221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
796008
Hậu WTO ở Việt Nam: Khởi hành và tăng tốc
1
Article
null
Hậu WTO ở Việt Nam: Khởi hành và tăng tốc
,

"Chúng tôi vừa mở champagne ăn mừng xong!". Tin vui đàm phán từ Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến tóm gọn trong hai từ: "XUẤT SẮC". Nhưng giờ đây đòi hỏi nhìn thẳng vào thực tế đã đặt ra gay gắt. VietNamNet cùng bạn đọc phác thảo.

Hai bên cùng thắng!

Việt Nam đồng ý, ngay khi chính thức trở thành thành viên WTO, sẽ hủy bỏ Quyết định số 55 về việc huy động 4 tỷ USD nhằm phát triển ngành dệt may.

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến chúc mừng Bộ trưởng Trương Đình Tuyển - (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Mỹ đồng ý sẽ đối xử với VN như một nước có nền kinh tế  thị trường sau 12 năm kể từ khi VN chính thức gia nhập WTO. Trong khi với Trung Quốc, Mỹ yêu cầu thời hạn này là 15 năm.

4 yêu cầu cấp bách để cả nước khởi hành

 
Ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA):

1.Nhanh chóng công khai toàn bộ các cam kết  đã thỏa thuận với Mỹ để các DN chuẩn bị phương án hậu WTO.

2. Sơ bộ đưa ra những nhận định, đánh giá, dự báo những cam kết nào sẽ tạo cơ hội lớn cho nền kinh tế VN, cam kết nào sẽ tạo ra thách thức.

3. Quy định hiện hành nào trong hệ  thống pháp luật của chúng ta phải  sửa chữa cho phù hợp với các cam kết và thỏa thuận mới

4. Thực hiện công  khai dân chủ cho  mọi người bàn  bạc thảo luận,  hiến kế nhân cơ hội này thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, hội nhập nhanh hơn, sâu hơn.

Các thách thức cơ bản

1. Sức ép cạnh tranh- môi trường quản trị:

TS Lê Đăng Doanh: Thách thức sắp tới của chúng ta đó là cần đẩy mạnh cải cách, tạo môi trường cạnh tranh nâng cao năng lực của nền kinh tế”.
 

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp  Việt Nam : "Gia nhập WTO sẽ tạo ra một không gian lớn hơn cho các DN Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Thách thức đó là sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh khi giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ.
 

 

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Công ty Luật DC Lawyers: Tôi nghĩ nếu không thay đổi tư duy, cách thức quản trị thì sẽ bơi không kịp, mà bơi không được thì sẽ bị sóng đánh. Tôi xin nêu một ví dụ, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước làm mạnh về thương hiệu, quảng bá tên tuổi, điều đó tốt nhưng chỉ mới làm phần ngọn mà chưa đầu tư nhiều cho phần gốc, chất lượng sản phẩm chẳng hạn. Thật sự mà nói chúng ta xuất khẩu nhiều nhưng chủ yếu là xuất thô, giá trị gia tăng chưa nhiều, tính cạnh tranh còn thấp.

2. Luật pháp và cơ chế vận hành nền kinh tế

 

Ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA): Chúng ta phải mổ xẻ một cách thẳng thắn nền kinh tế Việt Nam hiện nay vì nền kinh tế chúng ta đang vận hành khác với nền kinh tế thế giới.
 

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia tư vấn Ban nghiên cứu của Thủ  tướng: Chỉ đạo xây dựng những đạo luật mới, tư tưởng chung của Nhà nước là phải phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập… Thế nhưng trên thực tế, không phải luôn luôn chúng ta làm được như vậy. Khi thiết kế các luật, những người thiết kế luật luôn luôn đứng trước tình thế lưỡng lự giữa trao thêm quyền cho người dân hay tăng thêm quyền quản lý cho mình…Trong bối cảnh như vậy, dễ xẩy ra việc từ bên ngoài nhìn vào thấy chúng ta cải cách đưa ra luật mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tự do cao

3. Thu hút dòng đầu tư: rủi ro lưu chuyển vốn, công nghệ

Ông Michael Smith Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng HSBC: Phát triển một thị trường vốn lớn mạnh tại Việt Nam là công việc quan trọng và cấp bách nhất hiện nay để có thể đề kháng với những rủi ro trong lưu chuyển dòng vốn.

