(VietNamNet) - Cuối cùng thì vòng đàm phán cam go nhất giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề gia nhập WTO cũng đã kết thúc. Những chai champagne đã được mở ra. Sau bốn ngày làm việc tới thâu đêm, các nhà đàm phán Việt Nam xứng đáng với một ly rượu mừng.
>>Hoàn tất đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ về WTO
>>Kịch bản nào cho hậu hội nhập?
Cuộc đấu cân não với những chuyên gia hàng đầu thế giới "quanh năm chỉ mỗi một nghề là đi đàm phán" quả thực đã lấy đi của họ khá nhiều sức lực.
Đường vào WTO đã rộng mở với Việt Nam sau phiên đàm phán căng thẳng với Hoa Kỳ. |
Khi VietNamNet gọi điện cho Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến, ông hồ hởi: "Chúng tôi vừa mở champagne ăn mừng xong!".
Trái ngược với những giờ phút căng thẳng và gấp gáp trước đây, ông vui vẻ khoe "đang lấy vợt để chuẩn bị đi đánh tennis. Trời đang đẹp lắm!". Vị đại sứ đã có ba đêm gần như không ngủ cùng phái đoàn đàm phán nói ông cần chuẩn bị đầy đủ sức khoẻ để bước vào "trận đấu không kém phần cam go sắp tới": vận động Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế Thương mại Bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Những giờ khắc cân não
Nếu nhớ lại những giờ khắc "mấp mé" bên bờ đổ vỡ vào sáng 12/5, khi mọi dấu hiệu đều cho thấy đàm phán sẽ thất bại, có thể hiểu được tâm trạng nhẹ nhõm của các thành viên trong phái đoàn thương thảo của Việt Nam.
Đứng cạnh Tổng thống Bush là hai nhân vật quan trọng phía Mỹ trong cuộc đàm phán: bà Susan Schwab mới nhận chức Đại diện Thương mại của Chính phủ Mỹ, ông Robert Portman mới rời chức để trở thành Giám đốc Văn phòng Quản trị và Ngân sách chính phủ (ảnh: whitehouse.gov) |
12h đêm 11/5, sau bốn tiếng đồng hồ chờ đợi phía Mỹ hội ý riêng với bà Đại diện Thương mại Susan Schwab, phái đoàn Việt Nam nhận được phản hồi từ Washington với những đòi hòi mà ngay cả giới doanh nghiệp Mỹ cũng nhận xét là "không thể chấp nhận được":
Mỹ kéo dài thời gian tới 12 năm đối xử với Việt Nam như là một nước chưa có kinh tế thị trường; áp đặt chế độ hạn ngạch lên hàng dệt may bất cứ khi nào Việt Nam có dấu hiệu bao cấp, trợ giá...Đoàn đàm phán Việt Nam đã kiên nhẫn thương lượng cho tới gần 4 giờ sáng nhưng kết quả chỉ là một tín hiệu: Đôi bên còn có thể gặp lại vào chiều hôm sau. Một không khí mệt mỏi, căng thẳng và không mấy lạc quan tràn ngập. Những cuộc điện thoại liên tiếp của báo giới từ Hà Nội sang chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối, những câu trả lời xoay quanh thời tiết: trời còn nhiều mây. Những ngụ ý về một vòng đàm phán còn đầy cam go. Chưa ai nhìn thấy và cũng không ai dám đưa ra bất kỳ dự đoán nào về điểm kết thúc.
5h sáng, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển có cuộc điện đàm khẩn về Hà Nội. Ngay lập tức, ông quyết định hủy chuyến bay dự kiến vào sáng hôm sau (12/5) sang Manila dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và ở lại Washington để chỉ huy cuộc đàm phán cho tới kết quả cuối cùng.
Một nguồn tin gần gũi với đoàn đàm phán nhớ lại, đó gần như là giây khắc quyết định khi thất bại chỉ trong tích tắc nhưng hai bên vẫn gặp nhau vào ngày 12.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, sau cuộc nói chuyện với Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã đưa ra những quyết định giúp duy trì động lực đàm phán và lấy lại niềm tin khi hai bên, nhất là phía Việt Nam bắt đầu cảm thấy nản lòng.
"Có những giây phút quyết định mạnh mẽ lại tạo ra đột biến nhưng có những giây phút chần chừ, giữ nguyên trạng lại làm nên thay đổi", đặc phái viên của VietNamNet tại Washington D.C cho biết.
