221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
736253
Bộ trưởng KH-ĐT: "Tôi không bị lừa!"
1
Article
null
Bộ trưởng KH-ĐT: 'Tôi không bị lừa!'
,
(VietNamNet) - Sáng 25/11, bắt đầu từ 8 giờ sáng, Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc đăng đàn trả lời chất vấn. Gần nửa thời gian chất vấn của Bộ trưởng KH-ĐT liên quan đến việc giải trình trách nhiệm của Bộ về vụ Nguyễn Đức Chi - Rusalka.

Bộ KH-ĐT không liên quan đến vụ Nguyễn Đức Chi!

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn: ''Nguyễn Đức Chi làm sai, trách nhiệm Bộ trưởng thế nào?''

Soạn: AM 630230 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ĐB Đỗ Trọng Ngoạn: "Nếu Bộ trưởng không cho phép làm sao Đức Chi điều chỉnh được?". Ảnh: Minh Điền

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định: ''Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng không có liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Chi. Sau khi xảy ra vụ án xảy ra, chúng tôi đã họp để rút ra những thiếu sót của Bộ qua các thời kỳ''.

Không thoả mãn, ĐB Đỗ Trọng Ngoạn chất vấn: ''Bộ trưởng nói cho Nguyễn Đức Chi làm là đúng luật, vậy Đức Chi làm sai, lừa đảo, có phải luật sai không? Lúc đầu không cho liên doanh với nước ngoài, không cho điều chỉnh vốn, sau lại cho? Nếu Bộ trưởng không cho phép làm sao Đức Chi điều chỉnh được?''

''Tôi cho rằng, có sự buông lỏng của Bộ trưởng, thay đổi liên tục các phương án, để Nguyễn Đức Chi tung hoành'', ông Ngoạn gay gắt.

Soạn: AM 630232 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: "Tôi đã xử lý công tâm, công khai, minh bạch". Ảnh: Minh Điền

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thừa nhận: ''Trách nhiệm trong thẩm định và cấp giấy phép có thiếu sót là thẩm tra năng lực tài chính của Nguyễn Đức Chi không đầy đủ! Nguyễn Đức Chi đã bị xử lý đúng và chưa cho Nguyễn Đức Chi làm gì cả trừ giấy phép đầu tư ban đầu. Bộ KH-ĐT đã có hai công văn trình Chính phủ cho chuyển nhượng. Việc xử lý này là đúng luật và đúng thủ tục, đảm bảo thu hồi vốn cho nhà nước''.

Bộ trưởng nhấn mạnh: ''Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xử lý đúng, trừ việc cấp giấy phép đầu tư và điều chỉnh vốn do Bộ trưởng tiền nhiệm ký. Vụ lừa đảo này làm sao Bộ Kế hoạch Đầu tư hay Khánh Hoà phát hiện vi phạm pháp luật. Nếu biết chắc không bị lừa!''.

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn hỏi ngay: ''Các nơi bị lừa, Bộ trưởng là tư lệnh có bị lừa không?''.

Bộ trưởng trả lời: ''Tôi không bị lừa! Tôi rất tỉnh táo trong vấn đề này vì tôi là người xử lý hậu quả! Mà xử lý hậu quả bao giờ cũng sáng suốt. Công nhận có chỗ trước đây ta bị lừa. Toàn bộ hồ sơ của Nguyễn Đức Chi đều giả hết! Nhưng đến tháng 9/2002 tôi mới phụ trách lĩnh vực này. Để xử lý hậu quả, tôi đã làm hết sức mình, hết trách nhiệm!''

''Về trách nhiệm cá nhân và Bộ Kế hoạch Đầu tư, tôi nhận công việc từ tháng 9/2002, có trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh. Các vấn đề phát sinh mới  phát hiện từ 12/2004 đến 3/2005 cán bộ mới  báo cáo tôi. Tôi xử lý hết sức mình, đảm bảo thu hồi vốn cho nhà nước, đảm bảo đúng pháp luật, đúng thủ tục hành chính. Xử lý công tâm, công khai, minh bạch. Có thể khẳng định đúng lương tâm trách nhiệm bộ trưởng. Các cán bộ khác, tôi đã chỉ thỉ thanh tra nếu phát hiện bất cứ vấn đề gì báo cáo lên bộ, lên đảng uỷ để xử lý nghiêm minh. Thậm chí lên uỷ ban kiểm tra trung ương". Bộ trưởng Võ Hồng Phúc quả quyết.

Sơ hở của Luật và của Bộ KH-ĐT

Soạn: AM 630234 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 "Tôi công nhận có yếu kém trong quy hoạch!"

Tiếp tục vấn đề về vụ án Nguyến Đức Chi, Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng chất vấn: Tháng 1/2000 Bộ Kế hoạch đầu tư nhận hồ sơ đang ký đầu tư; sang tháng 2/200 trình Thủ tướng; đến tháng 7 Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc. Trong hai tháng tiếp theo, Bộ KH - ĐT đã đề nghị chủ đầu tư cung cấp các tư liệu chứng minh năng lực tài chính và các ngân hàng đều xác nhận năng lực tài chính năm 1999 tức là cách đó 1 năm về trước. Chủ đầu tư cũng không có báo tài chính chính được kiểm toán trong hai năm gần nhất. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân lừa đảo bắt đầu từ đây.. Nói như thế Bộ KH - ĐT đầu không có trách nhiệm gì có đúng không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Phúc thừa nhận: "Về báo cáo, Bộ có trình Thủ tướng. Lúc đó tôi chưa là Bộ trưởng nhưng tôi đọc kỹ thì đúng là kiểm tra tài chính có sơ suất. Trong luật ghi phải có báo tài chính trong hai năm liền kề nhưng trong báo cáo không có. Yêu cầu chứng nhận có tài khoản dư ở ngân hàng thì cái này rất dễ và đây là một sơ hở vì cái này lấy rất dễ. Vì DN có thể vay rồi gửi vào ngân hàng để lấy giấy chứng nhận, sau đó rút ra để trả. Đây là sơ hở của luật và Bộ Kế hoạch đầu tư".

