221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
241941
Nợ xây dựng cơ bản: 5.000 hay 11.000 tỷ đồng?
1
Article
null
Nợ xây dựng cơ bản: 5.000 hay 11.000 tỷ đồng?
,

(VietNamNet) - Chính phủ vừa thông báo nợ xây dựng cơ bản chỉ là 5.000 tỷ đồng. Trước con số này, ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của QH phản đối: 5.000 tỷ đồng mới là số nợ tính theo ngân sách trung ương. Chuyện ấy đừng có né tránh!

Sáng 28/4, bên lề phiên họp thường kỳ của UBTVQH, ông Kiên đã trả lời báo chí về vấn đề này.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.

- Thưa Chủ nhiệm, Chính phủ vừa rà soát lại tổng số nợ đọng cơ bản chỉ có 5.000 tỷ đồng, nhưng con số này từ Quốc hội lại là 11.000 tỷ đồng. Tại sao có sự khác nhau này?

- Tôi nói có thể một vài người không vừa lòng. Lần trước Chính phủ báo cáo nợ đọng xây dựng cơ bản trên 11.000 tỷ đồng nhưng lần này rà lại còn trên 5.000 tỷ. Nhưng 5.000 tỷ là tính theo cái gọi là ngân sách trung ương. Trong khi đó, dưới địa  phương vẫn làm theo cái chủ trương và kế hoạch của người ta. Thậm chí các bộ, ngành cũng làm theo cái kiểu như thế! Như vậy, thực tế có phát sinh, có nợ và cuối cùng thì cũng phải ngân sách chịu! Ngân sách đó có thể của Trung ương hay địa phương nhưng đều nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước. Chuyện ấy đừng có né tránh!

- Giải pháp của Chính phủ xử lý số nợ tồn đọng này như thế nào, thưa ông?

- Chính phủ xử lý ở góc độ là công trình nào thuộc ''vai'' ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương lo. Còn công trình nào, phần nào nằm ngoài trách nhiệm Trung ương thì địa phương, các bộ ngành phải tự lo lấy. Quốc hội cũng đã mở ra cách cho địa phương tự lo lấy. Một là vốn đầu tư ngay từ năm 2004 thì địa phương phải dành trước hết thanh toán cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc còn dở dang nếu thấy cần thiết. Sau đó, nếu còn vốn thì mới bố trí cho công trình mới, không còn thì thôi! Một năm chưa xử lý được thì năm thứ hai tiếp tục xử lý để dứt điểm những công trình đã làm rồi, đừng để lai rai, tốn kém chi phí, tiền của nhân dân.

- Vậy dự kiến trong năm nay có thể xử lý được bao nhiêu trong tổng số nợ hơn 11.000 tỷ đồng?

Nhiều địa phương nợ xây dựng cơ bản vì đầu tư dàn trải.

- Cái đó cụ thể bên Chính phủ chứ Quốc hội không nắm được. Quốc hội chỉ ra nguyên tắc còn xử lý cụ thể, xử lý được bao nhiêu thì phải tính toán bằng con số. Nhưng tinh thần của Quốc hội thì phải gói gọn trong một thời gian ngắn nhất. Kể cả kế hoạch năm 2005 cũng phải theo tinh thần đó.

- Để đảm bảo thực hiện khối lượng xây dựng theo mục tiêu đề ra trong năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến cần khoảng 10.000 tỷ đồng đề bù chênh lệch giá thép. Ông có thể cho biết số tiền này sẽ lấy từ đâu?

- Thứ nhất, phải phấn đấu tăng thu lên để bổ sung vào vốn xây dựng cơ bản bù vào phần chênh lệch giá thép, giữ được khối lượng xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Thứ hai, trong dự phòng ngân sách có nói phần vượt thu sẽ bố trí bổ sung trước hết cho bù đắp chi ngân sách, sau đó bổ sung cho đầu tư phát triển. Bây giờ phải đưa ra ý định sử dụng các nguồn vốn ấy nhưng đến cuối năm mới có thể xác định cụ thể.

- Chính phủ vừa đưa ra lấy ý kiến UBTVQH về dự kiến bổ sung vốn ngân sách cho các dự án đầu tư ở địa phương. Vậy việc phân bổ này sẽ dựa trên những nguyên tắc nào?

- Có 5 nguyên tắc phân bổ nguồn vốn bổ sung. Thứ nhất, vốn để xử lý theo một cơ chế mềm chứ không phải định mức liên quan đến chi thường xuyên đã giữ ổn định theo Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó có đánh giá hiệu quả của việc bố trí cho dự án trong mối quan hệ giữa phát triển ngành và địa phương. Thứ hai là khả năng nguồn vốn địa phương nói chung và khả năng ngân sách địa phương nói riêng tham gia góp sức vào cho dự án hoàn thành đúng tiến độ trên địa bàn. Thứ ba là khả năng tổ chức chỉ đạo thực thi dự án trên địa bàn. Thứ 4 là hiện trạng phát triển kinh tế cao hay là thấp giữa các địa phương. Chẻ hoe ra là quan tâm đến tỉnh nghèo. Nghĩa là ông nào nghèo thì cho nhiều hơn, ông nhà giàu thì thôi!

  • Văn Tiến ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,