Phó Đại diện Thương mại của Chính phủ Mỹ, ông Karan Bhatia (ảnh: usinfo.state.gov) |
Cuộc đàm phán kéo dài từ 2h30 giờ chiều ngày 12/5, tức là khoảng 1 giờ sáng ngày 13/5 giờ Việt Nam, sau đó kéo dài đến khuya ngày 12/5 rồi kéo dài sang rạng sáng 13/5 giờ Mỹ. Và cuối cùng vào 3 giờ sáng, đàm phán đã kết thúc.
Nguồn tin trên cũng cho biết, đến ngày 12/5, cuộc đàm phán gần như chỉ còn diễn ra "tay bo" giữa ông Tuyển và ông Karan Bhatia, đại sứ, phó đại diện thương mại Mỹ. Bhatia tuy còn trẻ nhưng đã được coi là một nhà đàm phán quốc tế sừng sỏ của Mỹ
Vào lúc gần nửa đêm, ông Bhatia đồng ý nối máy để cho ông Tuyển thương lượng trực tiếp thông qua thiết bị teleconference với ông Rob Portman, đương kim Đại diện Thương mại Mỹ, người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng. Ông Rob Portman lúc này đang đi công tác ở Ohio.
Tuy những chi tiết cụ thể của thỏa thuận chưa được tiết lộ vì hai bên mới bắt đầu rà soát văn bản ký kết, việc hoàn tất được đàm phán khi mọi chuyện tưởng đã đổ bể là một thành công lớn của phái đoàn đàm phán Việt Nam.
Tính cho đến khi kết thúc, phái đoàn đàm phán Việt Nam đã có bốn ngày đàm phán liên tục, hầu như ngày nào cũng kéo dài quá nửa đêm. Vào hai ngày cuối cùng, các cuộc làm việc chỉ kết thúc khi đồng hồ đã chỉ 3, 4 giờ sáng.
Một nhà quan sát người Mỹ nhận xét: qua vòng thương thảo kịch tính này, các nhà đàm phán Việt Nam đã ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Sự cứng rắn ngoài dự đoán
Trước khi lên đường, lãnh đạo và đoàn đàm phán Việt Nam đã lường trước phiên đàm phán không diễn ra suôn sẻ vì tiến trình thương thảo Việt - Mỹ đang tiến dần về giai đoạn cuối, khi những vấn đề chót thường là gai góc nhất. "Đàm phán với các chuyên gia của Đại diện Thương mại Mỹ, những nhà đàm phán chuyên nghiệp hàng đầu thế giới luôn là một cuộc đấu căng thẳng cả về trí lực và sức lực", ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn Đàm phán Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ kể lại.
Tuy nhiên, bầu không khí trước giờ lên đường khá lạc quan. Dù không nói công khai, nhưng trong đoàn đàm phán và ngoài công luận nung nấu hy vọng Việt Nam sẽ đạt được thoả thuận với Mỹ, đối tác cuối cùng trên con đường gia nhập WTO đã kéo dài 11 năm nay của Việt Nam. Khác với trước, khi vé về của các thành viên luôn để ngỏ, lần này, vé ngày về đã được định. Trước khi lên máy bay sang Mỹ để trực tiếp chỉ đạo tại chỗ cuộc đàm phán, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định nếu Việt Nam muốn gia nhập WTO trong năm 2006, đàm phán với Mỹ phải hoàn tất trong tháng 5 này.
Thế nhưng, sự căng thẳng đã xuất hiện ngay trước giờ hai bên ngồi vào bàn thương lượng. Điểm "vấp" lại rơi vào một vấn đề không ngờ tới: Quyết định 55 của Chính phủ Việt Nam về việc huy động 4 tỷ USD nhằm phát triển ngành dệt may.
Phía Mỹ đã phản ứng gay gắt với Việt Nam, coi đó như một khoản trợ cấp Chính phủ trong dệt may (vốn bị cấm theo các điều khoản của WTO). Không khí "căng" đến mức, có lúc đàm phán tưởng có thể bị hủy bỏ.
Một chuyên gia từ Mỹ lý giải: không phải đoàn đàm phán Mỹ muốn làm khó gì cho đoàn Việt Nam mà thực sự phía Hoa Kỳ phải chịu sức ép từ khối các nhà sản xuất quần áo của họ.
