221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
734501
Cơ quan soạn thảo Luật Đầu tư nói gì?
1
Article
null
Cơ quan soạn thảo Luật Đầu tư nói gì?
,

(VietNamNet) - Trước những ý kiến của đại biểu QH, cộng đồng DN và dư luận về Dự luật đầu tư, Ban soạn thảo đã tiếp thu và chỉnh sửa như thế nào? VietNamNet đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Phạm Mạnh Dũng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Kế hoạch Đầu tư, Thư ký Ban soạn thảo dự Luật Đầu tư.

Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc của mình, ông Dũng có vẻ căng thẳng và bận rộn. Ông cho biết, ông cùng ban soạn thảo đang khẩn trương hoàn thiện lại dự thảo Luật đầu tư để trình lại QH vào đầu tuần này.

Quá bận nên chưa gặp 3 Phòng Thương mại?

- Vừa rồi, Chủ tịch các phòng Thương mại Châu Âu, Mỹ và Úc đều khẳng định sau khi gửi thư kiến nghị lên Quốc hội, họ vẫn chưa có buổi làm việc hay trao đổi nào với phía ban soạn thảo về dự luật Đầu tư. Vì sao vậy, thưa ông?

Soạn: AM 625613 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Phạm Mạnh Dũng đang "giải trình" về Luật Đầu tư.

Luật đầu tư được Bộ KH - ĐT xây dựng trong hơn 1 năm, trên cơ sở những luận cứ khoa học, đã đặt hàng những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như FIAS (Ngân hàng Thế giới), hay tham khảo luật của các nước. Trong quá trình đó, 3 phòng thương mại này luôn có người tham dự. Mãi đến bước cuối cùng thì họ mới có ý kiến. Có thể do họ bận nên không theo dõi được hết các bước?

Chúng tôi đã lắng nghe và phân tích rất kỹ. Bộ cũng muốn sắp xếp để mời họ đến gặp, nhưng chúng tôi quá bận với những chỉnh sửa, và cũng muốn chờ tập hợp hết các ý kiến sau phiên họp của Ủy ban thường vụ QH vào đầu tuần tới.

Tôi cũng muốn nói rõ, chuyện gặp lại 3 phòng thương mại chỉ là chuyện thủ tục. Còn với những ý kiến thỏa đáng thì chúng tôi tiếp thu, và kết quả cuối cùng sẽ thể hiện trên dự án Luật. 

- Vậy sắp tới Bộ sẽ phản hồi lại với cộng đồng DN là: chúng tôi đã sửa? 

- Chúng tôi tiếp thu ý kiến của họ, nhưng vì đó là những ý kiến xác đáng, chứ không phải vì bị sức ép của của 3 phòng thương mại. Đó cũng như ý kiến của các DN trong nước hay của công dân mà đại diện là ĐB QH thôi. Bản thân tôi cũng nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các công ty tư vấn. Các nhà làm luật không nên coi trọng ý kiến nước ngoài hơn trong nước. Những điều chúng tôi tiếp thu sẽ thể hiện trên dự án luật, điều đó không có nghĩa cơ quan soạn thảo phải trả lời tất cả những ý kiến đó.

Cái lý của cơ quan soạn thảo

- Trước các kiến nghị của Phòng Thương mại Mỹ, châu Âu và Úc, phía Ban soạn thảo sẽ tiếp thu những điểm nào?

Soạn: AM 625555 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Bộ KH-ĐT sẽ là đầu mối duy nhất cho DN".

Thứ nhất, về bảo lãnh của chính phủ. Ban đầu, chúng tôi không đưa điểm đó vào, vì ngay chuyện bảo lãnh đã mang tính phân biệt giữa dự án này với dự án khác. Ta muốn làm hệ thống pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý, chứ không phải để có chính sách đặc biệt với loại này mà không phải loại khác. Tuy nhiên, cân đối chung và tham khảo, thậm chí xem xét cả việc quy định này có vi phạm những điều cấm của luật WTO không.

Sau khi thấy không vi phạm, chúng tôi đã đưa vào với tinh thần: đối với những dự án quan trọng, Chính phủ quyết định việc bảo lãnh cho các nhà đầu tư về vốn vay, về tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu và các bảo lãnh khác.

