221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
734227
APEC 2006 có thể đẩy nhanh việc Việt Nam gia nhập WTO
1
Article
null
Chủ tịch nước Trần Đức Lương:
APEC 2006 có thể đẩy nhanh việc Việt Nam gia nhập WTO
,
Chủ tịch nước Trần Đức Lương cho biết tất cả các thành viên APEC đều ủng hộ và coi việc chuẩn bị về mặt nội dung của Việt Nam là sát với yêu cầu của APEC trong giai đoạn hiện nay và bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt vai trò chủ nhà APEC 2006.

Soạn: AM 624883 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Sau khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC 13, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

VN đã yêu cầu các thành viên APEC đẩy nhanh quá trình đàm phán WTO

- Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch cho biết những kết quả đã đạt được tại Hội nghị cấp cao APEC lần này ?

- Tại Hội nghị cấp cao  APEC lần thứ 13 này, hai nhóm chủ đề đã được đưa bàn bạc trao đổi từ cấp chuyên viên, cấp bộ trưởng và tiến tới cấp cao. Nhóm chủ đề thứ nhất xoay quanh vấn đề làm sao thúc đẩy vòng đàm phán Doha nhằm củng cố Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đẩy mạnh tự do hóa thương mại. 

Nhóm chủ đề thứ hai, tập trung vào việc tạo môi trường an ninh và môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế. Nhìn chung, Hàn Quốc đã chuẩn bị rất chu đáo cho Hội nghị lần này. Tôi nhìn thấy điểm nổi bật của Hội nghị lần này là không có nhiều điểm khác biệt.

Trong nhóm chủ đề thứ nhất, chúng ta đã bày tỏ sự mong muốn của Việt Nam tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, sớm trở thành thành viên của Tổ chức WTO và lưu ý các nước trong cộng đồng đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ Việt Nam sớm trở thành thành viên của WTO, nhưng cho đến nay, mặc dù Hội nghị Bộ trưởng Thương mại  WTO lần thứ 12 sắp diễn ra tại Hồng Kông vào tháng tới, nhưng qua trình đàm phán giữa Việt Nam với một vài nước vẫn còn một số trục trặc, trong đó có một số thành viên APEC. Do vậy, Việt Nam đã bày tỏ mong muốn APEC nói chung và một số thành viên APEC chưa đàm phán xong với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ cần phải thực sự thực hiện cam kết của mình để thúc đẩy quá trình đàm phán. 

Đối với đề nghị của Việt Nam, lãnh đạo một số nước tại các phiên họp kín đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam về vấn đề này và tại các cuộc tiếp xúc bên ngoài Hội nghị, lãnh đạo các thành viên, kể cả Hoa Kỳ đều cam kết ủng hộ Việt Nam sớm ra nhập WTO.

Tại Hội nghị lần này nổi lên một câu chuyện, đó là phía Mỹ tuyên bố sẽ đáp ứng yêu cầu của các nước đang phát triển về vấn đề bảo hộ hàng nông sản, vấn đề còn lại bây giờ là làm sao các nước ở Cộng đồng Châu Âu cũng thực hiện giảm bảo hộ để hướng vòng đàm phán Đô-ha sớm kết thúc. 

Đối với nhóm vấn đề thứ hai, xoay quanh thách thức sự ổn định về an ninh cho tiến trình phát triển kinh tế, Hội nghị lần này bàn nhiều về việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nổi bật nhất là dịch cúm gia cầm; chống khủng bố; chống tham nhũng; tạo sự an toàn cởi mở trong giao dịch của cộng đồng các doanh nghiệp. Chúng ta nêu bật quyết tâm cao của Việt Nam trong việc khống chế và giải quyết cúm gia cầm, trao đổi kinh nghiệm và kêu gọi sự hợp tác từ các nước. Lãnh đạo các thành viên APEC đều bày tỏ sự cần thiết phải hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mối đe dọa của dịch cúm gia cầm. Phía Việt nam đã đề xuất sang đầu năm 2006 sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Việt Nam nhằm tập trung trao đổi và phối hợp với nhau về vấn đề này. Đề xuất này của Việt Nam đã được các thành viên APEC hưởng ứng.

Tại phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc cũng đã tuyên bố chuyển giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức các Hội nghị APEC trong năm 2006 và Hội nghị cấp cao APEC vào cuối năm 2006 cho Việt Nam. Tôi cũng đã bày tỏ ý kiến của mình, nêu rõ quá trình chuẩn bị của Việt Nam và nói rõ chủ đề mà chúng ta đã lựa chọn là tiến tới “Một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”. Các vị lãnh đạo APEC đều khẳng định sẽ ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện để Việt Nam tổ chức thành công với vai trò chủ nhà của Diễn đàn APEC năm 2006 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2006.

Sẽ đạt được thoả thuận căn bản về WTO cuối năm nay

- Tại Hội nghị lần này, Chủ tịch đã đề nghị lãnh đạo các thành viên APEC ủng hộ Việt Nam sớm kết thúc đàm phán về việc gia nhập WTO, xin Chủ tịch cho biết quan điểm của các lãnh đạo các nền kinh tế APEC về vấn đề này?

