221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
529870
Khai hội ASEM 5
1
Article
null
Khai hội ASEM 5
,

Cuối cùng, giờ G đã điểm. Đúng 9h30 sáng nay, ASEM5 đã khai mạc trọng thể, ghi một mốc son trong quan hệ hai châu lục Á - Âu.

Soạn: AM 165185 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chủ tịch Trần Đức Lương đón Tổng thống Pháp J Chirac tại cửa Hội trường Ba đình.

Hơn nửa giờ trước khi Hội nghị khai mạc, xe chở các vị Trưởng đoàn lần lượt tiến vào phía trước cửa Hội trường Ba Đình. Chủ tịch nước Trần Đức Lương và phu nhân đứng chờ tại cửa và đón  từng vị Trưởng đoàn.

Hội trường Ba Đình hôm nay rực rỡ lạ thường. Chưa bao giờ nơi đây được chứng kiến một sự hội ngộ đông đảo các vị nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cao cấp của nhiều nước đến thế. Trên nền phông màu vàng nhạt nổi bật dòng chữ "Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh cùng các biểu tượng của khối. Trên bục cao là 39 lá cờ của 38 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu cắm thành hàng sát cánh bên nhau. Tất cả đã sẵn sàng cho một ASEM 5 hứa hẹn thành công tốt đẹp.

Đúng 9h30, các vị Trưởng đoàn tiến vào hai hàng ghế phía trước trong tiếng vỗ tay vang dội của những người có mặt trong Hội trường. ASEM 5 chính thức khai mạc.

Các nghệ sĩ Việt Nam đã chào mừng các vị khách quý bằng tiết mục hoà tấu violon trang trọng và ấm tình đoàn kết bạn bè.

Soạn: AM 165297 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đại diện Đan Mạch phát biểu trước Hội nghị.

9h45 phút, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đọc diễn văn khai mạc. Chủ tịch nói: "Tôi hân hạnh thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam chào mừng các vị nguyên thủ quốc gia, các vị thủ tướng, những đoàn đại biểu và các thành viên ASEM đến Thủ đô Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM 5.

VN bày tỏ sự cam kết mạnh mẽ của mình thực hiện chính sách đối ngoại tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Với tinh thần trách nhiệm cao, VN đã và đang làm hết sức mình để có những đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của các thành viên khác bảo đảm thành công cho Hội nghị cấp cao Hà Nội.

Châu Á và châu Âu từ lâu đã trở thành đối tác tự nhiên của nhau, liên kết Á - Âu là một tất yếu khách quan. ASEM chính là sự lựa chọn chiến lược của cả châu Á và châu Âu, tiến trình độc đáo này đã và đang tạo khuôn khổ phù hợp cho việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai châu lục trong TK thứ XXI. ASEM gắn kết hơn 2,3 tỷ người từ các nền văn hoá khác nhau qua 2 nôi văn minh vĩ đại nhất của nhân loại, vượt qua mọi khác biệt để hướng tới sự thống nhất trong đa dạng. ASEM kết nối hai trong ba trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá trên thế giới với gần 40% dân số và gần 50% GDP của thế giới hướng tới quan hệ đối tác chặt chẽ hơn.  

 

Trong gần 1 thập kỷ qua kể từ khi ra đời, triến trình ASEM đã phát triển năng động và đạt được những kết quả quan trọng. Đối thoại và hợp tác ngày càng đa dạng phong phú hơn trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, mở rộng những điểm đồng đã làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tạo tiền đề thuận lợi cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai châu lục…

 

Trong tình hình đó, Hội nghị cấp cao ASEM 5 với chủ đề bao trùm và xuyên suốt: tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn, có nhiệm vụ rất quan trọng là đề ra biện pháp và bước đi phù hợp để đạt được mục tiêu này. Hội nghị cấp cao HN cần truyền đi thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm cao, tầm nhìn xa và cam kết hành động thiết thực của các vị lãnh đạo nhằm đưa tiến trình ASEM sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu tạo dựng mối quan hệ đối tác Á-Âu toàn diện."

Soạn: AM 165299 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Cuối bài diễn văn, Chủ tịch Trần Đức Lương chính thức tuyên bố khai mạc ASEM, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Tiếp theo đó, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker phát biểu, nêu bốn chủ đề cần thảo luận tại hội nghị ASEM lần này là: Cuộc chiến chống khủng bố; Phòng chống HIV/AIDS để đại dịch không vượt quá tầm kiểm soát; Tăng cường hợp tác kinh tế; Đối thoại chính trị.

Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Nhật J.Koizumi nhấn mạnh tới việc mở rộng hợp tác trong khuôn khổ các nước Á - Âu. Thứ hai, tăng cường chủ nghĩa đa phương có hiệu quả mà một trong những nội dung trọng tâm thảo luận là cải tổ Liên hiệp quốc, bày tỏ sự lo ngại với những mối đe doạ chung như khủng bố. Thứ ba là thúc đẩy sự hợp tác sống động của ASEM thông qua việc kiếm tìm các biện pháp hợp tác kinh tế có hiệu quả, đồng thời tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các thành viên. Vấn đề thứ tư là bàn về tương lai của ASEM với khả năng mở rộng thành viên.