Thứ hai là vấn đề giải quyết tranh chấp áp dụng luật và thông lệ quốc tế. Trước đây ta dùng câu: Với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì có thể đưa ra tổ chức trọng tài VN hoặc tổ chức trọng tài quốc tế, nghĩa là họ được chọn trọng tài quốc tế, nhưng ta dùng từ "có yếu tố nước ngoài".

Tuy nhiên, họ bảo như thế mập mờ, không bao gồm DN có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc bên nước ngoài hợp tác kinh doanh. Đó là những điểm sửa rất kỹ thuật. Vậy thì, chúng tôi thay "có yếu tố nước ngoài" thành: nhà đầu tư nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN liên doanh, bên nước ngoài hợp tác kinh doanh...

Chúng tôi đưa thêm một số vấn đề liên quan đến luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp. Những vấn đề này chúng tôi phải trình lên và lấy ý kiến của Ủy ban thường vụ QH, vì là những vấn đề mới.

Thứ ba là vấn đề ưu đãi đầu tư. Trước đây đối với đầu tư nước ngoài, chúng ta ghi ưu đãi vào giấy phép đầu tư. Từ khi có Luật Thuế mới, đặc biệt là Nghị định 164 thì việc tính thuế dựa vào những kê khai của nhà đầu tư:

Nếu nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc sử dụng nhiều lao động thì họ được hưởng ưu đãi. Nhưng nếu không đạt được thì bên thuế sẽ không cho hưởng ưu đãi. Còn nếu ghi vào giấy phép để nhà đầu tư yên tâm, thì sau này phải có kiểm tra để không cho hưởng ưu đãi nếu không đạt tiêu chuẩn.

Phải thừa nhận một thực tế là quá trình soạn thảo có sự va đập giữa các hệ thống pháp luật, luật đầu tư - luật thuế, cải cách hành chính... Bây giờ, chúng tôi chọn phương án: ghi ưu đãi vào giấy phép cho những dự án đầu tư nước ngoài hoặc dự án đầu tư trong nước từ 300 tỷ trở lên, sau khi thẩm tra. Những dự án còn lại (quy mô nhỏ hơn) thì tùy nhà đầu tư. Đó là một phương án rất mở, tùy nhà đầu tư quyết định.

Còn thứ 4 là vấn đề liên quan đến đăng ký và thẩm tra đầu tư. Với các nước, mọi dự án đầu tư nước ngoài đều cần đăng ký, thẩm tra để xem nguồn vốn đó vào có tác động gì đến nền kinh tế không, và các nhà đầu tư cũng không thấy vướng mắc gì. Chẳng hạn, thị trường VN đang tràn ngập một số sản phẩm thì sẽ không khuyến khích những ngành đó vào nữa.

Tuy vậy, với quy định mới này thì các nhà đầu tư trong nước sẽ bị ép hơn do phải thêm thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư.

Trước đây, các nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư, song lại phải làm quá nhiều thủ tục. Cần đất đai thì phải đến sở TN-MT, cần nguyên liệu cũng phải làm thủ tục. Cách làm đó phá vỡ quy hoạch, tỉnh nào cũng có nhà máy đường, ximăng, bia... Đầu tư như thế rất lãng phí, tạo nên sự cạnh tranh giả tạo.

Do đó, rất cần một cơ quan làm đầu mối kết nối để điều chỉnh chung. Thay vì nhà đầu tư phải chạy từng nơi thì lấy Sở KH-ĐT làm đầu mối, rồi Sở, UBND tỉnh có trách nhiệm liên hệ và phối hợp với các bộ ngành khác, như thế sẽ hiệu quả hơn và quy hoạch tốt hơn, Đó là tôn trọng và tạo điều kiện tốt cho DN, họ sẽ chỉ phải đến một đầu mối thôi.

Nội dung thẩm tra: "Rất nhẹ nhàng"!

- Tuy nhiên, rất nhiều DN lo ngại rằng thêm thủ tục là thêm phiền hà, lãng phí thời gian và công sức của DN?

Nội dung đăng ký rất đơn giản, chỉ có: mục tiêu kinh doanh, địa điểm, diện tích sử dụng đất và tiến độ thực hiện, tránh tình trạng nhận đất rồi không triển khai dự án, bảo vệ quyền lợi của DN, tránh những DN đăng ký chỉ để đi mua hóa đơn đỏ.

