221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
235719
Kiểm toán ngân sách NN: Mới dừng ở "hậu kiểm"!
1
Article
null
Kiểm toán ngân sách NN: Mới dừng ở 'hậu kiểm'!
,

(VietNamNet) - Kiểm toán ngân sách nhà nước ở ta thường được thực hiện sau khi quyết toán ngân sách đã được thông qua. Ông Vương Đình Huệ, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho VietNamNet biết, do chưa làm được "tiền kiểm" nên dù có kiểm toán nhưng việc xử lý truy thu, tăng thu được thực hiện rất khó khăn.

Ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Hồng Quân.

- Thưa ông, đây là lần đầu tiên kết quả kiểm toán NSNN được đưa ra công khai. Qua kết quả kiểm toán năm 2002, ông có thể cho biết tình hình thu chi ngân sách Nhà nước ở các địa phương, đơn vị có gì đáng lưu ý?

- Đánh giá về công tác quản lý tài chính - ngân sách qua kết quả kiểm toán, tôi thấy có mấy vấn đề nổi lên, là: Công tác dự báo làm căn cứ lập dự toán thu năm sau còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc điều hành ngân sách của Chính phủ, Bộ Tài chính. Nhiều khoản thu mang tính thường xuyên của ngân sách Nhà nước, các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách không được lập và giao dự toán làm cơ sở quản lý, kiểm soát chi tiêu. Chẳng hạn, so với thu ngân sách Nhà nước năm 2001, thì Khánh Hòa dự toán giao chỉ bằng 105%, Kiên Giang 102%, An Giang 102%, Cần Thơ 103%...

Kiểm toán NN đề nghị thu hồi gần 2.000 tỷ đồng
 

Về điều hành ngân sách, ngoài tình trạng một số địa phương không nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước các khoản thu về đất, vẫn còn tình trạng thất thu ngân sách do các hiện tượng gian lận thương mại, báo cáo sai lệch. Một số đơn vị sử dụng ngân sách, nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu không lập báo cáo tài chính hoặc báo cáo không đầy đủ các nguồn kinh phí, khi lập quyết toán không xử lý kịp thời các khoản tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả. Nợ khối lượng xây dựng cơ bản lớn dẫn đến vay đầu tư xây dựng có chiều hướng tăng, tạo ra tình trạng đầu tư dàn trải, không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn. Trong khi đó, công tác quản lý kinh phí dự án còn rất nhiều bất cập. Việc sử dụng kinh phí sai mục đích còn ở nhiều địa phương. Và đặc biệt là có nhiều địa phương ban hành nhiều văn bản về sử dụng ngân sách không  phù hợp với pháp luật, hoặc vượt thẩm quyền quy định, để thu chi ngân sách.

- Như chúng ta đang làm, khi Kiểm toán NN tiến hành kiểm toán phát hiện ra sai phạm thì quyết toán ngân sách đó đã được thông qua rồi. Ví dụ, mãi đến năm 2004, ta mới kiểm toán xong tình hình thu chi ngân sách của năm 2002. Vậy kết quả kiểm toán đó liệu có ý nghĩa gì?

- Với các quốc gia trên thế giới, hầu hết công tác dự toán thực hiện rất tốt, nhờ cơ quan kiểm toán tham gia từ đầu, gọi là tiền kiểm. Hunggari kiểm toán ngay từ khâu lập dự toán; còn Đức, Áo thì cơ quan kiểm toán tham gia phản biện ngay từ đầu. Ở ta hiện chỉ mới chú trọng khâu kết quả thc hiện, tức hậu kiểm.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2002 tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 123.860 tỷ, bằng 115,9% dự toán. Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước quyết toán 148.208 tỷ, đạt 110,7% so với dự toán. Kết quả kiểm toán, nhất là tại 17 tình thành phố cho thấy số liệu về về tăng thu ngân sách so với dự toán là đúng với thực tế. Nguyên nhân quan trọng nhất là nhờ GDP năm 2002 tăng khá (7,04%). Các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán ngân sách năm 2002 phù hợp với dự toán Quốc hội đã quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Mức bội chi ngân sách 4,8% dưới mc Quốc hội cho phép.

