221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
846830
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bạo hành gia đình
1
Article
null
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bạo hành gia đình
,

(VietNamNet) - Đây là hình thức xử phạt cao nhất đối tượng có hành vi bạo lực gia đình, theo quy định tại Điều 36 của dự Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà Uỷ ban TVQH vừa bàn thảo chiều nay, 29/9.

Soạn: HA 909903 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bạo lực gia đình đã và đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh nguồn Corbis (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 của dự Luật, người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khoản 2, Điều 36 của dự Luật cũng quy định rõ: Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình, ngoài việc bị xử lý hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này, còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

2005, hơn 60% vụ ly hôn do bạo lực gia đình

Kết quả khảo sát của Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.

Nguyên do trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình, theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (60 - 70%), khó khăn về kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình. Không ngoại trừ cả nguyên nhân do học vấn thấp, nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật.

"Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân" - bà Hoài Thu nhìn nhận.

Bà dẫn chứng: trên toàn quốc cứ khoảng 2 - 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng trong năm 2005 có 14% vụ trong tổng số 1.113 vụ giết người. Báo cáo của Sở Y tế vùng ĐBSCL năm 2005 cũng cho thấy, có tới 1.319 bệnh nhân nhập viện do bạo lực gia đình, trong đó có hơn 1000 người tự tử, 30 người chết....

Đặc biệt, theo bà Hoài Thu, trong 5 năm từ 2000 - 2005, có tới 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm tới 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn. Riêng năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%.

"Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam" - bà Hoài Thu khẳng định.

Cách ly nạn nhân khỏi thủ phạm: Liệu có khả thi?

Để ngăn ngừa, răn đe hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả xã hội nghiêm trọng, dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Chủ tịch UBND, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn cấp xã và cấp quận, huyện; rồi Toà án có quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian tối đa không quá 4 tháng.

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận, quy định trên tuy hợp lý, song lại gây nhiều băn khoăn đối với nhiều người trong quá trình thảo luận dự Luật. Lý do là  nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình sẽ ở đâu để đảm bảo cho người có hành vi bạo lực không thể tiếp cận, lại gần với liên hệ với nạn nhân?

Hơn nữa, thực tế gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy, nạn nhân và người gây bạo lực thường chung sống trong một nhà nên biện pháp này rất khó thực hiện, bởi không thể buộc người gây bạo lực rời khỏi gia đình họ...

"Việc cách ly sẽ gây xáo trộn rất lớn trong gia đình và hậu quả của việc này là không thể lường hết được, nhất là việc có thể cách ly tới 4 tháng. Mặt khác, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này như thế nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly này? Nếu người gây ra bạo lực vẫn tiếp xúc nạn nhân thì xử lý thế nào?" - ông Nguyễn Văn Thuận chất vấn.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trần Thị Minh Chánh giải thích: qua tiếp xúc với 16 huyện tại 8 tỉnh, thành trong cả nước, gặp gỡ cả Công an, Chánh án Toà án, chính quyền các địa phương thì chính họ đề nghị đưa ra biện pháp cách ly nói trên. Vì trên thực tế, trong quá trình chờ toà hoà giải xong để ly hôn, rất nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình luôn  bị hành hạ và cảm thấy khủng hoảng vì phải sống chung một mái nhà với thủ phạm.

"Thậm chí, có nhiều trường hợp trốn về nhà mẹ đẻ vẫn bị hành hung. Nên biện pháp cách ly là cần thiết" - bà Chánh khẳng định.

  • Hải Âu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,