 

Quang cảnh Diễn đàn đầu tư Việt Nam: Các cơ hội tiếp cận đầu tư hậu WTO. ảnh: TSHN

 

 

Ông Markus Cornaro, Đại sứ trưởng phái đoàn châu Âu tại Việt Nam, một nhà ngoại giao đã từng có mặt tại Việt Nam từ cách đây 20 năm: "Việt Nam cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, chẳng hạn như phải thúc đẩy, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mới khác như hàng hóa, dịch vụ...". Ông cũng  cảnh báo: sau khi gia nhập WTO, các nguồn đầu tư không phải tất cả đều là công nghệ cao, Việt Nam phải lường trước điều này.
 

 

Giáo sư Martin Schwarzt từ Trường Đại Học Virginia (Hoa kỳ), chuyên gia về toàn cầu hoá và tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Global Market” (Thị trường toàn cầu) Hãy làm những gì các nước phát  triển đang làm, chứ đừng làm những gì những nước kém phát triển hơn đang chiếm ưu thế trên thị trường. Tôi muốn nhấn  mạnh một điều là, Việt Nam nghèo không phải vì người dân lười biếng, trái lại họ rất siêng năng. Nhưng điều quan trọng là lao động của họ lại kém hiệu quả, năng suất và khả năng sinh lợi thấp

Và còn nữa những thách thức mà hệ thống công quyền của chúng ta cần nhìn thấy, những thách thức đi kèm cơ hội mà từng doanh nghiệp phải chỉ ra cho chính bản thân mình, những thách thức của một nền văn hóa kinh doanh mà chúng ta chưa có - chẳng những thế nó còn có thời kỳ bị miệt thị là loại văn hoá của “bọn con phe” - thì những nỗ lực tự thân quả thật không nhỏ, nếu muốn vượt sông ra biển lớn, chiếm lĩnh “thời cơ vàng”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của bạn đọc và các bậc thức giả để mổ xẻ một thực trạng và góp sức hành động…

12 sự kiện trên hành trình  đàm phán

Ngày 4/1/1995: VN nộp đơn xin gia nhập WTO.

Ngày 31/1/1995: Ban công tác về việc VN gia nhập WTO được thành lập.

Tháng 9/1996: VN nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương.  

Từ tháng 3 đến 8/1998: VN đã trả lời nhiều câu hỏi nhằm làm rõ nội dung chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của VN. 

Từ tháng 7/1998 đến 15/9/2005: Ban công tác tổ chức 10 phiên họp để đánh giá tình hình chuẩn bị của VN. 

Từ tháng 1/2002: VN tiến hành đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ với các nước quan tâm tới thị trường VN.

Tháng 5/2003: Ban công tác tuyên bố VN cần thực hiện “bước nhảy lượng tử” nếu muốn gia nhập WTO trong vòng hai năm tới. 

Tháng 12/2003: Ban công tác làm việc về những điểm chủ chốt trongbản báo cáo về việc VN gia nhập WTO. 

Tháng 6/2004: 63 nước thành viên WTO ca ngợi nỗ lực của VN về việc đưa ra những đề xuất mở cửa thị trường dịch vụ và hàng hóa.

Tháng 5/2005: Ban công tác tuyên bố VN cần kết thúc đàm phán song phương trong một vài tháng nếu muốn gia nhập WTO vào tháng mười hai.

Tháng 9/2005: Đàm phán về việc VN gia nhập WTO đạt bước tiến quan trọng khi Ban công tác lần đầu tiên xét duyệt báo cáo về việc VN gia nhập WTO.

Ngày 27/3/2006: Ban công tác tuyên bố đàm phán về việc VN gia nhập WTO bước vào “giai đoạn cuối”.

  • N.L.H  (tổng hợp)

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,