Đã thế, còn thực hiện sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán, nên các sai phạm, các kiến nghị tăng thu, truy thu, thu hồi… không thể điều chỉnh kịp thời trong báo cáo quyết toán ngân sách. Vấn đề này cơ bản có thể sẽ được giải quyết khi thay đổi quy trình, công tác kiểm toán được thực hiện trước khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, theo quy định tại khoản 4 điều 66 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi.

Hiện nay có một giải pháp cho vấn đề này là các khoản thu hồi được ở năm nào, sẽ quyết toán vào ngân sách năm đó theo khoản 2 điều 62 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi, tương tự như khoản  kiến nghị tăng thu ngân sách nói trên.

- Chỉ kiểm tra ở 17 tỉnh, thành phố, làm sao ngành Kiểm toán có thể giúp Chính phủ, Bộ Tài chính hình dung được đầy đủ tình hình thu chi ngân sách?

Trước hết phải thấy rằng, không một đất nước, một quốc gia nào có thể kiểm toán hết tất cả các địa phương, cơ quan trong một năm. Như Trung quốc, dù có 8 vạn kiểm toán viên cũng không thể nào kiểm soát hết một đất nước rộng lớn. Vì vậy , trong kiểm toán phải “chọn mẫu”. Năm 2003, ngành Kiểm toán Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao kiểm tra 46 đầu mối, năm nay 65 đầu mối, chưa kể 35 nhà máy đường. Về nguyên tắc chọn mẫu, mẫu càng “lớn”, tính tiêu biểu, đại diện càng cao. Riêng TP.HCM và Hà Nội, tổng thu và tổng chi đã bằng một nửa cả nước.

Vả lại, tất cả các hoạt động thu chi đều qua kho bạc. Vì vậy, có tỉnh không kiểm toán, vẫn có thể kiểm tra qua kho bạc.

Bên cạnh đó, năng lực kiểm toán sẽ dần tăng. Ngành kiểm toán đang phấn đấu thực hiện mỗi năm kiểm tra 50% số lượng địa phương, đơn vị. Một nửa đất nước được kiểm toán, thiết nghĩ cũng phản ánh tương đối toàn diện tình hình sử dụng ngân sách của cả nước. Bởi lẽ, công tác kiểm toán không chỉ là phát hiện những con số vi phạm, mà còn đúc kết được những vấn đề còn bất ổn trong quản lý, điều hành tài chính, giúp Chính phủ, Bộ Tài chính tìm giải pháp điểu chỉnh chính sách quản lý. Đó mới là điều quan trọng nhất.

- Ông có làm “hậu kiểm toán”, phúc tra việc các địa phương, đơn vị thực hiện đề nghị xử lý của cơ quan kiểm toán như thế nào không?

- Có! Mỗi kết quả kiểm toán, thông thường có 4 đề nghị chính về giải pháp. Một là điều chỉnh số liệu. Điều này được các đơn vị, địa phương thực hiện nhanh chóng, rất tốt. Hai là kiến nghị về tài chính, gồm đề nghị xuất toán, tăng thu, truy thu, giảm chi … Ba là chấn chỉnh, gồm yêu cầu chấm dứt hành vi này, tình trạng kia. Và bốn là kiến nghị xây dựng, điều chỉnh chính sách.

Trong báo cáo kết quả kiểm toán luôn có nội dung yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện trong thời gian quy định. Sau đó cơ quan kiểm toán sẽ kiểm tra lại việc thc hiện.

- Nhưng nếu địa phương, đơn vị chưa hoặc cố tình không thực hiện, Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền can thiệp không?

- Cũng có, nhưng đến đây là đã gặp bất cập rồi! Do ta chưa có Luật Kiểm toán Nhà nước, nên chưa có những quy định, chế định cụ thể về việc xử lý hành vi. Trong trường hợp này, phải áp dụng các luật khác. Sắp tới đây có thể sẽ đưa vào Luật Kiểm toán Nhà nước về những nội dung này, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các Bộ ngành, hình thức xử lý các hành vi không thực hiện các biện pháp chấn chỉnh. Còn hiện tại, nếu địa phương, đơn vị không thực hiện, cơ quan kiểm toán có văn bản báo cáo về các Bộ, ngành liên quan. Trong lần kiểm toán sau, sẽ đặt lại vấn đề này, xem như là sai phạm, và cộng dồn vào kết quả.

- Xin cám ơn ông!

  • Đặng Vỹ thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,