221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
868906
Không phải ai cũng lập được trường đại học
1
Article
null
Không phải ai cũng lập được trường đại học
,

(VietNamNet) - Tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chiều nay (25/11) nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ của các đại biểu QH trước khi trả lời chất vấn. Bộ trưởng bình tĩnh trả lời các vấn đề đại biểu và cử tri đặc biệt quan tâm, đó là bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục, vấn đề tự chủ đại học, chương trình giảng dạy, SGK.

 

 >>Chín vấn đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Hầu hết các đại biểu, trước khi chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT, đều khen ngợi và nhận thấy thái độ rất tích cực của Bộ trưởng trong việc tháo gỡ nhiều vấn đề bức xúc kéo dài nhiều năm của ngành. Báo cáo trả lời bằng văn bản, tập trung vào 9 nhóm vấn đề, cũng được khen là rõ ràng, minh bạch; những tồn tại được giải quyết khá toàn diện.

 

Soạn: HA 967197 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các đại biểu đang chất vấn Bộ trưởng tại Hội trường.


GD-ĐT là dịch vụ đặc biệt

 

Mở đầu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông). Hoan nghênh những dự kiến của Bộ, nhất là về 7 đổi mới liên quan đến quản lý đại học, ông Dũng đề nghị Bộ trưởng nói rõ bao giờ thực hiện 7 đổi mới này, bởi đến 2009, các trường đại học nước ngoài sẽ được mở tự do. Ông cũng tỏ ra khó hiểu khi vừa qua, Bộ duyệt 500 chỉ tiêu tuyển sinh cho Đại học FPT, tai sao chỉ là 500 chứ không phải nhiều hơn, và tại sao chỉ được tuyển sinh một lần?

 

Về vấn đề còn mới mẻ này, Bộ trưởng Nhân cho biết đã trả lời rất đầy đủ trong văn bản. Riêng trường hợp của FPT, ông nói rằng, theo quy định, từ chủ trương lập đại học đến lúc tuyển sinh phải qua công đoạn xin mở ngành đào tạo và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh. Bộ GD-ĐT, với nguyên tắc là hình thành một chương trình khung cho các ngành, trong đó 50% nội dung cố định do Bộ xác định, còn 50% là do cơ sở tự biên soạn, đảm bảo tính linh hoạt.

 

Song, vì chưa kịp ban hành chương trình khung về CNTT nên sau khi tham khảo các ý kiến chuyên gia, Bộ mới quyết định chấp nhận. Ông Nhân nói thêm, cũng có ý cho rằng Bộ GD-ĐT không cần phê duyệt chương trình, xem xét đội ngũ giáo viên, nhưng điều đó không ổn.

 

Ví như sau khi được Thủ tướng cho phép thành lập, Đại học FPT có công văn dài nửa trang gửi tới Bộ với đề nghị là cho phép thử nghiệm tự chủ mà không kèm theo bất cứ hồ sơ nào khác, không nội dung đào tạo ngành, không danh sách giáo viên... Cách làm đó Bộ thấy không thể cho phép tuyển sinh được.

 

Có ý kiến khác đề nghị, không cần kiểm những nội dung của một cơ sở đại học mà hậu kiểm, tức là không tiền kiểm, hậu kiểm. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cương quyết không chấp nhận quan điểm này. Ông cho rằng, dịch vụ giáo dục, đào tạo là dịch vụ đặc biệt có điều kiện. Nó liên quan đến việc hình thành nhân cách, kỹ năng và tri thức con người. Kỹ năng này lại ảnh hưởng tới những người ở môi trường làm việc, gia đình và xã hội. Hơn nữa, không thể ai cũng có thể lập trường đại học.

 

Liên quan đến đội ngũ giảng viên trong trường đại học, đại biểu Nguyễn Lân Dũng lo ngại, Bộ GD-ĐT có chủ trương sau 14 năm nữa chúng ta sẽ có 600 trường đại học, cao đẳng. Liệu chúng ta có cần nhiều đến thế các trường đại học và cao đẳng hay không? Ông càng lo hơn khi Bộ có chủ trương sau 9 năm nữa tất cả giảng viên đại học sẽ có trình độ TS.

 

Trong khi đó, hiện 80% trong số 1.217 GS đã về hưu và sẽ tiếp tục về hưu rất nhanh trong mấy năm tới. Ngay trong số 5.975 PGS, có tới 1/3 đã trên 60 tuổi.


