"Cố gắng tối đa nhưng không phải bằng mọi giá. Chúng ta không thể chấp nhận những cái không thể làm được! Chúng ta không thể chấp nhận những điều kiện có thể gây đổ vỡ nền kinh tế!". Lập trường trên được vị lãnh đạo này khẳng định như một nguyên do khiến ông quả quyết: "Bây giờ chúng tôi nghĩ là không đặt ra mục tiêu ngày, tháng nữa. Bao giờ đối tác đáp ứng được điều kiện của ta thì ta vào...".
Trong khi đó, TTXVN vừa đăng bài phỏng vấn ông Lương Văn Tự, trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của VN với tựa đề "Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đang thuận lợi". Và gần đây, dư luận báo chí nước ngoài đã bắt đầu quan tâm nhiều đến việc vì sao VN lỡ tấm vé vào WTO...
Mỹ đã yêu cầu vượt quá quy định của WTO
Hôm 2/11, phóng viên
của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) có nhận định rằng, khác với tình trạng của những nước gia nhập tổ chức toàn cầu này vào những năm cuối thập niên 1990, Việt Nam đang gặp phải những đòi hỏi khó khăn hơn, trong đó có việc phải nhanh chóng mở cửa thị trường cho các công ty ngoại quốc, cắt giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức của các thành viên hiện hữu, và chấm dứt những chương trình trợ cấp nông nghiệp hầu như ngay tức khắc.Ngay trong bài phỏng vấn mới đây với TTXVN, ông Lương Văn Tự cũng nêu lên những khó khăn chính trong tiến trình đàm phán hiện nay bao gồm: thứ nhất là khó khăn trên bàn đàm phán, thứ hai là liên quan đến "thiện chí chính trị" của các đối tác đàm phán.
Theo ông Tự, những khó khăn trên bàn đàm phán hiện nay là những vấn đề nhạy cảm của nền kinh tế mà các nước có yêu cầu rất cao như ngân hàng-tài chính, viễn thông, dịch vụ văn hóa mà "Việt Nam đang tiếp tục thương lượng để họ thông cảm, linh hoạt trong việc xử lý các vướng mắc còn lại".
Trong khi đó, khó khăn thứ hai, Việt Nam cũng đang tiếp tục vận động ngoại giao để các đối tác biến quyết tâm chính trị ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO thành hành động cụ thể là kết thúc đàm phán với Việt Nam.
Ông Tự cho biết, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị trả lời các yêu cầu Hoa Kỳ, đồng thời đề nghị đoàn đàm phán Hoa Kỳ hãy biến những thuận lợi giữa hai nước và quyết tâm chính trị của Tổng thống G. Bush thành hành động thực tế để sớm kết thúc đàm phán với Việt Nam.
Để làm được như vậy, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ có những linh hoạt, không nên đưa ra những yêu cầu cao vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam và những yêu cầu vượt quy định của WTO.
Đi vào vấn đề cụ thể hơn,
ấn đề trợ giá nông sản là một tồn tại lớn trong đàm phán gia nhập WTO. Phóng viên này trích lời bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, người cho rằng các nước phát triển đang có thái độ "đạo đức giả" trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp, rằng:"Cả Hoa kỳ lẫn EU và một số các quốc gia phát triển có những khoản trợ cấp rất lớn dành cho nông dân của họ, nhưng họ lại đòi hỏi những nước đang phát triển, như Việt nam, phải nhanh chóng mở cửa thị trường. Ở Việt Nam, những khoản trợ cấp nông nghiệp không lớn lắm. Và vì thế, tôi cho rằng đây quả là một việc hết sức bất công".
TQ là một nguyên nhân gián tiếp?
Các quan chức Việt Nam phụ trách việc đàm phán với Hoa kỳ mới đây đã tỏ ý than phiền về lập trường cứng rắn của Washington.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng điều này cũng dễ hiểu vì Hoa Kỳ đã có những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp với Trung Quốc. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường thế giới trong nhiều ngành, trong đó có ngành dệt may.