Ngoài ra, những kinh nghiệm "cay đắng" của người Mỹ trong đàm phán với Trung Quốc cũng làm khó cho Việt Nam.
Bộ trưởng Tuyển đã kiên trì giải thích với phía Mỹ rằng trên thực tế nguồn vốn này được huy động từ mọi nguồn, chủ yếu trong nhân dân để xây dựng các nhà máy dệt may. Với quy mô nhỏ bé của nền kinh tế, Việt Nam không đủ lực để có thể đổ hàng vào thị trường nước Mỹ.
Những chuyện bên lề
Một nhân vật trong đoàn đàm phán nói rằng: Có rất nhiều chi tiết bên lề thú vị khiến cuộc đàm phán cuối cùng với Mỹ trở thành một kỷ niệm khó quên.
11h tối 11/5, các thành viên trong đòan đàm phán vẫn đang ngồi chờ đợi kết quả hội ý từ phía Mỹ. Hầu như chưa có ai kịp ăn tối và chỉ uống nước lọc để cầm hơi.
Tối 12/5, ngày đàm phán cuối cùng, những hộp cơm được đưa vào phòng họp để tiếp tế cho những người đàm phán.
Với riêng Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, đây có lẽ sẽ là "trận đấu" lớn nhất trong đời ông. Vừa trải qua một cuộc phẫu thuật dạ dày tổn hao nhiều sức lực, ông đã có mặt tại Washington để chỉ huy các cuộc đàm phán.
Không chỉ cùng thức đêm với các nhà đàm phán, ông còn đi lại như con thoi với hàng loạt cuộc gặp với chính giới Mỹ. Vị Bộ trưởng từng tham gia những vòng đàm phán BTA này đã hòan thành sứ mạng mà ông canh cánh từ lâu.
Sau 11 năm chờ đợi, cuối cùng, cánh cửa WTO gần như đã được mở ra với Việt Nam.
-
Việt Lâm
Bạn đọc VietNamNet chúc mừng thành công của đoàn đàm phán:
Ho ten: Duong Nguyen Minh huy
Dia chi: 235 Nguyen Van Linh, TP Da Nang
Email: huyminh883@yahoo.com.vn
Thật tuyệt vời
THẬT TUYỆT VỜI! Hoan hô! Đó là những gì tôi muốn nói khi đọc được tin này. Thật không thể tin được! Chúng ta đã đạt được thành công trong cuộc thương thuyết với nước Mỹ. Đây là điều thật sự đáng mừng đối với những người làm kinh tế trong nước. Lối vào WTO đã rộng mở trong năm nay. Thế là những người làm kinh tế trong nước như chúng tôi có thể đàng hoàng bước vào một sân chơi lớn mặc dầu chắc chắn có không ít cam go nhưng cũng hứa hẹn đầy vinh quang. Nhưng vinh quang nào cũng phải có chông gai, thành tựu nào cũng phải có thử thách. Chúng ta không thể chần chừ đứng ngoài "cuộc chơi lớn" của thế giới. Những doanh nghiệp trong nước không nên bó hẹp tầm nhìn mà phải mạnh dạn hướng tới thị trường quốc tế. Phải làm cho thế giới thấy được sức mạnh và ý chí của các doanh nghiệp của chúng ta. Có thể nhận thấy rằng đằng sau sự thành công này là sự đúng đắn của chính phủ nước ta trong tham vọng tiến vào WTO, bên cạnh đó là sự quyết tâm, không ngại khó, bám trụ và cả chinh phục những khó khăn có những lúc tưởng chừng không vượt qua được của những người trực tiếp tham gia cuộc đàm phán. Xin cảm ơn tất cả! Chuyến "vượt cạn" lần này không những mở đường cho những doanh nghiệp trong nước ra thị trường thế giới mà còn mở đường cho những dự án lớn của các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào Việt Nam. Nền kinh tế nước ta chắn chắn nhận được những cú hích mạnh để tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế. Hơn thế nữa thành công này còn khẳng định vị thế của nước ta trên trường thế giới. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn cũng như những doanh nghiệp Hoa Kỳ - những người đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc đàm phán gay go và kéo dài này. Xin cảm ơn tất cả! Chúng ta đã tiến gần WTO hơn bao giờ hết! Thật tuyệt vời! Dương Nguyễn Minh Huy Sinh viên Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Giám đốc công ty TNHH Huy Minh 235 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng Email: huyminh883@yahoo.com
Ho ten: Lê Văn Hải
Dia chi: lớp 39d7-Trường ĐH Thương mại-Mai Dịch-Cầu Giấy-Hà nội
Email: boyfuntm@yahoo.com
Chúc mừng Việt Nam
Đã từ mấy hôm nay, kể từ khi nghe tin Việt Nam bước vào vòng đàm phán quyết định về việc gia nhập WTO với Mỹ, tôi đã luôn dõi theo các thông tin cập nhật về vòng đàm phán này và có lúc tưởng chừng như chúng ta lại lỡ chuyến tàu hội nhập một lần nữa nhưng thật bất ngờ khi sáng nay trên thời sự đã đem đến một tin mừng cho toàn thể nhân dân Việt nam, chúng ta đã có một vòng đàm phán thành công với Mỹ và vấn đề hội nhập chỉ còn là thời gian.Tôi xin chúc mừng đoàn đàm phán của Việt Nam đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả này và đặc biệt là Bộ trưởng Trưởng Đình Tuyển, người đã đóng góp nhiều cho thành công này.