Về điều này, Bộ trưởng Nhân trấn an các đại biểu rằng, Bộ GD-ĐT không đặt yêu cầu là 100% giảng viên đại học có trình độ TS, nhưng trong tương lai, những người đứng bục giảng phải là TS, các nước khác đều vậy. Hiện chúng ta chỉ có 13% số giảng viên là TS. Tới đây, sẽ phải nâng con số này lên 25% vào 2010, 35% vào 2020.

 

Ngoài ra, Bộ đang kiến nghị Bộ Nội vụ sẽ đề nghị các GS, TS còn sức khỏe được tiếp tục làm việc ở các trường, chứ không nên đồng loạt về hưu hết, vì đây là tài nguyên của đất nước, rất quý giá.

 

Sẽ bỏ thi đại học trước 2009

 

Về thi tuyển đại học, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Bình (Bình Định) có nhắc đến chủ trương của Bộ GD-ĐT là trước 2009 sẽ tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc mà không tổ chức thi tuyển đại học, cao đẳng. Bà bày tỏ sự lo ngại trước tiêu cực trong giáo dục hiện nay. Đại biểu này nghi ngờ, liệu chủ trương này có đảm bảo chất lượng và sự công bằng trong tuyển sinh?

 

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích cơ sở mà Bộ GD-ĐT có thể đưa ra được mốc thời gian này, thậm chí có thể còn sớm hơn. Ông nói, do chưa thực sự tin cậy lắm với điểm số tốt nghiệp trung học nên chúng ta phải tổ chức thi tuyển.

 

 Kế hoạch trước đó Bộ GD-ĐT định năm 2009 sẽ bỏ thi, nhưng nếu bảo đảm thi cử nghiêm túc, dự kiến không đợi năm 2009 mà có thể năm 2008 sẽ bắt đầu tuyển đại học. Hiện Bộ GD-ĐT đã bàn họp thống nhất, phấn đấu tháng 1/2007 sẽ trình phương án sơ bộ bàn với các Sở. Ông lạc quan, nếu các Sở, trường quyết tâm làm, phụ huynh ủng hộ, chúng ta có 1 năm chuẩn bị, thì có thể làm được.

 

Đại biểu Chu Quang Hòa (Hà Giang) thì đề cập đến loại hình đào tạo. Ông cho đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Đó là loại hình đại học tại chức; phổ cập tiểu học và THCS và các lớp ghép hai trình độ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

 

Bình tĩnh trả lời, Bộ trưởng Nhân nói đúng là hiện chưa đủ thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Đến hè 2007, lần đầu tiên có Hội nghị toàn quốc về vấn đề này. Còn về đại học tại chức, tổng số các sinh viên ở các trường gần 50% là tại chức. Đây là nguồn thu rất quan trọng đối với nhà trường để vận hành. Do vậy, nếu  xiết lại ngay sẽ ảnh hưởng đến "nồi cơm" của các trường, không thể làm nóng vội.

 

Còn về lớp ghép ở miền núi, chúng ta bắt buộc phải làm vậy vì các em ở rất xa, nếu để gom đủ một lớp 15-20 em thì không gom nổi. Song, đại biểu Chu Quang Hoà không đồng tình và căn vặn rằng, nếu để tình trạng trong một phòng học có hai bảng hai đầu lớp, thầy giáo giảng lớp nọ xong quay lại giảng lớp kia là không thể chấp nhận được.

 

Trước câu hỏi này, giọng Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ngậm ngùi, Ông kể, nếu gặp các thầy cô giáo mà mỗi lần cười họ phải che miệng do răng bị đen hết. Điều kiện khó khăn, mùa đông thầy giáo chỉ có rau đắng ăn thôi.

 

Giọng ông trùng xuống: "Các thầy cô đang ở những chỗ không phải là nhà công vụ mà là những cái lều công vụ, thật chua xót. Vì vậy, Bộ đang phát động một phong trào xã hội góp phần làm nhà công vụ cho thầy cô giáo ở vùng núi, điều kiện khó khăn. Trong đó, dự kiến kêu gọi chính các thầy cô vùng xuôi, thành phố góp vài ngày lương trước khi kêu gọi các doanh nghiệp tham gia".

  • Hà Yên

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,