221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
727511
Chờ thu nhập của người dân cao hơn mới ra luật?
1
Article
null
Chờ thu nhập của người dân cao hơn mới ra luật?
,

(VietNamNet) - Thảo luận tại tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sáng 3/11, một số ý kiến băn khoăn về thời điểm ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân vào cuối năm 2006 như dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Soạn: AM 607909 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng (ĐB TP.HCM), chưa nên nâng lên Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thành luật vào năm tới để chờ... thu nhập của dân cao hơn.

Hơn nữa, muốn xây dựng luật phải tiến hành điều tra thu nhập toàn xã hội để làm căn cứ ban hành và phân loại đối tượng nộp thuế.

Khi luật này ra đời thì mỗi công dân đều có một mã số thuế, căn cứ mức thu nhập có thể đi nộp trực tiếp hoặc bị khấu trừ ngay tại nguồn chi trả. Điều này đòi hỏi cơ sở hạ tầng thông tin, năng lực của ngành thuế phải tốt.

“Quốc hội muốn sớm ban hành luật này để kiểm soát thu nhập cá nhân, chống tham nhũng nhưng nếu tính khả thi không cao thì dân phản đối. Theo tôi, luật này thực hiện vào năm 2009 thì tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ ý kiến.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (ĐB TP.HCM) không đồng tình và cho rằng, cần sớm ban hành luật này để điều tiết thu nhập. Trong khi đa số người dân thu nhập còn thấp thì vẫn có những người thu nhập hàng trăm triệu đồng mà xem như việc riêng không có trách nhiệm gì.

Cũng theo ông Lộc, với công nghệ thông tin như hiện nay, việc thu thuế hay vào danh sách mã số thuế không quá khó khăn. Người nào cũng có tên trong sổ thuế, nếu cao thì đóng, thấp thì không, ngành thuế cũng không phải tăng cường cán bộ vì nơi chi trả thực hiện ngay nhiệm vụ khấu trừ.

Bàn về việc xây dựng luật, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Tôn Nữ Thị Ninh (ĐB Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn ra trường hợp dự án Luật đầu tư mà Phòng Thương mại Mỹ, EU, Australia tại Việt Nam đề nghị Quốc hội tạm dừng thông qua. Bà Ninh đặt câu hỏi: ''Mục đích thông qua luật cũng để hội nhập mà đối tượng trong quá trình hội nhập họ lại phản ứng một cách bức thiết mà ta vẫn thông qua ngay, chưa giải toả thì có nên không?”.
  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,