Các nước phát triển than phiền rằng, Trung Quốc đã không tuân thủ nghiêm túc những cam kết về việc mở cửa thị trường. Về việc này, ông Adam Sitkoff, Giám đốc Phòng thương mại Hoa kỳ ở Hà Nội đã nói với phóng viên Kay Johnson như sau:
"Quốc hội Mỹ không muốn có thêm một hiệp định về Tổ chức Thương mại Thế giới tương tự như hiệp định ký kết với Trung Quốc. WTO là một câu lạc bộ và đây là một câu lạc bộ mỗi ngày một khó gia nhập hơn. Việt Nam đã tự chọn lấy thời điểm xin gia nhập và họ phải biết rằng, chính Trung Quốc đã nâng cao bậc thềm mà Việt Nam cần bước qua để vào WTO. Trung Quốc đã nâng cao bậc thềm đó chứ không phải Hoa kỳ hay New Zealand."
Bất cân đối trong cán cân thương mại Việt - Mỹ: Thêm một lý do
Mặc dầu vậy, ông Sitkoff và một số chuyên gia thương mại cũng ghi nhận rằng, Việt Nam có một khoản xuất siêu khá lớn với Hoa kỳ và điều này cũng là một trong những nguyên do khiến Washington đòi hỏi nhiều hơn trong cuộc đàm phán với Hà Nội. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 5 tỉ đô la mỗi năm, trong khi lượng xuất khẩu của Hoa kỳ sang Việt Nam chỉ ở mức hơn 1 tỉ đô la.
Mặc dù đòi Việt Nam chịu trách nhiệm về những hành vi của Trung Quốc rõ ràng là bất công, tình thế hiện nay cho thấy các nước đang cố tình ép VN theo hướng này.
Còn nhớ, gần đây một số các cơ quan từ thiện quốc tế, như tổ chức Oxfam của Anh, nói rằng các nước đang phát triển lệ thuộc nhiều vào nông nghiệp, như Việt Nam, đang phải gánh chịu những thiệt thòi vì các đòi hỏi của Tổ chức Thương mại Thế giới đặt những nông dân nghèo khổ của họ vào một vị thế bất lợi.
Sức ép thời gian
Từ một khía cạnh khác, các đối tác thương mại cũng đang xem thời điểm gia nhập như một sức ép đối với VN, bởi họ cho rằng sự chậm trễ trong việc nắm giữ tư cách thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu này sẽ đem đến cho VN nhiều bất lợi.
Về điểm này,
dẫn lời một chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, rằng:"Nếu bị bỏ rơi đằng sau, điều kiện mỗi lúc càng trở nên tệ hại hơn. Điều này cũng giống như việc tranh tài Thế vận hội. Việt Nam nên tham gia tranh tài ở thời điểm này, thay vì đợi tới vài năm sau hoặc hơn nữa. Bởi khi đó có các đối thủ sẽ lợi hại hơn và khó đánh bại hơn. Càng đợi ở bên ngoài lâu chừng nào thì càng khó cạnh tranh chừng đó".
Một hệ quả chắc chắn rằng, nếu không gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không nắm bắt được lợi thế của việc chấm dứt chế độ hạn ngạch trong ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng không được hưởng những lợi ích từ những thỏa thuận mà vòng đàm phán Doha rốt cuộc sẽ mang lại. Vòng đàm phán này nhắm đến mục tiêu là giúp cho các sản phẩm của các quốc gia đang phát triển được tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế.
Nỗ lực
Thái độ chờ "bao giờ đối tác đáp ứng được điều kiện của ta thì ta vào..." chắc chắn không phải là một biểu hiện nản lòng của phía Việt Nam. Nói vậy bởi thời gian qua, việc dư luận quan tâm quá mức đến thời điểm Việt Nam phải và sẽ vào được WTO năm 2006, đã vô tình tạo một sức ép tâm lý và sức ép thời gian lên các nhà đàm phán.
Rất dễ hiểu, điều này đã trở thành bất lợi cho đoàn đàm phán VN. Và hiển nhiên, các đối tác của chúng ta nhận thức được rõ áp lực này?
Lúc này, Phó Thủ tướng VN Vũ Khoan vẫn khẳng định lập trường:
Và nỗ lực "tích cực hoàn tất thương lượng với những đối tác còn lại, cải thiện "bản chào" gần hơn với những đòi hỏi của Hoa Kỳ..." - chứng tỏ các nhà đàm phán của chúng ta chưa mệt mỏi trên chặng đường chạy đua giành tấm vé lên chuyến tàu WTO!
Tuy nhiên, thời gian chờ đợi này sẽ là khoảnh khắc quý giá và khẩn trương để các doanh nghiệp trong nước mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trước khi bước vào thế vận hội tranh tài.
-
Bùi Quang (tổng hợp)