Bà Phạm Chi Lan:

Ngay cả những dự án phải thẩm tra thì những quy định về thẩm định cũng còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng. Phải làm rõ Thẩm định cái gì, ai sẽ có tiếng nói quyết định cuối cùng? ai sẽ chịu trách nhiệm? Thẩm định của Bộ kế hoạch đầu tư phải là quyết định, các bộ khác không có tiếng nói nữa. Kể cả thẩm định về vốn, công nghệ, tác động môi trường, đất đai. 

Nội dung thẩm tra cũng chỉ có 4 yếu tố đó và thêm yếu tố môi trường, rất nhẹ nhàng! Không gây hại, không can thiệp vào hoạt động của DN, không hạn chế sự tiếp cận thị trường của DN mà đảm bảo tính khả thi cho dự án.

Thủ tục hành chính thì sao? Một giấy: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, giống như quyển sổ, một bên là giấy đăng ký kinh doanh, một bên là đăng ký đầu tư, một bên là các ưu đãi. Với DN trong nước, nếu anh đăng ký kinh doanh mà không có dự án đầu tư thì cứ đăng ký kinh doanh thôi. Sau này, nếu đăng ký đầu tư thì anh cầm quyển sổ đó đã có đăng ký kinh doanh đến. Nếu anh đăng ký đầu tư không đúng với lĩnh vực anh đã đăng ký kinh doanh thì sẽ phải điều chỉnh lại.

Doanh nghiệp nào mà chẳng phải kê khai những mục này! Các nước khác còn quy định hạn chế hơn chúng ta rất nhiều!

- Nhưng "đầu tư" trong luật được định nghĩa là những đề xuất, mà từ ý tưởng đề xuất đến khi thực hiện, hoàn tất có khi là những thời gian dài, có rất nhiều thay đổi, vậy mỗi lần thay đổi lại phải đăng ký lại?

- Sau này sẽ có hướng dẫn cụ thể. Nếu thay đổi mục tiêu hoặc thay đổi hẳn quy mô thì phải đăng ký lại, còn nếu chỉ đổi mới công nghệ, hoặc mua thêm ít máy móc thì tất nhiên không cần đăng ký lại. Như nhà máy ximăng Chinfon - Hải Phòng, trước đây quy mô là 120 triệu USD, bây giờ lên 250 triệu đô thì phải đăng ký lại.

- Bộ KH-ĐT đã tính đến những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình cấp phép đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đã cảnh báo chưa?

- Có chứ! Chúng tôi làm luật này trên cơ sở đã tính đến để hạn chế những tình huống đó. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng có thể nảy sinh những điều không như nhà làm luật mong muốn. 

Sửa luật là chuyện bình thường

- Đối với đề nghị của Hiệp hội tài chính thì sao, thưa ông?

Soạn: AM 625599 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chính phủ và cộng đồng nước ngoài thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo tìm hướng nân cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư VN. Liệu dự thảo Luật đầu tư sẽ góp phần cải thiện hay làm xấu đi môi trường kinh doanh của VN?

- Hiệp hội tài chính có đề nghị mở cửa lĩnh vực tài chính, nhưng điều đó không thể. Bởi vì, chúng ta đang đấu tranh khi đàm phán WTO là chỉ mở cửa những lĩnh vực tài chính phù hợp với lộ trình.

Mình phải hiểu nền kinh tế của mình, không thể mở cửa hoàn toàn lĩnh vực viễn thông, tài chính cho nhà đầu tư nước ngoài được, vì an ninh quốc gia. Không thể vì lợi ích của các công ty tài chính mà làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội được.  

Nền kinh tế của ta đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập nên luật nào cũng có những vấn đề, việc chỉnh sửa là bình thường. Vài năm nữa, điều kiện kinh tế, quan hệ pháp lý thay đổi, có khi ta lại phải điều chỉnh.

Luật đầu tư ra đời để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy nguồn lực, nhưng cũng để hội nhập. Đây là luật rất cởi mở trong vấn đề hội nhập, những rào cản bất bình đẳng trong quá trình đầu tư liên quan đến nội địa hóa, yêu cầu xuất khẩu, yêu cầu về cân đối ngoại tệ, yêu cầu buộc phải chuyển giao công nghệ... đã được xóa bỏ.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được thành lập công ty cổ phần ở VN, trong khi Trung Quốc không cho phép; cho thời hạn hoạt động đầu tư đến 60, 70 năm trong khi nước ngoài chỉ 30, 40 năm; ta cho cả 100% vốn nước ngoài.