- Về việc Việt Nam trở thành viên của WTO, tinh thần cơ bản là nhiều vị lãnh đạo APEC đều nói rằng Diễn đàn hiện nay chỉ còn có Việt Nam và Nga là chưa trở thành viên của WTO, bởi vậy nhiệm vụ của các thành viên APEC là phải hỗ trợ cho Việt Nam và Nga sớm trở thành thành viên của WTO. Như tôi đã nói, cơ bản chúng ta đã kết thúc đàm phán song phương với hầu hết các nước trong WTO, chỉ còn lại ba, bốn nước trong đó có Hoa Kỳ, Australia, New Zealand. Đây cũng là những thành viên của APEC. 

Tôi đã gặp lãnh đạo ba nước này và tại cuộc gặp Thủ tướng Australia, ông cũng khẳng định Australia quan tâm tới vấn đề này và ông sẽ sớm có quyết định, có thể hiểu “sớm” có nghĩa là kịp thời, trong thời gian gần. 

Hoa Kỳ và  New Zealand cũng khẳng định ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO, nhưng mà chữ “sớm” này như thế nào thì vẫn chưa được trả lời một cách dứt khoát, nhưng tựu chung, lãnh đạo các nước đều cam kết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO, kể cả tổng thống Mỹ cũng như Thủ tướng  New Zealand. Tôi nghĩ rằng việc Việt Nam sớm gia nhập WTO cũng cần được hiểu tại Hội nghị ở Hồng Kông vào cuối năm nay, chúng ta có thể đạt được sự thống nhất về căn bản nhưng mà chưa phải là cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng có thể kéo sang đầu năm 2006.  

Bất lợi khi chủ trì APEC mà chưa phải là thành viên của WTO

- Thưa Chủ tịch, việc Việt Nam trở thành viên WTO sẽ có tác động như thế nào đối với sự thành công của Hội nghị cấp cao APEC 2006 ?

-  Ai cũng phải thừa nhận, vào năm 2006 khi Việt Nam thực hiện vai trò là nước chủ nhà của các hoạt động APEC thì việc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo nhiều điều kiện cho Việt Nam thực hiện tốt vai trò chủ nhà và đấy cũng là yêu cầu của APEC. Mấy năm gần đây và kể cả sang năm nữa thì việc hoàn tất vòng đàm phán Doha chưa thể kết thúc được. Trong dư luận quốc tế, kể cả trong hội nghị này đều thấy rằng với Hội tháng 12 tại Hồng Kông, việc kết thúc vòng đàm phán Doha là còn rất khó khăn cho nên câu chuyện thúc đẩy vòng đàm phán Doha như thế nào cũng sẽ là chủ đề chính của APEC 2006. 

Một khi chúng ta là người chủ trì mà chưa phải là thành viên của WTO, chúng ta vẫn có lập trường của mình nhưng vai trò vị thế sẽ khác. Chúng ta hy vọng rằng các nước thấy rõ yêu cầu đó và có trách nhiệm của mình trong việc này trong việc thúc đẩy để Việt Nam sớm gia nhập WTO . 

Các nhà lãnh đạo APEC tin tưởng vào vai trò chủ nhà của VN

- Thưa Chủ tịch, tại Hội nghị và tại các cuộc tiếp xúc song phương của Chủ tịch, các nhà lãnh đạo APEC đã bày tỏ sự quan tâm về việc Việt Nam chuẩn bị tổ chức các họat động của APEC trong năm 2006 cũng như Hội nghị cấp cao 14 như thế nào ?

- Các nước cũng quan tâm tới tiến trình chuẩn bị của Việt Nam. Chúng ta đã thông báo  về chủ đề và các tiểu chủ đề, cũng như các hướng ưu tiên mà Việt Nam đưa ra. Tinh thần chung là tất cả các thành viên APEC đều ủng hộ và coi việc chuẩn bị về mặt nội dung như vậy là sát với yêu cầu của APEC trong giai đọan hiện nay.

Về mặt đảm bảo an ninh cho Hội nghị lần tới,  không ai lo ngại gì cả vì tất cả các nước đều biết rằng Việt Nam là nơi có môi trường hòa bình, ổn định, rất thuận lợi cho hội nghị quốc tế. Cũng có một số người hỏi thăm về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức Hội nghị vì họ cũng biết rằng, bên cạnh chúng ta có một thành phố rất hấp dẫn, nhưng về phương diện cơ sở vật chất để tổ chức Hội nghị quốc tế lớn thì không thể nói đó là điều đơn giản đối với chúng ta.

Tôi đã giới thiệu về công việc chuẩn bị của chúng ta, nhất là những kinh nghiệm chúng ta đã tổ chức những hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao ASEAN và các nước đối tác, hội nghị ASEM đã được tổ chức thành công năm 2004. Với lời hứa là chúng ta sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho thành công của APEC, nói chung các vị lãnh đạo APEC đều bày tỏ sự vui vẻ và tin tưởng.

VNA

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,