Ho ten: Nguyễn Huy Tâm
Dia chi: TP.HCM
Email: dream_tmaker@yahoo.com
Tôi thấy tự hào vì kết quả đạt được
Khi đọc được những dòng thông tin về kết quả đàm phán, tôi thấy nhẹ nhõm cả người. Có gia nhập WTO, Việt Nam mới có thể tham gia sân chơi quốc tế, đẩy mạnh tính cạnh tranh cũng như phát triển đất nước. Tôi 26 tuổi, quá trẻ để chứng kiến những thay đổi, tham gia vào quá trình thay đổi đó và tận hưởng những kết quả của sự thay đổi. Cám ơn ông Trương Đình Tuyển, ông thật tuyệt vời...
Ho ten: bui duc dong
Dia chi: lop thuy san k48-dhnn1 ha noi
Email: ducdong20032007@yahoo.com
Chuc mung dat nuoc chung ta
Chuc mung nhung thanh qua dat duoc cua doan dam phan Viet Nam. Vao WTO la mot co hoi lon de chung ta hoi nhap quoc te phat trien toan dien ve moi mat va cung co nhieu thach thuc den voi chung ta. Hay cung nhau ra suc hoc tap phan dau xay dung non song Dat Viet chung ta ngay cang tuoi dep nhe, xung voi loi Bac Ho da dan truoc luc bac di xa "non song Viet Nam co tro nen ve vang hay khong, dan toc Niet Nam co sanh vai voi cac cuong quoc nam chau hay khong do chinh la nho cong hoc tap cua cac chau".. day cung la mot thanh tich rat lon dang len chuc mung ngay sinh cua Chu tich Ho Chi Minh vi dai cua chung ta. Chung ta hay doan ket, doan ket, dai doan ket de xay dung Viet Nam vung manh phon vinh phat trien, hoa binh on dinh va cong bang tien buoc xay dung thanh cong chu nghia xa hoi cac ban sinh vien nhe. Xin chuc mung thanh cong da dat duoc cua phai doan dam phan gia nhap WTO cua Viet Nam.
Ho ten: Nguyễn Thànnh Trung
Dia chi: Số 1 Ngõ 165 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Email: trungsea11@yahoo.com
Hoi hop cho tin chien thang
Tôi thực sự hồi hộp chờ đợi kết quả chính thức của cuộc đàm phán. Quả thực có thể so sánh như cuộc đàm phán năm 1973 giữa Việt Nam và Hoa kỳ về việc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Nếu như 33 năm trước là khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước thì bây giờ tấm vé WTO là một minh chứng cho khát vọng vươn tới, hội nhập với thế giới ngang tầm với các nước phát triển của Việt Nam. Sự thắng lợi trong cuộc đàm phán cam go này sẽ tạo đà cho Việt Nam vươn lên một tầm cao mới. Tin và chờ mong lắm
Ho ten: Le Van Thanh
Dia chi: 81 Mau Than,Tp Can Tho
Email: Thanhthanhpaper@hcm.vnn.vn
Cam on phai doan dam phan VN, cam on Bo truong Truong Dinh Tuyen ve nhung co gang trong thuong thao voi phia My de co duoc tam ve vao WTO. Nhung chung ta chi muon vao san choi chung de tu bao ve minh truoc xu the chung cua the gioi, cho du chi nhan duoc mot manh banh khiem ton. Duoc hay mat con dang o phia truoc, doanh nghiep VN co tu bao ve duoc minh hay khong? Chi co y chi cua dan toc VN moi tra loi duoc. Nhin guong mat cua Bo truong Thuong mai toi thay long nao nao, nhu muon chia se noi lo lang!