DN chỉ cần qua "cửa" của Bộ KH - ĐT 

- Theo ông, Luật Đầu tư sẽ giúp quản lý và quy hoạch đầu tư tốt hơn. Nhưng mỗi bộ ngành lại có phạm vi quản lý riêng, ví dụ đất đai thuộc quyền quản lý của Bộ TN - MT. Liệu Bộ KH-ĐT có thể bao trùm lên các bộ ngành khác, thành đầu mối liên hệ giữa DN với tất cả các bộ ngành khác được không?

- Bộ KH - ĐT không làm quản lý nhà nước thay các bộ ngành khác, mà chúng tôi là cơ quan tổng hợp để thực hiện các hoạt động đầu tư, có thể nhìn các dự án trên tổng thể, phối hợp giữa các bộ ngành. Thay vì nhà đầu tư đến tất cả các bộ ngành đó thì chỉ cần đến Bộ KH - ĐT, còn bộ chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan kia, cả trung ương và địa phương. Đó là chính sách "một cửa".

- Nghĩa là, Bộ KH - ĐT đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm làm đầu mối? Bộ có đảm bảo đủ nguồn lực cũng như khả năng để có thể phối hợp với tất cả các bộ ngành khác thay cho DN không?

-  Bộ KH - ĐT phải làm được như thế, nếu không đủ năng lực thì phải nâng cấp, hoàn thiện hệ thống. Từ trước đến nay, thành công của đầu tư nước ngoài là thành công của "một cửa", thành công của các khu công nghiệp, các địa phương như Bình Dương cũng là thành công của "một cửa".

"Tôi cũng không thể hài lòng 100%"

Soạn: AM 625565 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Tôi không thể nói hài lòng 100%".

- Thử đứng ở vị trí là một nhà đầu tư đánh giá về dự thảo Luật đầu tư này, ông thật sự đã hài lòng chưa? 

- Nhiều luật thì tôi chưa hài lòng, còn luật này chưa phải đã hoàn chỉnh, nhưng đã đưa được tư duy mới, tạo ra sự bình đẳng mà trước đây không có.

Làm luật hiện nay vừa khó vừa dễ. Khó vì có quá nhiều ý kiến tranh luận, anh phải nghiên cứu trên giác độ khoa học. Nhưng cũng dễ vì nhiều thông tin, có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có nhiều ý kiến phản hồi.

Tôi không thể nói hài lòng 100%, vì có những luật ĐB QH biểu quyết nhiều khi cũng chỉ được 51 hay 60%. ĐB đại diện cho cử tri, vậy nếu bỏ vai trò người soạn thảo mà chỉ lấy vai trò một công dân thì có những điều mình thấy hợp lý, có điều chưa do mâu thuẫn với lợi ích của phía mình, của nhóm mình. Nhưng, đứng ở góc độ lợi ích toàn cục thì hài lòng.

  • Linh-Lâm-Anh
    thực hiện

Tin, bài liên quan

VietNamNet:
"Sửa luật đầu tư cho đúng: Chỉ mất 5 phút!"
Tiếp tục cảnh báo về sự "thụt lùi" của Luật đầu tư! 
Dự luật đầu tư có khả năng nảy sinh thêm nhũng nhiễu? 
Luật đầu tư: "Không phải cứ vào lịch là thông qua!"

Dự Luật đầu tư: ''Nhất cử nhất động'' đều phải... đăng ký!
Dự Luật đầu tư vẫn được thông qua?
Bộ trưởng KH-ĐT: Vì sao sẽ thông qua Luật Đầu tư?

Tuổi trẻ:
Vì môi trường đầu tư thuận lợi 
Xem lại dự Luật đầu tư
Luật đầu tư có khả năng đi ngược với thực tế
Dự thảo Luật đầu tư: “Cần dựa trên tư duy của người bỏ vốn”
Các chuyên gia nước ngoài cảnh báo
Dự thảo Luật Đầu tư chung: Thêm phiền hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,