Tiếp theo, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Romano Prodi phát biểu. Ông chúc mừng VN chủ động đăng cai và chuẩn bị hết sức chu đáo cho ASEM5. Sự kiện kết nạp 13 thành viên mới làm cho tiến trình hợp tác ASEM trở nên rộng lớn hơn. Ông tin tưởng hội nghị sẽ gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác Á-Âu, đồng thời cho rằng cần nâng cao vai trò quan trọng của LHQ, tăng cường hợp tác chống khủng bố, thực hiện mục tiêu Doha bảo vệ môi trường, hợp tác trong các lĩnh vực văn minh, văn hoá, đối thoại cởi mở hơn vấn đề Myanmar. Kết thúc, Chủ tịch UB châu Âu Romano Prodi tin tưởng "chúng ta sẽ cam kết hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn"  và "chúc hội nghị thành công".

Soạn: AM 165481 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quang cảnh phiên khai mạc.

Sau phát biểu của ông Prodi, ông Per Stig Moller, quyền Thủ tướng Đan Mạch khẳng định việc mở rộng ASEM trở thành chất xúc tác trong quan hệ Á - Âu. Theo ông, thế giới hiện đang đứng trước nhiều mối lo về khủng bố, giết người hàng loạt và nguy cơ bệnh dịch, nghèo đói. Vì vậy,  cần có giải pháp chung để giải quyết những vấn đề này. Củng cố LHQ là một trong những nội dung trọng tâm và Đan Mạch mong hợp tác với ASEM ở lĩnh vực này. Việc chống khủng bố phải có biện pháp để không làm phương hại tới các giá trị xã hội. Theo ông Moller, đối thoại là cách tốt nhất để tránh những cực đoan và chia rẽ. Đan Mạch cam kết tham gia mạnh mẽ trong vấn đề này. Ông cũng hoan nghênh Việt Nam với đề xuất: hội nghị sẽ ra thông cáo về quan hệ hợp tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn.

Lễ khai mạc Hội nghị ASEM5 kết thúc bằng hoạt động các đại biểu đứng chụp ảnh kỷ niệm chung .
 

Những nét cơ bản về ASEM

1. Theo sáng kiến của Singapore, Tiến trình hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM) được chính thức thành lập tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ nhất tại Bangkok (3/1996).

ASEM có 26 thành viên sáng lập gồm: 10 nước châu Á (7 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á: Brunei, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Phillipines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore), 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Ireland, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Italy, Lucxemburg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển) và Uỷ ban Châu Âu (EC).

Tổng dân số của các nước ASEM khoảng 2,3 tỷ người, chiếm khoảng 37% dân số thế giới. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) của các nước ASEM năm 2002 đạt khoảng 14.849 tỷ USD, chiếm khoảng 46% GDP toàn thế giới. Tổng thương mại hàng hóa của các nước ASEM đạt khoảng 2.718 tỷ USD chiếm khoảng 43 % tổng thương mại toàn thế giới .

2. Thể thức cao nhất của ASEM là Hội nghị Cấp cao, được tổ chức 2 năm 1 lần, luân phiên ở Châu Á và Châu Âu. Tiếp đến là các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính tổ chức mỗi năm 1 lần. Hội nghị cấp Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác họp khi cần thiết (đã có thêm Hội nghị Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề di cư và Hội nghị Bộ trưởng về Văn hoá và văn minh, Hội nghị Cấp cao về nông nghiệp).

Cho đến nay ASEM đã có 4 hội nghị cấp cao:

  • ASEM 1 tại Bangkok, Thái Lan, 1996
  • ASEM 2 tại London, Anh, 1998
  • ASEM 3 tại Seoul, Hàn Quốc, 2000
  • ASEM 4 tại Copenhagen, Đan Mạch, 2002

3. Về cơ chế hoạt động: các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao (SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung toàn bộ hoạt động của ASEM. Các Bộ trưởng Kinh tế và các quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ trưởng và Thứ trưởng các ngành... điều phối hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể mình phụ trách.

4.Về cơ chế điều phối: ASEM không thành lập Ban Thư ký thường trực mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác thường xuyên thông qua hai đại diện của Châu Á (1 nước ASEAN - hiện tại là Việt Nam (10/2000-10/2004) và 1 nước Đông Bắc Á - Nhật Bản) và hai đại diện của Châu Âu (gồm điều phối viên thường xuyên EC và nước Chủ tịch đương nhiệm của EU).

5. Về nguyên tắc hoạt động: ASEM là một diễn đàn đối thoại không chính thức, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Trong văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á-Âu 2000” (thông qua tại Cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000), các Lãnh đạo ASEM đã thỏa thuận cùng nỗ lực tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và hoạt động theo các nguyên tắc:

+ Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi;

+ ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể chế hóa;

+ Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau;

+ Triển khai đồng đều cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu là tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác;

+ Việc mở rộng thành viên thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ./.

  • Nhóm PV

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,