Ho ten: Vu Phi Long
Dia chi: VNPT Group
Email: longvp@vnn.vn
Chuc mung doan dam phan Vietnam
La mot cong dan Viet Nam, toi xin chuc mung no luc khong met moi cua doan dam phan Viet Nam trong qua trinh dam phan WTO voi cac nha dam phan day dan kinh nghiem cua Hoa Ky. Viet Nam dang dung truoc co hoi lich su trong tien trinh hoi nhap kinh te quoc te nham mang lai thinh vuong cho dan toc. To quoc ghi cong cac anh, chi!
Ho ten: Vincent Le
Dia chi: Bellevue, Wa, USA
Email: vincentle0811@hotmail.com
Hoan ho ong bo truong Truong Dinh Tuyen
Toi thuong theo doi cuoc dam phan cua Vietnam gia nhap vao WTO va toi duoc biet la cuoc dam phan voi phia My da xong. Hoan ho on Truong Dinh Tuyen da thanh cong dam phan ve vu nay. Than chuc ong duoc phuc hoi suc khoe (vi nghe noi ong vua mo xong) va duoc yeu men giua cong dong nguoi Viet Nam o trong va ngoai nuoc.
Ho ten: huukimk kon tum
Dia chi: 76 tran phu kon tum
Email: huukimkt@yahoo.com
Tu hao Viet Nam
La nguoi dan Viet Nam toi rat tu hao khi xem va duoc biet thong tin xung quanh van de dam phan VIET-MY de quyet dinh VN gia nhap WTO som nhat trong nam nay. Day co the noi la mot chien cong cua nhan dan VN, cua cac nha lanh dao VN chao mung thanh cong Dai hoi lan thu X DANG CONG SAN VIET NAM. Vang, "tu hao thay ta di len. Oi, Viet Nam"! .XIN CAM ON VA CHUC SUC KHOA CAC NHA DAM PHAN VIET NAM.
Ho ten: Mot Ban doc
Dia chi: Ha Noi
Email: trananho
Chuc mung
Xin chân thành chúc mừng và tôn vinh những người đã lao động hết mình trong 4 ngày qua, tôi không còn biết nói gì hơn nữa. Đặc biệt xin tri ân với VietNamNet, từ chiều thứ 6 đến giờ (chiều Chủ nhật) tôi nghỉ ở nhà, không có internet. Cứ 30' một lần tôi lại ra quán internet gần nhà để vào VietNamNet xem tin, thực sự tôi rất hồi hộp và căng thẳng. VietNamNet đã đưa tin sớm nhất, cập nhật, chính xác thoả lòng bạn đọc quan tâm. Xin cảm ơn và xin VietNamNet thực hiện được lời chúc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp "chúc VietNamNet ngày càng net". Một lần nữa xin cảm ơn tất cả !
Ho ten: Võ Văn Sự
Dia chi: Viện Chăn nuôi
Email: vovansu@hn.vnn.vn
Tuyệt vời. Xin chúc mừng Đoàn đàm phán Việt Nam. Cũng xin chúc mừng và gửi lời chào kính trọng đối với Ông Tuyển. Đầy nhiệt huyết, quyết tâm và trí tuệ. Vào được WTO có nghĩa chúng ta đã lên "sàn đấu" và ở đó có nhiều cái may và cũng nhiều cái rủi. Tất nhiên cái may nhiều hơn, kể cả việc chúng ta buộc phải gắng sức, cân não, không thể trì trệ - cũng là cái may và đó có thể là cái may đầu tiên.
Ho ten: Trần Trường Yhi
Dia chi: Hà Nội
Email: truongfthi1185@yahoo.com
Tôi thật hạnh phúc
Sau những ngày dõi theo bước chân của đoàn đàm phán tôi thấy đây là một tin thật là đáng mừng và riêng bản thân tôi thấy thật là hạnh phúc. Có thể chúng ta đã phải nhân nhượng nhiều nhưng chúng ta cần thử thách thật sự khi gia nhập WTO. Tôi mong chính phủ sẽ có được những chính sách đúng đắn để chỉ ra rằng việc đánh đổi những cơ hội này là có ích.
Gửi ý kiến: