221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
844162
"Đừng để doanh nghiệp xin một con dấu mất 90 ngày"
1
Article
null
'Đừng để doanh nghiệp xin một con dấu mất 90 ngày'
,

(VietNamNet) - Ông Lê Minh Tiến, giám đốc công ty TNHH Hoàng Lê sau khi kiên trì vượt được qua 24 “cửa ải” xin dấu để xây dựng trung tâm dạy nghề và dạy tiếng Nhật Hoa Anh Đào, đã “ngoái đầu nhìn lại”, đưa ra các kiến nghị nhằm cải cách hành chính, cải cách thủ tục đầu tư, chống tham nhũng cho Hà Nội.

Soạn: AM 902059 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Giám đốc công ty Hoàng Lê và trụ sở công ty.

Một cửa nhưng nhiều khoá

Hoa Anh Đào và hành trình vượt 24 cửa ải "hành dân"
(VietNamNet) - Để xây dựng trung tâm dạy tiếng Nhật Hoa Anh Đào, công ty TNHH Hoàng Lê đã phải mòn mỏi đợi chờ 432 ngày, xin tới 24 con dấu.

- Đầu tiên xin chúc mừng ông đã vượt qua 24 “cửa ải”. Ông đánh giá thế nào về thủ tục đầu tư hiện tại ở Hà Nội?

- Tôi có thể gói gọn trong 2 từ “nhiều cửa”. Tất cả các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương ở Hà Nội hiện đều có bộ phận nhận và trả hồ sơ 1 cửa. Nhưng như tôi đã phải qua tới 24 lần xin dấu 1 cửa này. Có cửa thì lấy được dấu ngay, nhưng có cửa thì phải mất 3 tháng. Tình trạng này do: trước khi “cộp” dấu các cơ quan đều hoặc gửi văn bản, hoặc tổ chức họp để xin ý kiến nơi khác. UBND thành phố thì hỏi Sở KH-ĐT, sở này lại hỏi sở GD-ĐT; LĐ,TB-XH… Khi có kết quả, tập hợp lại báo cáo, lại chuyển ngược lên qua nhiều nấc tầng.

- Nhưng quy định nhiều nơi nó phải thế…

- Đây chính là “môi trường tốt” để phát sinh tham nhũng. Tất yếu là muốn nhanh, muốn có câu trả lời tốt, doanh nghiệp phải “quan hệ”, “bôi trơn” tại các cửa. Với doanh nghiệp chúng tôi, thời gian là cơ hội, là tiền bạc. Nếu tính toán kỹ chi phí thì thà “bôi trơn” còn đỡ chí phí hơn là phải trả lãi suất ngân hàng (cho khoản vốn đã thu xếp để chuẩn bị đầu tư) hoặc chấp nhận mất phong bì để có kết quả tốt thì vẫn hơn là bị từ chối trả lời (dưới nhiều hình thức khác nhau).

- Vậy, ông muốn cải cách chỗ này thế nào?

- Chỉ 1 cửa đúng nghĩa thôi, đó là văn phòng UBND thành phố Hà Nội: 1. Hồ sơ xin đầu tư, doanh nghiệp chuyển thẳng lên chánh văn phòng uỷ ban, nơi đây ra văn bản trả lời ban đầu và hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục; 2. Khi hồ sơ được chấp nhận, chánh văn phòng uỷ ban ra văn bản gửi các sở, ngành quản lý chuyên môn yêu cầu nghiên cứu hồ sơ doanh nghiệp, trả lời. Quá trình này phải có thời hạn nhất định, khoảng từ 7-10 ngày; 3. Nhận được trả lời từ các sở, ngành lúc này lãnh đạo UBND sẽ ký văn bản cuối cùng.

Vẫn chuyện chồng chéo văn bản

Giải quyết hành chính, địa phương chờ Trung ương
(VietNamNet) - Phó Ban chuyên trách Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM trao đổi với VietNamNet về những vướng mắc khi thực hiện chỉ thị Chỉ thị 32/2006/CT-TTg.

- Ông còn gặp phiền phức gì trong quá trình đi xin cấp phép đầu tư nữa không?

- Thực tế thế này, có nhiều văn bản pháp quy, từ luật, nghị quyết, quy chế… của Trung ương và Hà Nội chứa đựng những nội dung khác nhau cho cùng một vấn đề, thậm chí là trái ngược nhau, đặc biệt là các vấn đề về đất đai.

Cụ thể ngay trường hợp công ty Hoàng Lê, sở KH-ĐT Hà Nội xếp vào một diện, nhưng công ty chúng tôi đã làm việc với sở TN,MT-NĐ Hà Nội thì thấy rõ mình được nằm trong diện khác. Thực tế như vậy, báo cáo của sở KH-ĐT Hà Nội đã làm doanh nghiệp chúng tôi mất phương hướng, công sức và thời gian.

Kiến nghị của tôi ở đây thế này: Nếu có sự khác nhau giữa các văn bản pháp quy cho cùng một vấn đề (mà các văn bản này đều đang có hiệu lực thi hành) thì thành phố nên cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư được lựa chọn, để áp dụng cho mình một trong các qui định đang có hiệu lực đó.

Kiến nghị cuối cùng của tôi là cần xử lý các cán bộ thụ lý công việc trực tiếp. Nếu báo cáo thiếu trách nhiệm, sai sự thật hoặc đề xuất sai chế độ, chính sách, gây hậu quả xấu đến doanh nghiệp, cho nhà đầu tư nói riêng và cho môi trường đầu tư ở địa bàn thành phố Hà Nội nói chung thì phải xử lý, dù ở cương vị nào.

Những đề xuất này, tôi rất mong được các vị lãnh đạo của thành phố Hà Nội quan tâm, để có thêm những hành động cụ thể đóng góp vào việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và chống tham nhũng trên địa bàn.

- Xin cám ơn ông!

"Chấn chỉnh ngay tệ quan liêu,gây phiền hà cho dân,cho doanh nghiệp"
(VietNamNet) - Ngày 8/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa  ký Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp (DN). Xem chi tiết tại đây
  • Đỗ Minh (thực hiện)

Còn rất nhiều thủ tục khác cũng rườm rà gây phiền hà cho doanh nghiệp và cá nhân. Các cơ quan công quyền "kéo dài" thời gian thực hiện các thủ tục khiến người dân, doanh nghiệp mệt mỏi còn cơ hội thì bay tuột qua trước mặt. Mời quý vị gửi những tình huống, câu chuyện cụ thể phản ánh tình trạng này, góp tiếng nói vào công cuộc cải cách hành chính.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,