221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
535816
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tham nhũng!
1
Article
null
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tham nhũng!
,

(VietNamNet) - Đây là một trong những giải pháp quan trọng của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2005, được công bố trước tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều 21/10. Dự kiến Thủ tướng sẽ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2004; phương hướng, nhiệm vụ năm 2005 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Soạn: AM 176895 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Năm 2004, dự báo kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 25 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004 khoảng 7,6%!

Trên cơ sở tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng đầu năm và tập trung thực hiện tốt các giải pháp đề ra trong các tháng còn lại, có thể đánh giá nền kinh tế nước ta năm 2004 vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá như: sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng, dịch vụ đang trên đà phục hồi, sản xuất tăng cao, thu ngân sách vượt dự toán đề ra, có tiến bộ trong lĩnh vực xã hội... Dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2004 khoảng 7,6% (kế hoạch là 7,5-8%); Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,9% so với năm 2003 (kế hoạch là 4,6%); Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 35,4% GDP (kế hoạch đề ra là 36%); Tạo việc làm và bổ sung việc làm mới cho 1,55 triệu người...

Giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá (15,6%), trong đó tốc độ giá trị tăng thêm đạt 10,6%, cao nhất từ nhiều năm nay, đã góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Điểm nổi bật là chất lượng nhiều sản phẩm nông nghiệp đã dần được nâng cao, bước đầu tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thị trường trong nước được mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 17,7%.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường và giá cả nhưng hoạt động xuất khẩu cả năm 2004 dự báo khả quan, đạt 25 tỷ USD, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao (24%). Đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt được bình quân trên 2 tỷ USD/tháng (có tháng đạt trên 2,3 tỷ USD, bằng kim ngạch xuất khẩu cả năm 1991). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, từng bước gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 21,8% năm 2003 xuống còn 20,4% năm 2004. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt 41,1% GDP so với 40% năm 2003. Đặc biệt, tỷ trọng của ngành dịch vụ sau 3 năm liên tục giảm thì năm 2004 đã có xu hướng phục hồi, dự kiến đạt 38,5% so với 38,2% năm 2003.

Các thành phần kinh tế tích cực đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân đã có mức tăng trưởng rất cao. Các DN ngoài quốc doanh đã góp phần giải quyết việc làm, số lao động làm việc trực tiếp trong khu vực này gần bằng tổng số lao động trong các DN nhà nước.

Mức tăng trưởng GDP 2005 cao hay thấp?

Bên cạnh những thành tựu trên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2004 vẫn còn nổi lên nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tăng trưởng kinh tế mới đạt ở mức thấp so vơi mục tiêu đề ra (7,6% so với kế hoạch 7,5-8%), chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa có chuyển biến rõ nét; cơ cấu kinh tế chưa có bước chuyển dịch mạnh theo hướng hiện đại hoá. Triển khai thực hiện vốn đầu tư phát triển còn chậm; tỷ lệ giải ngân đạt thấp. (Trong 4 năm 2001-2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng 10,5 tỷ USD, giải ngân ODA ước đạt khoảng 6,2 tỷ USD). Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (dự báo là 9%, trong khi chỉ tiêu Quốc hội đề ra là dưới 5%) đã tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá các lĩnh vực xã hội còn chậm và còn nhiều lúng túng, chưa có các đề án và kế hoạch triển khai cụ thể. Việc cải cách hành chính chưa đạt được kết quả mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Nhiều vấn nạn xã hội rất bức xúc, nhất là tình trạng nghiện hút, cờ bạc, mại dâm chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; việc kiềm chế gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông chưa thu được kết quả vững chắc...

Năm 2005, giải pháp Chính phủ đưa ra là cần huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển đất nước; tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cả các sản phẩm và của nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng. Tiếp tục đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tăng cường công tác cải cách thể chế kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng người dân, giữa DN và các cơ quan nhà nước. Triển khai mạnh mẽ tiến tình sắp xếp, cổ phần hoá DN nhà nước...

Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam đã giảm 17 bậc so với năm ngoái. Đây là mức tụt hạng mạnh nhất trong tất cả các nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2003. Do đó, cần chuẩn bị tốt các điều kiện để thích ứng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Theo tính toán của Chính phủ, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001-2004 khoảng 7,1% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,6%), thấp hơn 0,3% so với mức kế hoạch bình quân chung 5 năm 2001-2005 (7,5%). Với quy mô nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé thì tốc độ tăng trưởng như vậy còn quá thấp để có thể rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Điều đó đòi hỏi sự phấn đấu cao hơn, bứt phá mạnh hơn trong các năm tới, trước mắt là năm 2005 để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, để đạt mục tiêu 5 năm 2001-2005 là tăng trưởng (GDP) 7,5%/năm thì năm 2005 cần phấn đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 8,8%.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2005 tăng 8-8,5%!

Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8-8,5% so với năm 2004.
- Giá trị tăng thêm (GDP) của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,4-3,8% (giá trị sản xuất tăng 4,9-5,2%).
- Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,5-11% (giá trị sản xuất tăng 15,5-16%).
- Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng 7,8-8,2%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 295-300 tỷ đồng, tăng 17,5-19,5% so với năm 2004, bằng 36,5% GDP.
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 179,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%; tổng chi ngân sách nhà nước 226,45 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với ước thực hiện năm 2004; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 5% GDP.
- Giá hàng tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (khoảng 7%).

Các chỉ tiêu xã hội:

- Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh trung học cơ sơ rtrong độ tuổi đạt 80%.
- Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng trên 8%; trung học chuyên nghiệp tăng 15%; đào tạo nghề tăng 12%.
- Giảm tỷ lệ sinh bình quân trong năm 0,04%; quy mô dân số 83,2 triệu người, tăng 1,42%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó xuất khẩu lao động 7 vạn người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5,5%.
- Số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đạt 95%; số hộ được xem Truyền hình Việt Nam đạt 90%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 24%.
- Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.0000 ca.
- Cung cấp nước sạch cho 62% dân số nông thôn.

  • Thanh Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,