"Tôi công nhận có yếu kém trong quy hoạch"

ĐB Nguyễn Ngọc Trân: Theo đánh giá của tôi thì chất lượng sản phẩm trong thời gian vừa rồi kém. Quy hoạch có nhiều khuyết điểm như khí điện đạm Cà Mau quy hoạch không theo khoa học. Bộ có hiến lược thế nào để tăng hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, hạn chế xuất khẩu thô, tăng chế biến? Tôi biết anh Phúc là người rất biết rút kinh nghiệm.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc vui vẻ trả lời: "Tôi với anh Trân rất thân hữu, yêu cầu gì có ngay. Dự thảo quy hoạch 5 năm còn đang trình và còn nhiều vấn đề. Nhưng trong quy hoạch, có những công trình phải tính cả yếu tố kinh tế và xã hội. Không riêng điện đạm Cà Mau, nếu giảm đi thì không thực hiện được các vấn đề xã hội. Kinh tế - xã hội - môi trường phải xuyên suốt trong đầu tư của chúng ta.

Trong giao thông, đầu tư vào đồng bằng hiệu quả cao hơn miền núi nhưng miền núi không thể để mãi như thế. 54 dân tộc phải cùng tiến, không thể để ai tụt lại. Tư tưởng chỉ đạo của tôi là vậy, tâm nguyện là vậy. Nhìn chiến lược là phải nhìn tổng thể. Tôi sẵn sàng tiếp thu ý kiến của anh Trân về dự thảo quy hoạch 5 năm.

ĐB Nguyễn Ngọc Trân: Bộ trưởng không nên nói như vậy vì sẽ dễ bị hiểu sai. Tôi ủng hộ khí điện đạm Cà Mau về mặt đầu tư. Nhưng xây dựng khí điện đạm Cà Mau không tính lộ trình, thời gian làm. Bộ trưởng không nên giấu quy hoạch còn rất yếu. Đừng nói vậy để che giấu.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: "Tôi công nhận có yếu kém trong quy hoạch!"

  • Nhóm PV thời sự

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội (ĐB Hà Nội) đã đăng ký chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc về dự án Rusalka. Tuy nhiên, đăng ký của ông không thực hiện được do hết thời gian.

Ông giãi bày thắc mắc của mình với báo giới:

''Tôi thấy một số điều không rõ ràng nên định hỏi. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc giải trình như thế này: ''Bộ không có trách nhiệm gì về hành động lừa đảo''. Nhưng khi đề xuất với Chính phủ cấp phép cho dự án Rusalka của Nguyễn Đức Chi, Bộ đã cài vào một điều: Không cho công ty này chuyển nhượng vốn. Mà ''điều cài'' này trái với luật lúc bấy giờ: Đối với các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài thì sau khi được cấp phép, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng vốn.

Nghĩa là ở đây có một cái gì đó lờ mờ mà Bộ thấy đối tượng này (Nguyễn Đức Chi) không yên tâm. Chính Bộ đã nhận khuyết điểm là chỉ mới thẩm tra báo cáo của ngân hàng về số dư tiền gửi của chủ đầu tư.mà không có báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất. Nó chứng minh rằng, việc cấp giấy phép ấy chưa đủ độ tin cậy!

Thế sao chưa đủ độ tin cậy mà anh đề xuất với Chính phủ cấp giấy phép? Vì sao lờ mờ, không yên tâm như thế mà vẫn đề nghị Chính phủ cấp giấy phép? Tất nhiên, chúng ta không nên võ đoán cái gì cả mà chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Trường hợp này tôi xin nói: Không phải trách nhiệm của Bộ trưởng (Kế hoạch Đầu tư) đương nhiệm. Đây là của người tiền nhiệm (là ông Trần Xuân Giá - PV), nhưng vị Bộ trưởng mới phải có trách nhiệm tìm trong quá trình cũ có cái gì khiến người ta không yên tâm như thế! Người ta lờ mờ như thế mà vẫn đề xuất lên Chính phủ cấp giấy phép!

Thông lệ trong tất cả các vụ án như thế này: Có 2 yếu tố dẫn đến lừa dảo. Một là đầu tiên nó phải tung tiền ra mới lừa đảo được chứ không ai lừa đảo bằng ''nước bọt''! Thứ hai là phải lợi dụng ảnh hưởng của người khác thì mới lừa đảo được! Mà chính điều đó tôi rất muốn Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, qua trách nhiệm quản lý của mình ở khắp đất nước này về những dự án có sự lừa đảo, để rút ra bài học cảnh báo cho công chức, những người lãnh đạo và toàn xã hội.

Tôi định hỏi như thế và chính điều đó tôi chưa yên tâm lắm về trả lời chất vấn về vụ Nguyễn Đức Chi của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc.''

  • Văn Tiến

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,