là do khiếm khuyết trong quá trình bầu cử, do trường hợp xảy ra bất khả kháng hoặc do các trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo, xác minh nguời đó vi phạm pháp luật. Do đó, những nơi dù đông dân hay ít dân, luật pháp quy định nếu có vi phạm những điều trên thì vẫn phải rút, không còn cách nào khác. Số trường hợp bất khả kháng ấy so với số đại biểu được bầu tối đa ở các địa phương chỉ là con số nhỏ. Vì thế, đây không phải là vấn đề lớn và sau này vẫn còn có thể bổ sung được. Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 6.052 người được lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Được biết, qua phản ánh của các địa phương, mức kinh phí chi cho công tác bầu cử thấp hơn so với yêu cầu chi thực tế. Đến nay, nhiều địa phương còn chưa nhận được kinh phí để triển khai chuẩn bị bầu cử. Liệu đến nay, tình hình này đã được giải quyết chưa?

- Qua kiểm tra của chúng tôi, các địa phương có kiến nghị rất nhiều về kinh phí cho bầu cử ở địa phương như ở trên. Bầu cử đại biểu HĐND là cả 3 cấp thực hiện, số đại biểu HĐND lớn hơn gấp nhiều lần so với số đại biểu Quốc hội. Công việc bầu cử phải được tiến hành rất nhiều công đoạn, tốn kém nhiều chi phí như: công tác in ấn các tài liệu cho các quá trình hiệp thương, công tác tuyên truyền, vận động bầu cử, phiếu bầu, hòm phiếu... Vì vậy, kinh phí đòi hỏi trong thực tiễn của bầu cử đại biểu HĐND các cấp là lớn hơn rất nhiều lần so với kinh phí cho bầu cử đại biểu Quốc hội. Vừa qua, kinh phí cho bầu cử đại biểu HĐND có tăng lên nhưng vẫn chưa sát với yêu cầu thực tiễn. Trước tình hình đó, chúng tôi đã kiến nghị với UBTVQH và nhất là Chính phủ tăng thêm kinh phí cho công tác này. UBTVQH cũng đã có ý kiến chỉ đạo Chính phủ về vấn đề này.

Về kinh phí, chúng tôi thấy nhiều địa phương được cấp kinh phí rất chậm, thậm chí có nhiều nơi đến lần hiệp thương thứ 3 mới được cấp kinh phí. Nguyên nhân chính theo tôi nghĩ, là do các thủ tục hành chính còn cồng kềnh, nhiều khâu. Nói chung, việc cấp kinh phí trong các cuộc bầu cử từ trước tới nay thường hay chậm trễ như vậy. Chúng tôi cũng chỉ biết kiến nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết về tài chính làm sao mỗi lần bầu cử nên khẩn trương làm sớm và làm sao giảm bớt được các thủ tục hành chính để chuyển nhanh kinh phí về bầu cử, bởi vì bầu cử có thời hiệu của nó, không thể kéo dài mãi được.

- So với các đợt bầu cử trước, tình hình khiếu nại, tố cáo năm nay có "nóng" hơn không?

- Tình hình khiếu nại, tố cáo trong tất cả các cuộc bầu cử nào cũng có. Đến nay, cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận hàng trăm đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Mọi đơn thư khiếu nại, tố cáo  chúng tôi đều chuyển về hội đồng bầu cử các cấp giải quyết, trả lời đương sự theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung những đơn thư này chủ yếu là đề cập đến bức xúc của nhân dân về tư cách ứng cử viên, kiến nghị của họ đối với cơ quan chính quyền cấp thôn, xã về việc giải quyết những vấn đề lâu nay còn tồn đọng như vấn đề thu hồi, áp giá đền bù đất đai, thuế, các chính sách xã hội, phẩm chất đạo đức của một số cán bộ xã, phường có vi phạm pháp luật...   

- Xin ông cho biết việc kê khai tài sản ứng cử viên HĐND các cấp thực hiện theo bản quyết nghị của UBTVQH vừa ban hành đến nay như thế nào?

- Nghị quyết này vừa được thi hành từ ngày 17/3 vừa rồi. Chúng tôi rất ủng hộ chủ trương này. Nghị quyết này ra đời giúp cho các cử tri và nhân dân giám sát người đại biểu dân cử nếu được bầu là đại biểu HĐND, giúp cho Hội đồng Bầu cử và các cơ quan có thẩm quyền quản lý đại biểu HĐND, quản lý cán bộ công chức có cơ sở để xử lý đối với những ứng viên khai không đúng sự thật hoặc có vi phạm pháp luật. Nghị quyết này được nhân dân rất đồng tình và hoan nghênh.

- Vậy có khó khăn gì trong việc yêu cầu kê khai tài sản đối với ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp không, thưa ông?

- Chúng tôi không trực tiếp chỉ đạo về vấn đề này, tuy nhiên, dư luận có ý kiến cho rằng tính khả thi của việc kê khai tài sản cũng gặp một số khó khăn. Vài địa phương phản ánh, những ứng cử viên là người chủ các doanh nghiệp tư nhân không muốn kê khai tài sản, bởi tải sản thuộc về bí mật kinh doanh của họ, nếu tiết lộ, có thể làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Đó là một trong những khó khăn...

- Xin cảm ơn ông!

  •  Hằng Nga (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,